CỦ SEN

Củ sen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Liên ngẫu. Củ sen (còn được gọi là ngó sen) là thực phẩm phổ biến ở nước ta. Củ sen có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể con người. Vì thế mà nó không đơn thuần chỉ là một món ăn mà đã trở thành một vị thuốc trong Đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CỦ SEN

Đặc điểm tự nhiên

Cây sen là cây thủy sinh sống lâu năm, mọc ra hoa và lá riêng lẻ trực tiếp từ bộ rễ.

Lá Sen: Nổi trên mặt nước hoặc được giữ ở độ cao trên mặt nước bởi cuống lá của chúng, lá màu xanh lục trung bình hoặc xanh lục lam, không có lông; mép nhẵn, thường nhấp nhô lên xuống, lá ở trên mặt nước bị lõm về phía giữa; nhiều tĩnh mạch tỏa ra từ trung tâm và trở nên phân nhánh.

Thân Sen: Màu xanh lục nhạt, mũi nhọn, không lông, nhẵn hoặc hơi có gai, chứa các khoang rỗng giúp thân (cuống lá) dựng đứng và vận chuyển oxy đến hệ thống rễ.

Hoa Sen: Đài 3 - 5, và có màu lục. Hoa sen nở rộ tỏa ra nhiều lớp cánh hoa tạo cảm giác chồng lớp đan xen. Hoa có nhiều mức độ màu từ hồng đậm đổ về trắng.

Quả và hạt: Mỗi hoa được thay thế bằng một bầu mầm kéo dài 3 - 4 inch và sâu 0,75cm; trở nên nâu sẫm khi trưởng thành; hạt riêng lẻ lộ ra trong các khoang nhỏ; vỏ hạt uốn cong xuống để giải phóng hạt.

Củ sen: Củ sen hay còn được gọi là liên ngẫu, là phần thân rễ mọc trong bùn của cây sen.

Sen trồng thường được thu hoạch thân rễ, hạt giống và hoa sen, tùy theo cách sử dụng của chúng trong thực tế. Thân rễ và hạt sen không chỉ được dùng làm rau ăn mà còn được dùng để nhân giống sen, ngược lại, hoa sen chủ yếu được ứng dụng làm vật trang trí và cải tạo môi trường.

Hoa sen là cây thủy sinh sống lâu năm, chủ yếu phân bố ở châu Á và phía bắc của châu Đại Dương, trong khi hoa sen Mỹ chủ yếu xuất hiện ở phần phía đông và phía nam của Bắc Mỹ, cũng như phía bắc của Nam Mỹ. Bị ngăn cách bởi Thái Bình Dương, hai loài này khác nhau về hình thái bên ngoài, chẳng hạn như màu sắc và hình dạng cánh hoa, hình dạng lá và kích thước thực vật.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của Sen này đều được dùng để làm thuốc. Trong phạm vi bài này, sẽ nên rõ về tác dụng của Củ sen.

Thu hái: Nhổ sen để lấy củ đòi hỏi tốn nhiều công lao động, trong quá trình nhổ, khó tránh làm củ không bị gãy, tổn thương.

Bình thường, thu hoạch Củ sen khi nhiệt độ thấp, ngày ngắn, lúc đó thân sen khô, cho phép Cây sen hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng để tập trung nuôi củ. Ngoài ra có thể kích thích tạo củ bằng cách rút khô nước.

Để thu hoạch Củ sen, trước tiên cần tháo cạn nước ra, sau đó nhổ Củ sen bằng tay hoặc dùng đinh ba nạy gốc.

Chế biến: Sen sau khi nhổ về nên làm sạch rồi ngâm với muối. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Thành phần hóa học

Củ sen chứa các loại vitamin, khoáng chất nổi bật phải kể đến: Kali, Canxi, Sắt, VitaminC, Thiamin, Riboflavin, Niacin, Axit pantothenic, Vitamin B-6, Folate, Choline.

Tác dụng

+Tác dụng giúp tinh thần thoải mái, minh mẫn, cải thiện tâm trạng: Củ sen chứa hàm lượng lớn vitamin B. Chất này giúp điều chỉnh và xoa dịu các triệu chứng khó chịu như: đau đầu, stress… Ngoài ra, chúng còn giúp duy trì cảm giác thoải mái, tinh thần lạc quan, vui vẻ. Thường xuyên sử dụng củ  sen trong bữa ăn hàng ngày là một cách cải thiện tinh thần rất hiệu quả.

+Tác dụng của củ sen trong việc ngăn ngừa táo bón: Xenlulo có nhiều trong củ sen. Đây là chất giúp làm sạch ruột, phòng ngừa táo bón, kích thích ruột và làm mềm phân. Củ sen còn chứa nhiều vitamin C, vitamin nhóm B, chất xơ, khoáng chất và chất điện giải. Ăn củ sen  thường xuyên giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón và tiêu hóa tốt hơn. Người bị táo bón sử dụng ngó sen sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh này, đồng thời cũng làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng nuôi cơ thể.

+Tác dụng của củ sen trong giải độc gan, chữa xuất huyết: Củ sen chứa tannin. Chất này giúp cải thiện các bệnh về gan như bệnh phì đại gan và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

+Củ sen tươi giúp thanh nhiệt, thanh lọc các độc tố có trong cơ thể để gan khỏe mạnh hơn và hoạt động tốt hơn.

