NGƯU BÀNG TỬ

Cây Ngưu bàng là một loại dược liệu quý, với nhiều giá trị dinh dưỡng và có sự hiện diện đa dạng của các loại hoạt chất có nhiều tác dụng dược lý. Từ lâu đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

daydreaming distracted girl in class

NGƯU BÀNG TỬ

Giới thiệu về dược liệu Ngưu bàng tử

- Cây Ngưu bàng là một loại dược liệu quý, với nhiều giá trị dinh dưỡng và có sự hiện diện đa dạng của các loại hoạt chất có nhiều tác dụng dược lý. Từ lâu đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các bộ phận của cây Ngưu bàng đều có thể dùng làm thuốc. Trong đó, Ngưu bàng tử là quả chín của cây, được sử dụng nhiều để trị các bệnh lý rất hiệu quả. Vị thuốc Ngưu bàng tử được sử dụng để chữa trị những chứng bệnh ngoài da và có thể dùng đường uống để chữa nhiều loại bệnh khác nhau.

- Tên khoa học: Arctium lappa Linn.

- Họ khoa học: Asteraceae (họ Cúc).

- Tên gọi khác: Đại đao tử, Á thực, Hắc phong tử, Lệ thực, Đại lục tử,…

Tổng quan về dược liệu Ngưu bàng tử

- Theo các tài liệu tham khảo, nguồn gốc của cây Ngưu bàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Sau đó do sự trao đổi và giao thương giữa các quốc gia, loài này đã được du nhập vào nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, Ngưu bàng có mặt ở hầu hết các quốc gia thuộc khu vực châu Âu, châu Á và phía Bắc của châu Mĩ. Đây là một dược liệu cho nhiều tác dụng tuy nhiên giá thành lại thấp hơn các vị thuốc khác như Nhân sâm, lại rất dễ trồng trọt nên có giá trị kinh tế cao.

- Cây Ngưu bàng có những bộ phận dùng làm thuốc là rễ và quả của cây. Rễ của cây gọi là Ngưu bàng Căn, còn quả của cây gọi là Ngưu bàng tử. Quả của cây có thể thu hoạch quanh năm để làm thuốc, tuy nhiên để thu hoạch rễ thì nên chọn những cây từ 2 năm tuổi trở lên để cho tác dụng hiệu quả.

Mô tả dược liệu Ngưu bàng tử

- Cây Ngưu bàng là một loài cây thân thảo lớn, sống từ 1 – 2 năm. Chiều cao của cây từ khoảng 1 – 2 m. Thân của cây phân nhánh nhiều hơn khi đi từ dưới lên trên.

- Lá cây Ngưu bàng có hình dạng trái tim, to và rộng. Mặt dưới của lá quan sát được nhiều lông trắng. Cuống lá khá dài, lá mọc so le.

- Ngưu bàng tử khi được thu hoạch và bào chế thành dược liệu sẽ có hình dạng quả giống hình trứng. Bề mặt bên ngoài có màu nâu và có những đốm màu đen. Đỉnh quả tù, rộng và phần hẹp về phía phần đáy quả. Vỏ quả khá cứng. 

- Quả ngưu bàng khi thu hái có nhiều gai nên người thu hoạch cần phải chú ý mang găng tay lúc hái quả. Thời gian thu hoạch quả tốt nhất là vào khoảng tháng 8 – 9 vì khi ấy hàm lượng hoạt chất trong quả cao nhất.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: dùng quả và rễ của cây.

- Thu hái: phải chọn những cây từ 2 năm tuổi trở lên khi thu rễ.

- Chế biến:

  • Quả: sau khi thu hái thì rửa sạch để loại bỏ đất cát và bụi bẩn, đập ra đem phơi khô và sử dụng dần.

  • Rễ: phải chọn những cây từ 2 năm tuổi trở lên để cho tác dụng tốt nhất, sau khi thu hái phải xử lý nhanh và thái thành lát mỏng để bảo quản vì rễ rất dễ bị hư.

  • Rễ và quả sau khi xử lý phơi khô có thể sử dụng đơn độc hay bào chế thành nhiều dạng thuốc để sử dụng tùy vào mục đích trị bệnh.

Thành phần hóa học

- Theo các nghiên cứu đã chỉ ra các thành phần hóa học có tác dụng chính trong dược liệu là: tannin, arctigenin, arctiin, beta-eudesmol, caffeic acid, chlorogenic acid, inulin, trachelogenin 4, sitosterol-beta-D-glucopyranoside, lappaol và diarctigenin.

- Quả của cây Ngưu bàng chứa các acid béo bão hòa và không bão hòa như acid stearic, acid oleic, acid palmitic.

- Ngoài các thành phần trên, Ngưu bàng tử còn chứa các thành phần khác như các polyphenol, alkaloid, lignan, terpenoid, các hợp chất cấu trúc khung steroid. Đây đều là những hoạt chất có nhiều tác dụng sinh học, góp phần làm nên tác dụng của dược liệu.

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của Ngưu bàng tử

Ngưu bàng tử có các tác dụng dược lý sau:

- Tác dụng kháng viêm: Dịch chiết của Ngưu bàng tử cho tác dụng ức chế một số hóa chất trung gian trong quá trình viêm như các cytokine tiền viêm, ức chế yếu tố nhân kappa B (NF-KB), các enzyme trong quá trình viêm và trung hòa các gốc tự do oxy hóa (ROS).  Ngoài ra, dược liệu cho tác dụng tăng cường sản xuất Nitric oxide (NO). Các lignan trong cây được tin là đóng vai trò chính vào tác dụng của dược liệu.

- Tác dụng chống ung thư: Arctigenin là một hoạt chất được tìm thấy trong hạt của Ngưu bàng tử cho tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư khác nhau (PANC-1 và AsPC-1). Ngoài ra các hợp chất flavonoid và các polyphenol cho tác dụng bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi các yếu tố tác động của môi trường, từ đó ngăn chặn sự đột biến của tế bào – yếu tố khởi phát của ung thư.

- Tác dụng ngăn ngừa đái tháo đường: Các nghiên cứu đã chỉ ra Ngưu bàng tử cho tác dụng hạ đường huyết thông qua cơ chế ức chế enzyme alpha glucosidase – enzyme đóng vai trò phân cắt các phân tử carbohydrate phức tạp thành các phân tử glucose đơn giản. Ngoài ra, thành phần inulin trong dược liệu cũng cho tác động đến các receptor liên quan đến quá trình chuyển hóa glucose, giúp điều hòa nồng độ đường huyết trong cơ thể luôn ở mức hằng định.

- Tác dụng kháng khuẩn và kháng virus: Ngưu bàng tử cho tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như Bacillus subtilis, Candida albicans, Lactobacillus acidophilus và Pseudomonas aeruginosa. Dược liệu còn cho tác dụng ức chế một số virus như chủng virus herpes (HSV-1, HSV-2) và chủng adenovirus (ADV-3, ADV-1). Hợp chất Arctigenin còn cho tác dụng hiệu quả trước chủng virus HIV ở trong nghiên cứu in vivo và in vitro.

- Ngoài các tác dụng trên, Ngưu bàng tử còn cho một số tác dụng dược lý khác đã được nghiên cứu như: tác dụng hạ huyết áp, hỗ trợ các bệnh lý do thận suy, tác dụng lợi tiểu,…

Tác dụng – công dụng của Ngưu bàng tử theo Y học cổ truyền 

- Tính vị: vị cay đắng, tính hàn.

- Quy kinh: Phế và Vị.

- Công năng - chủ trị: 

  • Sử dụng trong các trường hợp tiểu tiện không thông, sốt, cảm cúm, ho, mụn nhọt, đau họng. Ngoài ra còn có tác dụng trừ phong, sát trùng, giải độc, tiêu thũng, chữa trị các bệnh về phổi.

  • Ngưu bàng tử còn có tác dụng điều trị trong một số bệnh lý như: viêm tai, viêm phổi, sưng vú, mụn nhọt ngoài da, nhanh khỏi bệnh thủy đậu, có tác dụng sát trùng.

Cách dùng – Liều dùng của Ngưu bàng tử

- Cách dùng: tùy vào mục đích sử dụng có thể dùng Ngưu bàng tử với nhiều cách dùng là liều lượng khác nhau. Ngưu bàng tử thường dùng dưới dạng thuốc sắc, dạng thuốc viên hoàn,… Ngoài ra có thể dùng đường ngoài da. Dùng đơn độc hay kết hợp với các dược liệu khác trong các bài thuốc đều được.

- Liều dùng: dựa trên các tài liệu tham khảo

  • Dùng dạng thuốc sắc: Liều từ 6 – 12 g mỗi ngày.

  • Dùng dạng ngoài da: Không giới hạn liều dùng.

Một số bài thuốc dân gian có Ngưu bàng tử

- Bài thuốc giảm đau rát họng:

  • Chuẩn bị: 16 g Ngưu bàng tử, 12 g Đại hoàng, 12 g Phòng phong, 8 g Kinh giới tệ, 4 g Bạc hà và 4 g Cam thảo. 

  • Tiến hành: các vị thuốc trên đem đi sắc uống, sử dụng 1 thang mỗi ngày

- Bài thuốc chữa cảm cúm, phát sốt, ho đờm vàng:

  • Chuẩn bị: 8 – 12 g Ngưu bàng tử, 8 – 12 g Kim ngân hoa, 8 – 12 g Liên kiều, 8 – 12 g Đạm đậu xị, Bạc hà, Trúc diệp, 6 - 12 g Cát cánh, 4 g Kinh giới và 4 g Cam thảo.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc uống và sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Ngưu bàng tử

- Người dị ứng với dược liệu không nên dùng.

- Phụ nữ có thai hay phụ nữ cho con bú không nên dùng.

- Khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, không được tự ý sử dụng để tránh các tác dụng phụ.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOẮC HƯƠNG

HOẮC HƯƠNG

Hoắc hương là dược liệu phổ biến tại các quốc gia châu Á, được xem như một loại thảo dược thần kỳ đối với sức khỏe con người. Dược liệu có tác dụng trong việc chữa cảm cúm, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy, viêm mũi, ăn không tiêu,...; có khả năng kháng khuẩn, tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa nên cũng được dùng để trị ợ nóng, đầy hơi, kiết lỵ, tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản, hôi miệng…
administrator
LÁ ATISO

LÁ ATISO

Cây atiso là “thần dược” được dân gian ưa chuộng được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Atiso là thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị các bệnh về gan, tiểu đường, đau dạ dày, thấp khớp,… Bên cạnh đó, sử dụng cây atiso mỗi ngày giúp cho bạn có một làn da đẹp, khỏe, không bị khô ráp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XÀ SÀNG

XÀ SÀNG

Xà sàng (Cnidium monnieri) là một loại dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong trong y học cổ truyền. Xà sàng được biết đến với tác dụng chữa trị nhiều bệnh như ngứa ngáy, viêm da, rôm sảy, đau đầu, và còn có tác dụng giúp tăng cường sinh lý nam giới. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Xà sàng và cách sử dụng dược liệu này nhé.
administrator
HỒI ĐẦU THẢO

HỒI ĐẦU THẢO

Cây Hồi đầu thảo là loại dược liệu quý trong Y Học Cổ Truyền Việt Nam với công dụng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng cường tiêu hóa, giải độc, giảm đau, chữa các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột non, nhuận tràng, tiêu chảy, chữa vàng da do viêm gan, ăn không tiêu, đau tức bụng; chữa suy nhược thần kinh, đau nhức toàn thân...
administrator
BẠCH ĐẬU KHẤU

BẠCH ĐẬU KHẤU

Bạch đậu khấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: bạch khấu xác, đới xác khấu, đông ba khấu, đậu khấu, xác khấu, bạch khấu nhân, đa khấu, tử đậu khấu,... Bạch đậu khấu - loài cây với cái tên nghe hơi “lạ lạ” mọc tự nhiên với nhiều công dụng trong đời sống con người. Ở một số nơi, người ta lấy hạt cách đậu khấu làm gia vị rất thơm ngon. Vậy bạch đậu khấu có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết công dụng và cách dùng của loại dược liệu này.
administrator
TỎI ĐỘC

TỎI ĐỘC

Tỏi độc (Colchicum autumnale) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và được đánh giá là có tác dụng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Tỏi độc chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư, tác động đến hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, Tỏi độc được sử dụng trong điều trị bệnh gout, có độc tính cao, do đó cần phải được sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
administrator
DÀNH DÀNH

DÀNH DÀNH

Cây dành dành, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thủy hoàng chi, chi tử, mac làng cương. Dành dành (Chi tử) là cây mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở nước ta. Cây Dành dành được trồng làm cảnh, quả được lấy làm màu vàng nhuộm trong thực phẩm (bánh xu xê, thạch). Ngoài những công dụng như trên cây dành dành còn có công dụng như một vị thuốc trong Đông Y. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SA NHÂN TÍM

SA NHÂN TÍM

Sa nhân tím là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 1,5 – 2,5m. Thân rễ thường mọc bò lan trên mặt đất. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 23 – 30cm, rộng 5-6cm, gốc hình nêm, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng; lưỡi bẹ mỏng, xẻ đôi; cuống lá dài 5-10mm.
administrator