CÂY CẢI CỦ

Cải củ rất quen thuộc với người Việt Nam, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Không chỉ làm thực phẩm, cải củ còn được sử dụng làm dược liệu với công dụng giảm ho, dễ tiêu, chống nôn,… Tuy nhiên cải củ ít được thu hoạch để làm thuốc, thường dùng làm thực phẩm phổ biến hơn.

daydreaming distracted girl in class

CÂY CẢI CỦ

Giới thiệu về dược liệu 

Cải củ rất quen thuộc với người Việt Nam, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Không chỉ làm thực phẩm, cải củ còn được sử dụng làm dược liệu với công dụng giảm ho, dễ tiêu, chống nôn,… Tuy nhiên cải củ ít được thu hoạch để làm thuốc, thường dùng làm thực phẩm phổ biến hơn.

  • Tên thường gọi: Cải củ

  • Tên gọi khác: cây cải, củ cải, rau lú bú, la bạc, bặc căn, lai phục, phiắc slổm, lào fặc (Tày), lày pạ (Dao),…

  • Tên khoa học: Raphanus sativus L. var. longipinnatus Bailey.

  • Họ: Cải (Brassicaceae)

Cây cải củ là một loại thực phẩm rất quen thuộc của người dân Việt Nam

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Đặc điểm nhận dạng

Cây cải củ là một loài cây nhỏ, cao 15 - 45 cm, sống 1-2 năm. 

Rễ phình to thành củ trụ dài màu trắng.

Thân rất ngắn, chỉ khi ra hoa mới vượt lên. 

Lá mọc từ củ tỏa ra xung quanh, cuống lá dài. Phiến lá màu xanh lục, hình mũi mác.

Hoa mọc thành chùm, màu hơi tím hồng hoặc trắng.

Quả cải thắt từng quãng giống như chuỗi hạt, đầu nhọn dài, hạt nhỏ, nhiều màu vàng nhạt hoặc nâu đen.

Hạt cải củ hình trứng dẹt, nhỏ, mặt ngoài màu nâu đỏ hoặc xám nâu. Hạt mẫm, chắc, màu nâu đỏ là tốt.

Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 7. 

Mùa quả từ tháng 6 đến tháng 7.

Bộ phận sử dụng

Củ, lá, rễ và hạt được dùng để làm dược liệu. 

Thu hái, chế biến

Thu hái vào mùa quả chín (mùa hè). Hái cả cây về, sau đó phơi khô và đập lấy hạt. Đem bỏ vỏ, tạp chất và phơi cho khô hoàn toàn, để dùng dần.

Chọn hạt dẹp, hình tròn, rộng khoảng 2 – 3mm, dài 2.5 – 4mm, có màu nâu đen hoặc nâu 

đỏ.

Thành phần hóa học 

Rễ cải củ chứa raphanin, glucose, saccharose, acid coumaric, acid cafeic, acid ferulic, acid, gentisic, acid hydroxybenzoic, 4-methyl-thio-30-lutenyl glucosynolat, …

Thành phần chủ yếu của hạt là chất dầu, trong đó có hợp chất sunfua. Ngoài ra còn có acid arucic, raphanin, glycerol cynapat, tinh dầu,…

Tác dụng - Công dụng 

Cây cải củ có các tác dụng như: trị ho, hỗ trợ tiêu hóa, trị chứng ban sởi, lở ngứa, lỵ, hen suyễn, khí trệ gây đau, bụng đầy trướng, tiêu đờm, trị thiếu khoáng, kén ăn, viêm khớp, sỏi mật, các bệnh về đường hô hấp,…

Hoa, hạt, củ và lá cây có đặc tính kháng khuẩn đối với những vi khuẩn gram dương.

Củ cải có tác dụng trừ đờm, chữa ho, tiêu huyết ứ, kích thích vị giác, chống còi xương, sát khuẩn, lọc gan, lọc thận, lợi tiểu, chống hoại huyết,…

Hạt giúp hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu,…

Lá có tác dụng tiêu tích, nhuận tràng, trừ hen suyễn, tiêu đờm, thông khí và lợi tiểu.

Nhựa của lá có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu. 

Cách dùng - Liều dùng 

Chữa viêm họng

  • Dược liệu: 1-2 củ cải củ tươi và một ít đường phèn.

  • Cạo sạch vỏ cải củ, rửa sạch và cắt thành sợi. 

  • Đem trộn với đường phèn, cho vào hũ và ngâm qua đêm. 

  • Sáng hôm sau chắt lấy nước uống. 

  • Thực hiện liên tục vài ngày.

Chữa cảm sốt, ho, nhiều đờm, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính

  • Dược liệu: 500g cải củ.

  • Đem luộc chín 500g cải củ rồi ép lấy nước, thêm đường phèn, khuấy tan và uống.

  • Mỗi ngày dùng 1 lần.

Chữa tức ngực, khó thở, hen suyễn và ho nhiều đờm

  • Dược liệu: 10g cải củ, 3g bạch giới tử (hạt cải canh), 10g tô tử.

  • Sao vàng các dược liệu trên, tán nhỏ và bọc lại trong túi vải. Đem đun sôi với 500ml nước đến khi nước rút còn 200ml. 

  • Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày (theo đơn thuốc của Diệp Thiện Sĩ).

  • Chữa đờm suyễn kéo lên, ngực căng thở gấp

  • Hạt cải củ sao, hạt bồ kết đốt tồn tính, hai vị bằng nhau, tán bột viên với mật ong, uống mỗi lần 4g, ngày uống 2 - 3 lần.

Chữa hen suyễn ở trẻ nhỏ, gây thở khò khè

  • Dược liệu: cam thảo, tạo giáp tử, ma hoàng, hạt cải củ và đăng tâm thảo, các dược liệu bằng lượng nhau.

  • Đem các dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 4g (sắc với nước cho bé dễ uống).

Chữa ban sởi mọc chậm, không đều

  • Dược liệu: Hạt cải củ tươi.

  • Đem nghiền nát hạt

  • Mỗi lần dùng 6g uống với nước cơm.

Chữa bỏng

  • Dược liệu: Củ cải tươi

  • Thái lát và đắp lên vùng da bị bỏng

Chữa chứng phù nề

Bài thuốc 1: 

  • Ép lấy nước cải củ tươi, sau đó thêm ít muối và nước. Đun sôi và uống.

  • Sử dụng mỗi ngày 1 lần.

Bài thuốc 2:

  • Dược liệu: 40 hạt củ cải

  • Đem sắc uống hằng ngày

Chữa đại tiện ra máu do uống rượu nhiều hoặc do bệnh trĩ

  • Dược liệu: 20 củ cải củ, sử dụng cả cuống và lá; vài miếng gừng cắt lát.

  • Đem đi rửa sạch, thái lát và nấu cho chín nhừ. Sau đó, thêm bột gạo, ít giấm và gừng. Đun sôi rồi để nguội và ăn.

Chữa đau do sỏi mật

  • Dược liệu: Cải củ tươi và mật ong.

  • Rửa sạch củ cải, sau đó đem thái thành từng miếng dày. Tẩm với mật ong rồi đem sấy khô và dùng ăn trực tiếp.

Chữa ngất, xỉu do nhiễm, ngửi khói than

  • Dược liệu: lá hoặc cải củ tươi.

  • Giã nát, vắt lấy nước và cho bệnh nhân uống.

Chữa đái tháo đường

  • Dược liệu: 50g gạo tẻ và 200g cải củ.

  • Nấu thành cháo, ăn khi cháo còn nóng.

  • Ăn mỗi ngày 2 lần 

Lưu ý

Cơ thể suy nhược, sức khỏe yếu, người có tỳ vị hư hàn thì không được dùng.

Tránh nhầm lẫn cây cải củ với bạch giới tử (hạt của cây cải canh). Bạch giới tử có kích thước nhỏ nhưng vị cay hơn cây cải củ.

 

Có thể bạn quan tâm?
DỪA CẠN

DỪA CẠN

Dừa cạn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông dừa, trường xuân, hoa hải đằng. Cây dừa cạn là loài cây phổ biến thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà. Quen thuộc là thế nhưng ít người biết, Dừa cạn còn là vị thuốc rất quý. Với nhiều công dụng chữa bệnh như hạ áp, lợi tiểu, đáng chú ý là khả năng điều trị ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY LÁ GAI

CÂY LÁ GAI

Cây lá gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tầm ma, gai tuyến, trữ ma. Từ xưa đến nay, cây lá gai là một loại cây vô cùng quen thuộc ở nước ta, đặc biệt là ở những các vùng quê. Ở đây cây lá gai được xem như là một loại cây quan trọng trong mỗi dịp đám giỗ hoặc là tết đến xuân về vì người dân thường hay sử dụng lá của chúng để tạo nên những loại bánh vô cùng thơm ngon đặc biệt là có bánh ít lá gai đặc sản Bình Định. Không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh mà còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thai, lợi tiểu, an thần, cầm máu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HÚNG CHANH

HÚNG CHANH

Húng chanh là một loại cỏ, được sử dụng làm dược liệu trong y học, có tác dụng chữa cảm cúm, chữa ho hen, ho ra máu, dùng ngoài để đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn, viêm họng, sát trùng, khàn tiếng, sốt cao, ngộ độc, nôn ra máu, chảy máu mũi, đau bụng, sốt cao không ra mồ hôi, chảy máu cam,... Ngoài ra húng chanh cũng được sử dụng làm gia vị.
administrator
SƠN THÙ DU

SƠN THÙ DU

Sơn thù có vị chua, sáp, tính ấm, có tác dụng ôn can, liễm tinh, chỉ hãn, chỉ huyết, cố tinh khí, sáp tinh khí, bổ can thận, trợ thủy tạng, phá trưng kết, noãn yêu tất. Dùng trong các trường hợp lưng đau gối mỏi, di tinh, can hư, chóng mặt, liệt dương, ù tai, hàn nhiệt, kinh nguyệt ra nhiều, hư nhiệt khiến mồ hôi ra nhiều.
administrator
CÂY CHÂN BẦU

CÂY CHÂN BẦU

Cây chân bầu còn được gọi là bầu chưng hay song kê, nầu trâm, tim bầu; cóên khoa học là Ombretum quadrangulare Kurz và thuộc họ Hoa môi (Combretaceae). Cây chân bầu chủ yếu được sử dụng để điều trị ký sinh trùng đường ruột.
administrator
TRẠCH TẢ

TRẠCH TẢ

Trạch tả (Alisma plantago-aquatica) là một loài thực vật nước ngọt thuộc họ Alismataceae. Thân của trạch tả thường có kích thước khoảng 30-80cm, lá hình bầu dục và hoa có màu trắng nhạt. Trong Y học cổ truyền, trạch tả được sử dụng để điều trị các bệnh về thận, tiểu đường, tiêu chảy và viêm gan. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trạch tả và những công dụng của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
THIÊN MA

THIÊN MA

Thiên ma là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc khá quý và được sử dụng rất rộng rãi trong những bài thuốc Y học cổ truyền. Dược liệu này có những công dụng hữu ích như chống co giật, giúp an thần, tăng cường lưu thông máu, hạ huyết áp,…
administrator
NHÂN SÂM

NHÂN SÂM

Nhân sâm là cây sống lâu năm, dùng làm thuốc bổ, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, chữa các chứng đau ruột, dạ dày, nôn mửa, làm tăng thể lực và trí lực, dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh.
administrator