CÂY LƯỠI HỔ

Cây lưỡi hổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỗ vĩ, hỗ vĩ lan, lưỡi cọp xanh, hỗ vĩ mép vàng, kim biên. Cây lưỡi hổ được biết đến là một loại cây phong thủy, được trồng khá nhiều chủ yếu để làm cảnh nhưng ít ai biết được lợi ích khác của chúng, góp phần cải thiện sức khỏe được Y học cổ truyền sử dụng. Với vị chua, tính mát, cây lưỡi hổ được sử dụng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, viêm tai và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY LƯỠI HỔ

Đặc điểm tự nhiên

Cây lưỡi hổ là một loại cây thảo có phần rễ mọc ngang, cây cao khoảng từ 30 – 50cm. Lá có hình dải, dài và cứng, phần gốc có bẹ to và mọc ốp vào nhau. Đầu lá thuôn dài thành mũi nhọn, phần mép nguyên. Đối với loại lưỡi hổ mép vàng thì mép lá đặc trưng bởi màu vàng. Cả 2 mặt lá đều có những vằn ngang sẫm màu trông giống như đuôi hổ.

Hoa có màu trắng hay lục nhạt, cụm hoa mọc thành chùm ở giữa túm lá trên 1 cán dài khoảng 30 – 60cm. Bao hoa chứa 6 phiến bằng nhau hàn liền ngay dưới thành ống. Có nhị 6 và chỉ nhị mảnh. 

Quả mọng có hình cầu và khi chín thường có màu vàng da cam.

Mùa quả rơi vào khoảng tháng 9.

Mùa hoa rơi vào khoảng tháng 5.

Cây sống bền, có khả năng chịu khô hạn và nóng rất tốt. Cây vẫn có thể phát triển tốt khi ít có ánh nắng mặt trời. Loại cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở Tây Phi từ Nigeria phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Tanzania và Nam Phi. Ở nước ta, cây thường học dại ở một số vùng núi và đồng bằng, nhưng hiện nay được cây được trồng khá nhiều ở mọi gia đình chủ yếu để làm cảnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá của cây lưỡi hổ được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu cây lưỡi hổ có thể thu hái tại bất cứ thời điểm nào trong năm.

Chế biến: Lá cây thường được dùng ở dạng tươi, không cần phải qua khâu sơ chế để cất trữ.

Để đảm bảo dược tính của lá, cần sử dụng trong ngày. Trường hợp không sử dụng hết có thể cất trong ngăn mát tử lạnh nhưng chỉ nên bảo quản qua 1 ngày.

Thành phần hóa học

Rễ chứa alcaloid sansevierin. Dịch lá tươi chứa acid aconitic, polifenol, steroit và ancaloit. Thân rễ khô và rễ chứa alcaloid và nhựa aloe-emodin.

Phân tính hoá thực vật chiết xuất lá Lưỡi hổ cho thấy sự hiện diện của các phytoconstituents như glycoside, saponin, flavonoid, terpenoit, alkaloid, tannin, anthraquinone và glycoside.

Tác dụng

+Thành phần alcaloid có trong dược liệu được ghi nhận là có thể tác dụng lên hệ tim mạch giống với digitalin nhưng không mạnh bằng.

+Một số thành phần khác trong dược liệu như aloe-emodin, barbaloin và aloin có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp đều hơn.

+Gel từ lá dược liệu có khả năng kháng khuẩn tương đối tốt, đặc biệt có thể đáp ứng với vi khuẩn lao.

+Chiết xuất aethyl axetat của lá cây Lưỡi hổ ức chế sự phát triển của E. coli và S. aureus.

Công dụng

Cây lưỡi hổ có vị chua, tính mát sẽ có các công dụng sau:

+Điều trị bệnh viêm tai giữa có chảy mủ.

+Điều trị bỏng.

+Hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

+Điều trị viêm họng, khàn tiếng, ho.

+Điều trị hen suyễn.

+Điều trị sâu răng, hôi miệng, giảm chảy máu chân răng.

+Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa.

+Điều trị chứng khó tiêu, ợ hơi.

+Điều trị bệnh viêm da.

+Điều trị bệnh sỏi thận.

Liều dùng

Tùy Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Phổ biến và thông dụng nhất vẫn là ép lấy nước uống hay nhỏ vào tai hoặc thoa lên da. Liều lượng được khuyến cáo sử dụng trong một ngày là khoảng từ 6 – 10g, tùy theo mỗi bài thuốc mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng

+Khuyến cáo không nên sử dụng quá 40mg gel từ lá cây lưỡi hổ trong một ngày.

+Trước khi dùng cây lưỡi hổ cần làm sạch nhiều lần để loại bỏ các tạp chất bên trong.

 

Có thể bạn quan tâm?
RAU ÔM

RAU ÔM

Theo Y học cổ truyền, rau ôm có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu, thông hoạt trung tiện.
administrator
XUÂN HOA

XUÂN HOA

Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) là một loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, xuân hoa đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong việc chữa trị nhiều bệnh lý. Dưới đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm và công dụng của Xuân hoa.
administrator
CAO HỔ CỐT

CAO HỔ CỐT

Cao hổ cốt là một loại dược liệu đắt đỏ, được cho là có thể trừ phong thấp, chống đau nhức gân cốt, mạnh sinh lý, chữa suy nhược cơ thể.
administrator
NHỤC ĐẬU KHẤU

NHỤC ĐẬU KHẤU

Nhục đậu khấu là một vị thuốc có mùi thơm và được sử dụng rộng rãi trong cả Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Bên cạnh đó, Nhục đậu khấu cũng thường được sử dụng như một loại gia vị của nhiều gia đình.
administrator
MUỒNG TRÂU

MUỒNG TRÂU

Tên khoa học: Senna alata L Họ: Đậu (Fabaceae) Tên gọi khác: Muồng lác, Tâng hét, Cây lác, Muồng xức lác,…
administrator
ĐẠI BI

ĐẠI BI

Đại bi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Từ bi xanh, băng phiến, đại ngải, cây cúc tần, mai hoa não, mai phiến, ngải nạp hương, long não hương, mai hoa băng phiến, phặc phà, co nát. Cây Đại bi hay còn gọi là Từ bi xanh, là một loại dược liệu có hoa thuộc chi Đại bi. Dược liệu này mang trong mình tính ấm, vị cay, đắng, mùi thơm nóng có tác dụng điều trị chấn thương, bệnh về xương khớp. Nước sắc dược liệu có khả năng điều trị mụn nhọt, ghẻ ngứa và một số bệnh ngoài da khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ NGỌT

CỎ NGỌT

Cỏ ngọt là loại dược liệu có chứa hoạt chất Steviol – một hoạt chất có độ ngọt gấp 300 lần so với đường kính nhưng không chứa năng lượng. Vì vậy cỏ ngọt được sử dụng trong món ăn cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp để tạo vị ngọt tự nhiên.
administrator
DÂM DƯƠNG HOẮC

DÂM DƯƠNG HOẮC

Dâm dương hoắc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tiên linh tỳ, Cương tiền, Phỏng trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Tam chi cửu diệp thảo, Khí trượng thảo, Can kê cân, Hoàng liên tổ, Hoàng đức tổ, Khí chi thảo.
administrator