CÂY LÁ GAI

Cây lá gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tầm ma, gai tuyến, trữ ma. Từ xưa đến nay, cây lá gai là một loại cây vô cùng quen thuộc ở nước ta, đặc biệt là ở những các vùng quê. Ở đây cây lá gai được xem như là một loại cây quan trọng trong mỗi dịp đám giỗ hoặc là tết đến xuân về vì người dân thường hay sử dụng lá của chúng để tạo nên những loại bánh vô cùng thơm ngon đặc biệt là có bánh ít lá gai đặc sản Bình Định. Không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh mà còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thai, lợi tiểu, an thần, cầm máu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY LÁ GAI

Đặc điểm tự nhiên

Cây lá gai là loài thực vật sống lâu năm, thân cao khoảng 1,5-2m, thân cứng hóa gỗ ở gốc. Cành màu đỏ nhạt, phủ nhiều lông sát.

Lá mọc so le, có cuống, kích thước tương đối lớn, lá rộng 4 – 8cm, dài 7 – 15cm, phiến hình tim và mép có răng cưa. Mặt trên có màu lục sẫm, màu dưới có màu nhạt hơn do được phủ lông trắng.

Cụm hoa cùng gốc hay khác gốc, ngắn hơn lá, mọc ở kẽ lá, xếp thành chùy đơn ở hoa cái, hay hợp lại ở hoa cái và hoa đực. Hoa đực có 4 lá đài và 4 nhị, nhụy lép có dạng quả lê. Hoa cái có đài hợp thành 3 răng. Cụm hoa cái hình cầu, mang nhiều hoa, bao hoa màu lục nhạt, hình trứng có lông.

Quả bế mang đài tồn tại, hình lê, có nhiều nang lông.

Mùa hoa quả: Tháng 10-11.

Cây lá gai là loài ưa ẩm, có nguồn gốc ở Ấn Độ, sau đó được di thực và trồng ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Nhật bản, Triều Tiên… Ở nước ta, cây mọc hoang và thường được trồng ở vùng trung du và đồng bằng để lấy sợi đan, dệt lưới, làm giấy in bạc rất bền, hoặc lấy lá làm bánh gai, lấy củ làm thuốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ (trữ ma căn) và lá của cây lá gai được sử dụng để bào chế dược liệu. Ngoài ra lá còn được dùng để làm bánh (bánh gai, bánh ít).

Thu hái: Lá và rễ có thể thu hái quanh năm nhưng nếu dùng rễ, nên thu hái vào mùa thu – đông. Vì thời điểm này rễ phát triển mạnh và có phẩm chất tốt nhất.

Chế biến: Sau khi thu hái về, người ta sẽ mang đi rửa sạch, sau đó mang đi phơi hoặc sấy khô. Nếu dùng làm bánh thì chỉ cần rửa sạch rồi mang đi phơi cho ráo nước rồi sử dụng. Còn phần rễ thu hái về rửa sạch và cắt bỏ rễ con. Rồi mang đi cắt lát mỏng hoặc để nguyên rồi phơi hoặc sấy khô và bảo quản sử dụng.

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Rễ  gai chứa acid clorogenic, acid protocatechic, acid cafeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin. Ngoài ra, còn chứa beta-sitosterol, daucosterol và một số polysaccharide, peptid…

Acid chlorogenic là một tanin, do sự kết hợp của acid quinic và acid cafeitanic.

Ngoài ra, rễ của cây lá gai được tìm thấy là có chứa hàm lượng lớn chất flavonoid rutin – đây là một chất chống oxy hóa tế bào, ngăn chặn tác nhân gây hại cho cơ thể.

Phần hạt có chứa nhiều chất béo và axid tự do.

Tác dụng

+Axit chlorogenic (một loại tanin): ít độc, có tác dụng ức chế vi trùng và diệt nấm, tăng cường hiệu lực của adrenalin, thông tiểu tiện. Vì vậy, sử dụng lá gai để làm bánh có thể giúp bảo quản bánh được lâu ngày. Ngoài ra, chất này có có tác dụng chống oxy hóa cao gấp 10 lần so với Vitamin E, từ đó ngăn chặn tình trạng cao huyết áp, xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.

+Thuốc có tác dụng kích thích bài tiết mật và thông tiểu, có khả năng ức chế tác dụng của pepsin, trypsin.

+Trên thí nghiệm của chuột, dịch chiết bằng cồn từ cây lá gai trên ống nghiệm có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu, giảm hiện tượng xuất huyết một cách rõ rệt.

+Muối ammonium của acid cafeic làm rút ngắn thời gian đông máu, ức chế tác dụng tụ cầu khuẩn vàng.

+Người dân thường sử dụng làm thuốc đông y an thai hoặc làm thuốc trị sa dạ con.

Công dụng

Cây lá gai có vị ngọt, tính hàn, không độc sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ an thai.

+Hỗ trợ dưỡng huyết, an thai, tư âm và thanh nhiệt.

+Hỗ trợ lợi tiểu.

+Hỗ trợ giấc ngủ.

+Điều trị bệnh sa tử cung.

+Điều trị phụ mang thai bị đau bụng hoặc ra huyết dọa sảy thai.

+Điều trị chứng động thai và đau bụng ở sản phụ.

+Hỗ trợ điều trị, cầm máu do vết thương hở.

+Hỗ trợ giúp ngăn ngừa rụng tóc.

+Điều trị mụn nhọt mưng mủ gây viêm và đau nhức.

+Điều trị phòng thấp gây đau nhức các khớp.

+Điều trị chứng tiểu ra nước trắng đục như nước vo gạo.

+Điều trị chứng đại tiện ra máu.

Liều dùng

Cây lá gai được sử dụng ở dạng sắc, thuốc viên và hoàn tán với liều dùng 12 – 20g. Ngoài ra có thể sử dụng ở dạng giã đắp hoặc đun lấy nước ngâm rửa.

Lưu ý khi sử dụng

+Cây lá gai có thể gây ngứa khi dùng tươi nhưng khi luộc chín hoặc nấu canh, thảo dược không còn ngứa và có thể dùng ăn như một loại rau.

+Cây không có độc nhưng có tính hàn. Vì vậy, tránh sử dụng bài thuốc này cho người có thể trạng hư hàn hoặc sử dụng trong thời gian dài.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TÔ NGẠNH

TÔ NGẠNH

Tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong mọi căn bếp Việt. Không chỉ thế nhiều bộ phận của dược liệu này bao gồm lá, quả, cành... đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Lá của Tía tô gọi là Tô diệp, quả gọi là Tô tử (thường bị hiểu nhầm là hạt) và cành là Tô ngạnh. Mỗi bộ phận có những tác dụng khác nhau đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô ngạnh và những công dụng tuyệt vời của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
CÂY HẸ

CÂY HẸ

Cây hẹ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái, cửu thái. Hẹ từ lâu đã trở thành cây trồng và món ăn quen thuộc với các hộ gia đình. Không chỉ là một loại rau gia vị với nhiều cách chế biến đa dạng, hẹ còn là vị thuốc đắc lực. Theo Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, tính nóng, mùi hăng; có công dụng trị ho, hen suyễn, tiêu hóa kém, mồ hôi trộm…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NÚC NÁC

NÚC NÁC

Núc nác là một loại cây rừng khá nổi tiếng đối với người dân ở vùng núi rừng Tây Bắc khi đây là một trong các loại thực phẩm từ thiên nhiên của họ có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm chất văn hóa Tây Bắc.
administrator
BẠCH QUẢ

BẠCH QUẢ

Bạch quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử. Bạch quả là một loại nguyên liệu thường được sử dụng trong các món ăn như món chè, món bánh vì chúng mang đến một hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não.
administrator
HẠT DỔI

HẠT DỔI

Hạt dổi được sử dụng làm hương vị món ăn, còn được dùng trong y học với công dụng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, xoa bóp khi đau nhức, tê thấp... Đối với người dân Tây Bắc, hạt dổi là vị thuốc quý với tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hoá và xương khớp.
administrator
NẤM NGỌC CẨU

NẤM NGỌC CẨU

Khi hỏi đến vị thuốc được ví như thần dược cho đấng mày râu, người ta liền nghĩ ngay đến Nấm ngọc cẩu. Đây là một vị dược liệu quý trong Đông y. Ngoài tác dụng cải thiện sinh lý cho phái mạnh, Nấm ngọc cẩu còn cho tác dụng chữa trị và ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau với tác dụng rất hiệu quả nên được nhiều người rất ưa chuộng sử dụng.
administrator
BẠC THAU

BẠC THAU

Bạc thau, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bạc sau, bạch hoa đằng, chấp miên, thảo bạc, lú lớn. Bạc thau hay thảo bạc là thảo dược quý trong y học cổ truyền được dùng để thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, tiêu đờm, nhuận phế, chữa ho, khu phong trừ thấp, điều kinh. Tùy vào mỗi trường hợp, tình trạng sức khỏe và bệnh lý mà có cách sử dụng cây bạc thau sao cho phù hợp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KHIÊN NGƯU

KHIÊN NGƯU

Tên khoa học: Ipomoea nil Họ: Convolvulaceae (Bìm bìm). Tên gọi khác: hắc sửu, bạch sửu, nhị sửu, bìm bìm biếc, lạt bát hoa tử
administrator