HOÀNG LIÊN Ô RÔ

Hoàng liên ô rô, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thích hoàng bá, mã hồ, thập đại công lao, hoàng bá gai. Từ lâu, Hoàng liên ô rô đã được nhân dân tỉnh Lào Cai sử dụng để chữa trị những bệnh lý đường tiêu hóa. Vì lá giống lá ô rô lại có công dụng gần như vị hoàng liên nên cây này được đặt tên là hoàng liên ô rô. Ngoài ra, cây còn có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOÀNG LIÊN Ô RÔ

Đặc điểm tự nhiên

Hoàng liên ô rô thuộc loại cây bụi, cao từ 2m đến 3m. Thân và rễ có màu vàng.

Lá dạng kép hình lông chim, mọc so le, dài từ 15cm đến 35cm, có từ 7 đến 15 lá chét không có cuống hình bầu dục hoặc hình trứng lệch, dài từ 3cm đến 9cm, rộng từ 2,5cm đến 4,5cm, lá dày và cứng; lá chét tận cùng to hơn, có cuống, gốc lá tròn hoặc hình tim, đầu lá nhọn sắc, mép khía răng, nông giống như gai sắc nhọn, gân chính 3 và gân phụ kết thành mạng nổi rõ.

Cụm hoa Hoàng liên ô rô mọc thành bông ngắn hơn lá ở ngọn; lá bắc nhỏ; hoa nhiều màu vàng; lá đài 9 xếp thành 3 vòng; cánh hoa 6, nhỏ hơn lá đài trong; nhị 6, bao phấn dài hơn chỉ nhị; bầu hình trụ.

Quả thịt, gồm 1 hạt.

Mùa ra hoa vào khoảng tháng 10 đến tháng 11, mùa ra quả khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Trên thế giới, cây hoàng liên ô rô phân bố chủ yếu ở miền nam Trung Quốc thuộc các tỉnh như An Huy, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tô, Giang Tây, Thiểm Tây, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Phúc Kiến và một số nước như Nepal, Ấn Độ,…Ở Việt Nam, cây mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên và ven rừng một số núi cao như Phan-xi-păng, Bát Xát.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây được được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Rễ, thân và lá cây được thu hái quanh năm. Quả cây được thu hái vào mùa quả từ tháng 12 – 2.

Chế biến: cây hoàng liên ô rô sau khi thu hái xong đem đi rửa sạch, phơi khô để làm dược liệu chữa bệnh.

Bảo quản dược liệu phơi khô từ cây phải được cất trong bao hoặc bì kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm thấp dễ làm hư hỏng thuốc.

Thành phần hóa học

Hoàng liên ô rô chứa alkaloid nhóm benzyl isoquinolein gồm: Berberin, berbainin, oxyacanthin, isotetrandrine, palmatin và jatrorrhizine.

Hạt gồm: Berberin và jatrorrhizin.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn, chống virus cúm: Hoàng liên ô rô chữa bệnh lỵ trực trùng. Bệnh lỵ trực trùng là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do vi khuẩn Shigella gây ra bệnh cảnh đau thốn vùng trực tràng, mót rặn, sốt, tiêu chảy cấp kèm phân có nhày máu. Tác dụng chống virus cúm của alkaloid từ rễ cây này đã được nghiên cứu trong ống nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy dược tính trong cây có thể ức chế sự sinh sôi của virus cúm.

+Tác dụng chống oxy hóa: Dữ liệu nghiên cứu cho thấy chiết xuất nước của lá Hoàng liên ô rô có đặc tính chống oxy hóa cực cao. Điều đó được chứng minh bằng khả năng loại bỏ 50% gốc tự do DPPH, và loại bỏ khoảng 71,19% các gốc tự do superoxide.

+Tác dụng ức chế tăng sinh khối u: Dịch chiết nước của lá Hoàng liên ô rô cho thấy khả năng khử mạnh và cung cấp sự bảo vệ các tế bào để chống lại sự phá hủy protein do các gốc tự do gây ra. Những kết quả chứng minh rằng dịch chiết nước của lá cây đã ức chế đáng kể sự phát triển của tế bào ung thư đại – trực tràng ở người bằng cách tái lập chu trình “chết” tế bào và ức chế các cytokine gây viêm.

+Các hoạt chất berberin, berban amin hay isotetrandrine, palmatin có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, tả lỵ, đau bụng.

+Các Polyphenol trong dược liệu có tính kháng viêm và đồng thời giúp thải độc để bảo vệ thận, gan. Ngoài ra, còn hỗ trợ điều các bệnh ngoài da và bảo vệ tim mạch nhờ tác dụng làm ổn định lipid máu.

+Hàm lượng caroten tương đối dồi dào trong lá hoàng liên ô rô còn có tác dụng cân bằng quá trình tổng hợp và sản sinh các hormone sinh dục nữ. Đồng thời giúp duy trì nồng độ estrogen để giúp nữ giới khỏe mạnh hơn.

Công dụng

Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị kiết lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, ăn không tiêu.

+Điều trị đau mắt đỏ, viêm gan, vàng da.

+Điều trị ung thư gan.

+Hỗ trợ điều trị ung thư mũi họng.

+Điều trị viêm da dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa.

+Hỗ trợ điều trị ung thư phổi.

Liều dùng

Toàn cây đều có thể dùng chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, ăn uống khó tiêu, đau mắt đỏ, viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm gan vàng da, ho lao, ho ra máu, sốt từng cơn, lưng gối yếu mỏi.

Ngày dùng từ 10 - 20g sắc hoặc tán bột để uống.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

+Nếu bạn có tiền sử dị ứng các loại dược liệu khác nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi dùng cây hoàng liên ô rô.

+Trong hoàng liên ô rô chứa berberin nên trẻ em và trẻ sơ sinh không được dùng vì nó gây những tổn thương não cho trẻ.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOÀNG LIÊN GAI

HOÀNG LIÊN GAI

Hoàng liên gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Từ xa xưa, Hoàng liên gai đã được người dân vùng núi cao Sapa sử dụng trong điều trị các vấn đề thuộc bệnh lý tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGƯU BÀNG TỬ

NGƯU BÀNG TỬ

Cây Ngưu bàng là một loại dược liệu quý, với nhiều giá trị dinh dưỡng và có sự hiện diện đa dạng của các loại hoạt chất có nhiều tác dụng dược lý. Từ lâu đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
administrator
GIUN ĐẤT

GIUN ĐẤT

Giun đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Địa long, khâu dẫn, khúc đàn, ca nữ, phụ dẫn, thổ long, giun khoang, trùng hổ, khưu dẫn. Giun đất là loài động vật có ở khắp nước ta. Chúng không chỉ có lợi cho ngành nông nghiệp mà còn được dân gian dùng làm vị thuốc để điều trị bệnh, với tên gọi là Địa long. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỲ GIẢI

TỲ GIẢI

Tỳ giải (Dioscorea lokoro) là một loại thảo dược quý được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Dược liệu Tỳ giải được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỳ giải và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
KHIẾM THỰC

KHIẾM THỰC

Tên khoa học: Euryales ferox Salisb. Họ: Hoa súng (Nymphaeaceae) Tên gọi khác: Kê đầu thực, Nhạn đầu, Thủy kê đầu, Kê đầu liên, Khiếm thật, Khiếm thực mễ, Đại khiếm thực. Khiếm thực là dược liệu được lấy từ phần củ của cây hoa súng.
administrator
CÂY LÁ GAI

CÂY LÁ GAI

Cây lá gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tầm ma, gai tuyến, trữ ma. Từ xưa đến nay, cây lá gai là một loại cây vô cùng quen thuộc ở nước ta, đặc biệt là ở những các vùng quê. Ở đây cây lá gai được xem như là một loại cây quan trọng trong mỗi dịp đám giỗ hoặc là tết đến xuân về vì người dân thường hay sử dụng lá của chúng để tạo nên những loại bánh vô cùng thơm ngon đặc biệt là có bánh ít lá gai đặc sản Bình Định. Không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh mà còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thai, lợi tiểu, an thần, cầm máu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CẢI CÚC

CẢI CÚC

Cải cúc là loại rau quen thuộc với người Việt Nam, thường được chế biến thành món canh. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng làm dược liệu trong y học với tác dụng như: giải cảm, điều trị huyết áp cao, đau đầu kinh niên, chữa lậu, đau bụng, tiêu hoá, tán phong nhiệt,…
administrator
TINH DẦU THIÊN NHIÊN

TINH DẦU THIÊN NHIÊN

Tinh dầu hiện nay là một thành phần được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu hóa học là 2 loại khác nhau và có những tác động khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu thiên nhiên cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator