MÃ TIỀN

Mã tiền có tên khoa họ là Strychnos nux-vomica L., dùng chữa trị các chứng viêm, sưng đau, nhọt độc, viêm họng, ho lao mạn tính, đau nhức cơ bắp, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, đái dầm,...

daydreaming distracted girl in class

MÃ TIỀN

Giới thiệu về dược liệu 

- Tên khoa học: Strychnos nux-vomica L.

- Họ: Mã tiền (Loganiaceae)

- Tên gọi khác: Hoàng Đàn, Võ Đoản, Cổ Chi, Củ Chi, Mã Tiền Cây

Đặc điểm thực vật 

- Mã tiền là cây thân gỗ, kích thước trung bình thường cao 5-10m, có thể cao đến 25m. Vỏ thân màu xám trắng. Khi cây non vỏ thân có mang gai. 

- Lá đơn, mọc đối, có lá kèm, phiến lá hình bầu dục, hai đầu hơi nhọn, gân lá chính hình lông chim, gân phụ chạy dọc và nổi ở mặt dưới lá.

- Hoa lưỡng tính, mọc thành cụm hoa xim ở nách lá và ngọn cành. Tràng và đài hoa mang 5 cánh, tiền khai hoa hợp. Bộ nhị gồm 5 nhị đính ở họng ống tràng, chỉ nhị rất ngắn, mang bao phấn hai ngăn. Bầu mang 2 lá noãn, vòi đơn, quả mọng hình cầu, to bằng quả cam, có chứa cơm màu trắng, nhiều hạt hình khuy áo, phôi thẳng đứng, xung quanh có nội nhũ sừng. Hoa có mùi thơm. 

- Quả mọng hình cầu, có cơm màu trắng, mang 1-5 hạt. Hạt hình tròn dẹt giống hình khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có mang lông mịn. Hạt có phôi thẳng đứng, có nội nhũ sừng. 

Phân bố, sinh thái

Mã tiền thường sinh trưởng và phát triển ở vùng chân núi với độ cao dưới 200m. Cây thấy nhiều ở Ấn Độ, Sri lanka, Malaysia, Thái Lan, Bắc Australia. Tại Việt Nam hiện nay cây mã tiền (Strychnos nux-vomica L. Loganiaceae) thấy mọc hoang ở vùng rừng núi các tỉnh phía Nam. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

- Bộ phận dùng: Hạt mã tiền, còn gọi là mã tiền tử (Semen Strychni)

- Thu hái: Thu hái quả mã tiền chín, bổ quả lấy hạt bên trong, chọn những hạt đẹp, bỏ các hạt bị lép non hay thối đen ruột. Các hạt được chọn mang đi phơi nắng hoặc sấy đến khô. Hạt đã khô bảo quản nơi khô ráo, tránh mối mọt. 

- Chế biến: Có nhiều phương pháp chế biến khác nhau. 

+ Theo y học cổ truyền, có nhiều cách làm Mã tiền chế: 

Cách 1: Lấy hạt mã tiền khô ngâm trong nước vo gạo 1 ngày đêm (36 tiếng) đến khi hạt mềm, cạo bỏ vỏ ngoài, lấy nhân, bỏ mầm. Thái mỏng, sấy khô rồi tán nhỏ.

Cách 2: Tẩm dầu vừng một đêm đem sao lên cho vàng đậm, khi hạt mã tiền nổi lên là vớt ngay, để lâu sẽ gây cháy. Thái nhỏ, sấy khô là có thể dùng được.

Cách 3: Lấy hạt mã tiền khô ngâm trong nước vo gạo đến khi hạt mềm, lấy ra bóc vỏ và lông để riêng. Sao vỏ và lông riêng, nhân riêng, rồi tán nhỏ riêng từng thứ. Phương pháp này thường dùng chữa bệnh chó dại.

+ Theo Tây Y: Hạt mã tiền rửa sạch với nước, đồ lên, khi hạt mềm mang đi thái mỏng và xay trong cối sắt, sấy khô, tán lại trong cối bằng sắt kín, rây số 22, cho ra loại bột màu vàng xám, có vị đắng, thành phẩm phải chứa 2,5% alkaloid toàn phần. 

Thành phần hóa học 

Hạt mã tiền chứa 2-5% alkaloid. Trong đó gần 50% là strychnin, phần còn lại là brucin, còn khoảng 2-3% là các alkaloid phụ khác như α-colubrin, β-colubrin, vomicin, novacin, pseudostrychin… Bên cạnh alkaloid, hạt còn chứa chất béo (4-5%), acid igasuric, acid loganic, stigmasterin, cycloarterol và một glycosid là loganin.

Tác dụng - Công dụng 

Theo đông y, hạt mã tiền có vị đắng, tính hàn, có đại độc. Đi vào kinh can, tỳ. Mang công năng thông kinh lạc, giảm đau, trừ phong thấp, mạnh gân cốt, tán kết, tiêu thũng. Dùng chữa trị các chứng viêm, sưng đau, nhọt độc, viêm họng, ho lao mạn tính, đau nhức cơ bắp, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, đái dầm,...

Cách dùng – Liều dùng 

- Có thể dùng dạng mã tiền sống hoặc mã tiền chế tùy mục đích sử dụng:S

+ Mã tiền sống: Dùng dưới dạng cồn xoa bóp bên ngoài.

+ Mã tiền chế: Mã tiền dùng đường uống phải chế với nước vo gạo hoặc dầu vừng. Sau đó dùng dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Ngày uống 0,1-0,3g, dùng phối hợp với các thuốc khác, uống lúc no. Trẻ em dưới 3 tuổi không được dùng.

- Bài thuốc chữa phong thấp, đau khớp: Hạt mã tiền chế 380g, kết hợp cùng các vị dược liệu khác gồm xuyên ô chế 380g, thảo ô chế 380g, khương hoạt 380g, ngưu tất 335g, ma hoàng 335g, độc hoạt 380g, phụ tử chế 70g, đương quy 335g, mộc qua 335g, nhũ hương 155g, một dược 155g. Tất cả đem nghiền chung thành bột mịn, lấy quế chi 125g, sắc lấy nước đặc, làm thành hoàn bằng hạt đậu xanh. Trước khi đi ngủ, uống 4g với nước đun sôi còn nóng. 

- Bài thuốc trị nhọt độc, vết thương: Hạt mã tiền và chỉ xác, lấy liều lượng như nhau. Hạt mã tiền ngâm trong nước tiểu 49 ngày, vớt ra, cạo bỏ lông, thái lát rồi sao với đất vàng đến tồn tính. Chỉ xác ngâm trong nước tiểu 49 ngày, vớt ra, phơi khô, thái lát rồi sao tồn tính với đất vàng. Tất cả 2 loại mang đi nghiền thành bột, sau đó trộn đều. Người lớn mỗi lần uống 1,2 - 2g, uống cùng với đường đỏ hoặc rượu trắng (uống thay phiên nhau, lần này uống với đường đỏ thì lần sau uống với rượu trắng).

Lưu ý 

- Hạt mã tiền rất độc. Cần rất cần thận trọng khi sử dụng hạt mã tiền, không sử dụng quá liều. Người bị ngộ độc hạt mã tiền có hiện tượng nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu; Tứ chi cứng đờ, co giật nhẹ rồi đột nhiên có triệu chứng như uốn ván nặng, lồi mắt, đồng tử mở rộng, khó thở. Liều cao từ 60-90mg strychin có thể gây tử vong vì liệt hô hấp. Khi ngộ độc có thể dùng 8g quế nhục sắc nước uống để giải độc

- Tuyệt đối không dùng dược liệu mã tiền cho trẻ em dưới 3 tuổi, cho phụ nữ có thai, cho người có bệnh di tinh, mất ngủ.

 

Có thể bạn quan tâm?
MƠ TAM THỂ

MƠ TAM THỂ

Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall) là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm, thân tròn, vỏ thân màu xanh tím, bề mặt vỏ thân có nhiều lông tơ màu trắng.
administrator
CÂY BỒ ĐỀ

CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây giác ngộ, cây đề, hu món (tiếng Tày), Assattha (tiếng Pali), cây bo, Pipul,... Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng, mang tính tâm linh nhất, thường được trồng trong chùa và được nhiều người kính viếng. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị ít người biết là cây bồ đề có thể làm thuốc và được y học cổ truyền sử dụng nhiều năm qua. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LA BẠC TỬ

LA BẠC TỬ

La bạc tử, hay còn được biết đến với những tên gọi: La bặc tử, Lai phục tử, Tử hoa tòng, Thổ tô tử, Ôn tòng, Địa khô lâu, Địa khô la, La ba tử, La điền tử, Đường thanh tử, Lai bặc tử, hạt Củ cải, rau Lú bú. La bạc tử còn có tên gọi khác là Hạt củ cải, La bặc tử, La phục tử. Trong Đông y, dược liệu này có vị cay, ngọt, tính bình, được quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị, có tác dụng trị đàm, ho thông thường, các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ em và người lớn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU ÔM

RAU ÔM

Theo Y học cổ truyền, rau ôm có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu, thông hoạt trung tiện.
administrator
RAU ĐẮNG BIỂN

RAU ĐẮNG BIỂN

Theo y học cổ truyền, rau đắng biển có tính mát, vị đắng, từ lâu đã được sử dụng với nhiều mục đích sức khỏe.
administrator
HÀ THỦ Ô TRẮNG

HÀ THỦ Ô TRẮNG

Hà thủ ô trắng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây sữa bò, củ vú bò, mã liên an, khâu nước, dây mốc, cây sừng bò. Hà thủ ô trắng là một vị thuốc có tác dụng bổ máu, bổ Can Thận. Tác dụng của nó cũng không kém cạnh gì so với hà thủ ô đỏ, tuy nhiên lại ít được biết tới hơn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẠCH SÙNG

THẠCH SÙNG

Thạch sùng một loài bò sát, thường gặp rất nhiều xung quanh cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, thạch sùng lại là một vị thuốc quý, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc cổ Y học cổ truyền để trị những căn bệnh nan y. Thạch sùng, còn được gọi với tên khác là thằn lằn, thiên long, mối rách, bích cung, bích hổ,... Loài vật này thuộc họ Tắc kè, có danh pháp khoa học là Gekkonidae. Theo y học, Thạch sùng được sử dụng với các công dụng chữa bệnh bao gồm ức chế tế bào ung thư gan, chống co giật, hỗ trợ chống ung thư máu, trị suy nhược thần kinh. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về những đặc tính của Thạch sùng, bao gồm tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng.
administrator
ÍCH MẪU

ÍCH MẪU

- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. - Họ: Lamiaceae (Hoa môi) - Tên gọi khác: Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái) Cây ích mẫu sở dĩ có tên như vậy vì nó có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ).
administrator