+Tác dụng của củ sen trong điều trị mất ngủ: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, củ sen có tác dụng trong việc điều trị mất ngủ, khó ngủ, đặc biệt ở người cao tuổi và suy nhược, trầm cảm. Trong củ sen có nhiều khoáng chất như: kẽm, mangan, magie, sắt, đồng… Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm lượng cholesterol, bảo vệ tim mạch, điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng, lo lắng. Từ đó mang tới giấc ngủ ngon cho người sử dụng.

+Tác dụng điều hòa huyết áp: Hàm lượng kali trong củ sen giúp cân bằng huyết áp. Ngoài ra, kali có trong ngó sen giúp giảm sự co lại và xơ cứng mạch máu, tăng lưu lượng máu và làm giảm sự chèn ép trong hệ thống tim mạch. Kali cũng cần thiết cho hoạt động thần kinh, sự dịch chuyển các chất lỏng và máu trong não.

+Tác dụng của củ sen trong việc hỗ trợ giảm cân: Trong củ sen không chứa nhiều calo nhưng lại nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Củ sen có tác dụng điều hòa các nhu động ruột rất tốt , hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn. Vì vậy mà củ sen rất phù hợp với những người đang ăn kiêng để giảm cân. Bên cạnh đó, củ sen cũng giúp phòng chống béo phì.

+Củ sen là nguồn cung cấp Vitamin A tuyệt vời giúp tăng cường sức khỏe của da, mắt và tóc. Các hoạt động chống oxy hóa ngăn ngừa các bệnh về mắt và thoái hóa điểm vàng, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, giảm viêm và các bệnh về da.

Công dụng

Củ sen có vị ngọt, tính mát sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị nôn.

+Điều trị ho ra máu.

+Điều trị cao huyết áp, thư giãn.

+Điều trị các bệnh về dạ dày.

+Điều trị chứng mất ngủ.

Liều dùng

Liều dùng của Củ sen có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Lưu ý khi sử dụng

+Người bị tiểu đường không nên sử dụng củ sen quá nhiều và thường xuyên. Vì trong củ sen này có đến 70% là tinh bột.

+Người mắc bệnh các bệnh về dạ dày, đại tràng không nên ăn nhiều củ sen để tránh để tránh chướng bụng, khó tiêu.

+Nên chế biến kỹ củ sen trước khi ăn để tránh nhiễm các loại ký sinh trùng. Củ sen sống dưới bùn lầy nên rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng, đặc biệt là trùng lát gừng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
KIỀU MẠCH

KIỀU MẠCH

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum moench Họ: Rau răm (Polygonaceae) Tên gọi khác: Tam giác mạch, Lúc mạch đen, Mạch ba góc, Lộc đề thảo, Ô mạch.
administrator
MƠ TAM THỂ

MƠ TAM THỂ

Mơ tam thể (Paederia lanuginosa Wall) là cây dây leo thân gỗ, sống lâu năm, thân tròn, vỏ thân màu xanh tím, bề mặt vỏ thân có nhiều lông tơ màu trắng.
administrator
CÂY TRỨNG CÁ

CÂY TRỨNG CÁ

Tên Tiếng Việt: Cây Trứng cá. Tên khác: Cây mật sâm. Tên khoa học: Muntingia calabura L. Họ: Côm (Elaeocarpaceae). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các công dụng của cây trứng cá trong đời sống hàng ngày nhé.
administrator
ĐỖ TRỌNG

ĐỖ TRỌNG

Đỗ trọng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc miên, ngọc ti bì, miên hoa, hậu đỗ trọng, xuyên đỗ trọng. Đỗ trọng là vỏ phơi hoặc sấy khô của cây Bắc đỗ trọng và Nam đỗ trọng. Trong giới Đông y, cây đỗ trọng được xem là một thảo dược quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa trị thận hư, liệt dương, đau lưng, đau chân,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SÂM ĐẠI HÀNH

SÂM ĐẠI HÀNH

Sâm đại hành là một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam ta, thường được thấy trồng ở nhiều gia đình hoặc ở các vườn thuốc Nam. Đối với dân gian, những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe thường được gọi là Sâm.
administrator
LƯỢC VÀNG

LƯỢC VÀNG

Cây Lược vàng có nguồn gốc từ Mexico và du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước. Công dụng của cây Lược vàng ban đầu sử dụng để làm cảnh, sau đó được sử dụng để làm thuốc & ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng bao gồm đối với các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng.
administrator
CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

Cây nở ngày đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nở ngày, cây bạc đầu, cây hoa gà trắng. Cây nở ngày đất còn được biết đến với tên gọi khác là cây nở ngày, bởi phần hoa của loại cây này chỉ nở vào ban ngày. Trong một số tài liệu Y học cổ truyền có ghi chép, flavones, flavoides glycosides và gomphrenol là ba thành phần hoạt chất chính có trong cây nở ngày đất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút, đau nhức xương khớp, bệnh tiểu đường, sốt, cảm cúm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY NGÂU

CÂY NGÂU

Cây ngâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc ngưu, ngâu tán tròn, ngâu ta. Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp, khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở các khu rừng vùng núi tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng cây ngâu cũng được dùng trong Y học để chữa bệnh như đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator