THÔNG THẢO

Thông thảo là một dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông Y với công dụng thông sữa, lợi tiểu. Thông thảo có hình trụ màu trắng và phần lõi rỗng. Thông thảo có vị ngọt nhạt và tính hàn, quy kinh phế vị. Chính vì vậy thường được sử dụng trong các chứng lâm, thấp ôn, bao gồm bệnh lậu tiểu buốt, thủy thũng, sưng phù hay mắt mờ. Ngoài ra, dược liệu này này còn được biết đến với công dụng chữa tắc tia sữa, lợi sữa ở phụ nữ sau khi sinh.

daydreaming distracted girl in class

THÔNG THẢO

Giới thiệu về dược liệu

Thông thảo, còn được gọi với tên khác là Thông thoát, Mạy lầu đông (Tày) hay Co táng nốc (Thái). Thông thảo có khoa học là Tetrapanax papyriferus (Hook.) C. Koch., họ Nhân sâm (Araliaceae).

Thông thảo là một cây nhỏ, có chiều cao khoảng 3m có khi tới 6m. Thân của cây cứng nhưng thể chất giòn. Phần giữa thân có lõi trắng xốp (phần tủy). Cây thông thảo càng già, lõi càng đặc và chắc chắn hơn.

Lá cây to, chia thành nhiều thuỳ đôi khi cắt sâu, mép lá có răng cưa to, gân gốc từ 5 - 7. Cuống lá hình tán, dài khoảng 30cm, có đường kính 1cm và lõi mềm, tạo thành thùy cao khoảng 40 cm và có lông. Phiến lá dài khoảng 30 - 90cm.

Hoa có 4 cánh màu trắng hình cầu, bàu 2 ô và 2 vòi nhụy, cụm hoa hình tán và tụ thành chùm. Quả dẹt gần giống hình cầu, có màu tía đen và 8 cạnh. Hoa thường ra vào tháng 10 – 12.

Ở Việt Nam, cây Thông thảo thường mọc hoang dại ở những khu vực ẩm thấp vùng Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang. Loài dược liệu này này có thể được trồng bằng cách gieo hạt hay chia gốc. Khi trồng bằng cách gieo hạt thì mùa thu sẽ hái quả đã chín về phơi khô, sang mùa xuân đem gieo. Sau khoảng 1 tháng thì cây mọc. Sau 1 năm có thể sử dụng cây con đem về trồng. Trồng bằng cách chia gốc: vào mùa đông, cuốc cho tơi đất ở xung quanh gốc. Sang năm tới sẽ có nhiều cây con, khi vừa đủ lớn thì đem trồng chỗ khác.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Vị thuốc Thông thảo hình trụ, dài khoảng 20 - 40 cm, đường kính từ 1 - 2,5 cm. Mặt ngoài của vị thuốc nó có màu trắng hay vàng nhạt, rãnh dọc nông. Thông thảo nhẹ, mềm, xố và hơi có tính đàn hồi, dễ bẻ gãy. Phần giữa tâm rỗng, đường kính từ 0,3 - 1,5 cm, hoặc có màng mỏng trong mờ, xếp thành hình thang theo mặt cắt dọc. Phần ruột đặc, không mùi và vị nhạt.

Người ta chặt lấy thân cây vào lúc mùa thu, sau đó cắt thành từng đoạn dài từ 20 - 40 cm. Tiếp tục đem đi phơi cho đến khi hơi héo. Sau đó sử dụng gậy gỗ tròn gần bằng lõi để đẩy lõi ra, để cho thoáng và phơi khô. Khi sử dụng phải loại tạp chất và thái lát.

Thường thu hoạch lõi của cây đã mọc 2 - 3 năm. Vào thời điểm tháng 9 - 11, chặt lấy thân cây đem về và chia thành đoạn dài 30cm hoặc hơn, phơi khô, tiếp tục sử dụng một gậy gỗ thân tròn, đường kính bằng lõi cây để lấy lõi ra. Tiếp tục phơi cho thật khô chứ không sấy. Khi sử dụng thái lát mỏng.

