CÂY CÀ GAI LEO

Cây cà gai leo (Solanum procumbens) là một cây thuốc quý, có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan virus B, xơ gan, men gan cao, giải rượu,… đã được khẳng định bởi các nhà khoa học qua các công trình nghiên cứu khoa học.

daydreaming distracted girl in class

CÂY CÀ GAI LEO

Giới thiệu về dược liệu 

Cây cà gai leo là một cây thuốc quý, có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan virus B, xơ gan, men gan cao, giải rượu,… đã được khẳng định bởi các nhà khoa học qua các công trình nghiên cứu khoa học. Dược liệu này có vị hơi the, tính ấm, có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay. 

Tên gọi khác: cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm 

Tên khoa học: Solanum procumbens

Họ: Solanaceae

Cà gai leo là một loại dược liệu quý được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh viêm gan

Đặc điểm nhận dạng  

Cây cà gai leo thuộc loại cây leo nhỡ, phân cành nhiều, cành non tỏa rộng, là loài cây nhỏ có nhiều gai và chiều dài trung bình thân từ 60 – 100 cm hoặc cao hơn. 

Lá cây hình bầu dục nhọn ở phía đầu, dưới gốc lá hình rìu hoặc hơi tròn.

Ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 9.

Quả có hình cầu, màu đỏ, dạng quả mọng bóng, đường kính 7–9 mm. Thường xuất hiện vào khoảng tháng 9 đến tháng 12.

Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước khoảng 3 x 2 mm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Phân bố

Cà gai leo phân bố ở khắp các vùng đồi núi thấp của Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc… Đây là một loại thảo dược quý ở Việt Nam, mọc nhiều ở sườn đồi, ven suối. Cà gai leo được thu hoạch quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào khoảng tháng 2 tới tháng 11.

Thu hái, chế biến

Bộ phận thường được dùng để chế biến thành dược liệu là rễ, thân và lá cà gai leo. Sau khi thu hoạch, chúng được rửa sạch và phơi khô. 

Sau đó sắc nước uống.

Thành phần hóa học 

Trong thân và rễ cây cà gai leo chứa tinh bột, alkaloid, glucoalkaloid, solamin A, B,…

Tác dụng - Công dụng 

Từ lâu, người xưa dùng rễ và thân cà gai leo để chữa bệnh gan, gan yếu, mẩn ngứa, thanh lọc, giải độc cơ thể,…

Một số bệnh lý có thể chữa được bằng cây cà gai leo như:

  • Chữa say rượu. Những trường hợp sử dụng rượu bia mà muốn lâu bị say thì trước khi uống rượu, hãy nhấm rễ cà gai leo hoặc khi say rượu, uống nước sắc thân lá cà gai leo sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, không bị mệt.

  • Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: cà gai leo, dây gấm, thổ phục linh, kê huyết đằng, lá lốt. Mỗi dược liệu 10g, sau đó sao vàng, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Sử dụng liên tục từ 10 - 30 thang.

  • Chữa chứng ho gà, suyễn: cà gai leo, thiên môn, mạch môn, mỗi dược liệu 10g rồi sắc ngày 1 thang chia 3.

  • Dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn: liều dùng 16 - 20g rễ, thân hoặc lá cà gai leo sắc uống hàng ngày.

  • Dược liệu hiệu quả tốt khi sử dụng để chữa bệnh gan. 

  • Chữa đau nhức răng, chảy máu chân răng

  • Kích thích quá trình tái sinh tế bào gan, chống viêm mạnh, hạ men gan rất tốt.

  • Chữa bệnh vàng da, chướng bụng, mệt mỏi, ăn uống không tiêu. 

  • Chữa bệnh lậu. Sử dụng rễ cây để sắc thuốc uống chữa bệnh lậu trong y học.

  • Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút, đặc biệt là viêm gan virút B. Dược chất glycoalcaloid có trong cà gai leo giúp tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng.

Tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ gan

Dược chất glycoalcaloid có trong cây cà gai leo có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ gan và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm.

Một số công trình nghiên cứu đã chứng minh điều này, ví dụ:

Nghiên cứu khoa học năm 1987-2000 của Viện dược liệu Trung ương là “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo”, hai công trình này đã công bố cây cà gai leo là dược liệu có tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt.

Tác dụng của cà gai leo chữa bệnh gan trong giải độc gan, hạ men gan

Các hoạt chất trong dịch chiết cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan, giúp hạn chế hủy hoại tế bào gan và hạ men gan nhanh.

Tác dụng chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư

Dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Nó còn chống viêm làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan. Dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo và glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa. Đồng thời dịch chiết cà gai leo cũng có tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virut như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…. Ngoài ra, nó còn ức chế được gen gây ung thư do vi rút.

Cách dùng - Liều dùng 

Có thể mua tươi cà gai leo về rửa sạch, phơi khô và bảo quản ở nơi thoáng mát. Sử dụng ở dạng sắc là dạng dễ áp dụng, được sử dụng nhiều và truyền thống nhất.

Liều lượng phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng, bệnh lý, mức độ,…

Luôn sử dụng các sản phẩm an toàn và sử dụng đúng liều lượng. Làm đúng theo các hướng dẫn sử dụng có trên sản phẩm và tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
THIÊN HOA PHẤN

THIÊN HOA PHẤN

Thiên hoa phấn là một loại dược liệu có nguồn gốc từ đất nước tỷ dân Trung Quốc. Là một vị thuốc trong Y học cổ truyền, Thiên hoa phấn có rất nhiều các tác dụng hữu ích đối với sức khỏe như tiêu viêm, thanh nhiệt, chữa nóng sốt,…và do đó có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa bệnh trong Đông y. Sau đây là những thông tin về dược liệu Thiên hoa phấn.
administrator
BỒ HÒN

BỒ HÒN

Bồ hòn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vô hoạn thụ, bòn hòn, mộc hòn tử, mác hón, co hón, mầy quyến ngần. Bồ hòn được nhiều người biết tới với “vai trò’ là một loại xà phòng từ thiên nhiên an toàn và ít kích ứng da. Bạn có thể dùng chúng để rửa chén, giặt đồ, lau nhà,... rất đơn giản và dễ dàng. Song, không ít người biết Bồ hòn là một loại dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Quả bồ hòn có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, làm tan máu bầm và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh đường lý hô hấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHỤC QUẾ

NHỤC QUẾ

Nhục quế không chỉ là một loại gia vị thân thuộc đối với nền ẩm thực văn hóa phương Đông mà còn ở đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhục quế vừa là gia vị có hương thơm đặc trưng nổi bật bởi sự nồng ấm và dễ chịu thì dược liệu này còn là một vị thuốc thông dụng trong Y học cổ truyền.
administrator
ĐƯỜNG PHÈN

ĐƯỜNG PHÈN

Đường phèn là một loại gia vị quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, làm thức uống giải khát mà còn là dược liệu quý báu. Với sự đa dạng trong thành phần, đường phèn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HẠT SACHI

HẠT SACHI

Sacha Inchi hay còn có tên là Sacha đậu phộng, Inca Inchi, Penut inca… Cây được đặt tên Sachi cho dễ nhớ và phù hợp để xuất khẩu ra thế giới. Tên khoa học của cây Sachi là Plukenetia volubilis. Cây thuộc họ Euphorbiaceae.
administrator
VẠN TUẾ

VẠN TUẾ

Vạn tuế (Cycas revoluta) là một loại cây thân gỗ thuộc họ Tuế (Cycadaceae). Từ lâu, cây vạn tuế đã được sử dụng trong Y học cổ truyền của các nước như Nhật Bản và Trung Quốc để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Vạn tuế được đánh giá là có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, giảm đau đầu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng và bảo vệ gan.
administrator
NGŨ VỊ TỬ

NGŨ VỊ TỬ

Ngũ vị tử là dược liệu có lẽ quá đỗi quen thuộc đối với ông cha ta. Đây là một loại gia vị giúp góp phần tạo nên sự hấp dẫn của các món ăn của gia đình và cũng là một vị thuốc khá phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền được dùng để chữa trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh khác nhau.
administrator
RAU MƯƠNG

RAU MƯƠNG

Rau mương có vị nhạt, hơi ngọt, tính mát, được sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
administrator