Thành phần hóa học

Hiện chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về hoạt chất trong Thông thảo. Mới chỉ thấy có báo cáo tìm thấy 17 steroid từ thân của loài cây này. Một số thành phần có trong dược liệu Thông thảo bao gồm inositol, polysaccharide, lactose và acid galacturonic.

Ngoài ra, các chuyên gia đã nghiên cứu được một số hoạt chất, bao gồm:

  • Triterpenoids: Tetrapanax papyriferus chứa các hợp chất triterpenoid, bao gồm taraxerol, taraxerone, cycloart-25-ene-3β, 24-diol, và friedelin, có tính kháng viêm và chống oxy hóa.

  • Alkaloids: Cây này chứa một số alkaloid, bao gồm 3-demethoxydauricine, dauricine, daurisoline, daurichromenic acid, daurichromones A và B, dauritine, đồng thời cũng chứa một số flavonoid và acid phenolic.

  • Polysaccharides: Tetrapanax papyriferus cũng chứa một số polysaccharides, bao gồm arabinose, galactose, glucose và xylose, có tính kháng viêm và chống oxy hóa.

  • Các hợp chất khác: Ngoài những thành phần trên, Tetrapanax papyriferus còn chứa một số hợp chất khác như các acid béo, protein, kali, canxi, magiê, photpho và sắt.

Các thành phần hóa học trong cây Tetrapanax papyriferus đã được nghiên cứu về tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe con người. Các nghiên cứu cho thấy rằng cây Tetrapanax papyriferus có công dụng kháng viêm, chống oxy hóa, tiêu viêm và chống ung thư.

Tác dụng - Công dụng

Thông thảo có vị ngọt nhạt, tính hàn, quy kinh vào phế và vị.

Theo công dụng trong Y học cổ truyền, Thông thảo có tác dụng lợi tiểu, hạ sốt và lợi sữa. Cây thường được sử dụng chữa chứng phù, tiểu tiện khó khăn hay phụ nữ sau sinh ít sữa.

Nền Y học hiện đại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện về vị thuốc này. Một số nghiên cứu mới cho thấy cây có hiệu quả kháng viêm trên chuột thí nghiệm bị tổn thương thần kinh tọa. Phần lõi thân có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thanh nhiệt giải độc, thông khí hạ nhũ, trấn khái.

Thông thảo thường được sử dụng để chữa bệnh sốt khát nước, ho hoặc làm thuốc lợi sữa.

Cách dùng - Liều dùng

Dân gian thường sử dụng Thông thảo với liều từ 3 – 5 g/ngày. Có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hay tán thành bột và làm viên. Thông thường sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác để làm thành bài thuốc.

Những người không có triệu chứng nóng trong người, bị đi tiểu nhiều thì không được sử dụng. Phụ nữ đang mang thai không được dùng này.

Bài thuốc lợi sữa

Sử dụng Thông thảo 10g, Hạt bông (sao vàng) 15g, Cám gạo nếp 10g và 600ml nước, sắc đến khi còn 200ml. Chia ra 3 lần và uống trong ngày

Bài thuốc chữa chứng phù, tiểu ít và nóng trong người

Sử dụng Thông thảo, Thiên hoa phấn, Cù mạch, Liên kiều mỗi loại đều 10g, Cát cánh, Sài hồ, Thanh bì, Mộc thông, Bạch chỉ, Xích thược mỗi loại đều 8g, 3g Cam thảo, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý

Theo GS. Đỗ Tất Lợi, một số người cũng gọi và sử dụng gỗ phơi khô của cây dút (Aeschynomene aspera L.) là thông thảo. Ở Việt Nam, người dân còn khai thác một số loài cây thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae) như Trevesia palmate (đu đủ rừng) hay một số cây khác cùng họ có thân rỗng xốp và lầm tưởng với Thông thảo. Khi sử dụng vị thuốc Thông thảo, cần phân biệt kĩ càng để tránh nhầm lẫn.

Tóm lại, Thông thảo là vị thuốc với công dụng lợi tiểu và thông sữa. Tuy nhiên Thông thảo kỵ thai, người không bị nóng trong người và tiểu nhiều thì không được sử dụng. Những thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, khi muốn sử dụng Thông thảo để chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm?
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator
THUYỀN THOÁI

THUYỀN THOÁI

Thuyền thoái là xác lột của ve sầu khi nó lớn lên, được sử dụng như một loại dược liệu. Trong Y học cổ truyền, dân gian thường sử dụng chúng như một vị thuốc trong chữa sốt nóng, động kinh co giật ở trẻ em. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn có công dụng chữa các chứng nóng sốt, cảm nhiệt hay đau họng khàn tiếng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thuyền thoái và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
THẠCH LỰU

THẠCH LỰU

Theo Đông Y, Thạch lựu là một loại dược liệu dùng làm thuốc quý, phần quả hay vỏ thân đều có công dụng rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng kết hợp trong những bài thuốc dân gian để trị tiêu chảy, sa trực tràng, giun sán, ho lâu ngày, viêm amidan, viêm họng, chảy máu cam. Tuy nhiên, phần vỏ rễ của cây có độc tính, nên cần thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này trên những người có thể trạng yếu, ở trẻ em hay phụ nữ có thai.
administrator
VÔNG NEM

VÔNG NEM

Vông nem (Erythrina variegata) là một loại cây được sử dụng nhiều y học cổ truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các bộ phận của cây được sử dụng như một vị thuốc để điều trị nhiều bệnh như hen suyễn, đau đầu, và giảm đau. Ngoài ra, vông nem còn được sử dụng trong mỹ phẩm và chăm sóc da, vì các hợp chất trong nó có tác dụng làm sáng và làm mềm da. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vông nem và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
TAM LĂNG

TAM LĂNG

Trong Y học cổ truyền, Tam lăng là một vị thuốc được cho rằng có những công dụng gần như tương đương và có thể thay thế vị thuốc Mật gấu. Với những tác dụng nổi bật như tiêu viêm, tán ứ,…mà Tam lăng có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa các bệnh lý liên quan đến ứ huyết. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam lăng.
administrator
CÀ ĐỘC DƯỢC

CÀ ĐỘC DƯỢC

Cà độc dược (Datura metel) là một loại cây cỏ nhỏ, cao khoảng 1 – 2 mét. Hai thành phần chính của Cà độc dược là Atropin và Hyoxin có nhiều công dụng đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều Cà độc dược có thể gây ngộ độc, cần các phương pháp điều trị kịp thời.
administrator
MẮC KHÉN

MẮC KHÉN

Nhắc đến Mắc khén, ngày nay hầu như chúng ta đều nghĩ đến 1 loại gia vị độc đáo đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc và được xem như là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc. Tuy nhiên, không chỉ được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, hạt Mắc khén còn là một vị thuốc với nhiều những công dụng tuyệt vời như kháng viêm, giảm đau, ăn không tiêu,...
administrator
THẢO QUẢ

THẢO QUẢ

Thảo quả là một dược liệu rất quen thuộc, hay được gọi với tên khác là Đò Ho, Tò Ho, May Mac Hâu, Mac Hâu, họ Gừng (Zingiberaceae). Quả chín khô sẽ có mùi thơm, được sử dụng trong các bài thuốc dân gian cũng như phụ gia thực phẩm. Theo y học, Thảo quả có công dụng táo thấp, trừ đờm, trừ đầy trướng, tiêu thực, chữa sốt rét, trừ khí độc ôn dịch. Bên cạnh đó, giúp làm ấm Tỳ Vị, giảm nôn mửa, ích nguyên khí, giải được rượu độc, trị chứng hàn thấp, hàn đờm, trị đau bụng, trừ hôi miệng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thảo quả và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator