SA NHÂN TÍM

Sa nhân tím là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 1,5 – 2,5m. Thân rễ thường mọc bò lan trên mặt đất. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 23 – 30cm, rộng 5-6cm, gốc hình nêm, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng; lưỡi bẹ mỏng, xẻ đôi; cuống lá dài 5-10mm.

daydreaming distracted girl in class

SA NHÂN TÍM

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Amomum longiligulare T.L. Wu

Họ: Zingiberaceae (Gừng)

Tên gọi khác: Mé tré bà, co nẻnh (Thái), mác nẻng (Tày); sa ngần (Dao), pa đoóc (K'Dong), la vê (Ba Na).

Đặc điểm thực vật

Sa nhân tím là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 1,5 – 2,5m. Thân rễ thường mọc bò lan trên mặt đất. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 23 – 30cm, rộng 5-6cm, gốc hình nêm, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng; lưỡi bẹ mỏng, xẻ đôi; cuống lá dài 5-10mm.

Cụm hoa mọc từ thân rễ thành bông, có 5 – 7 hoa màu trắng; lá bắc ngoài hình bầu đục, màu nâu, lá bắc trong dạng ống; đài dài 1,5cm, có 3 răng nhọn; tràng hình ống dài 1,3 – 1,5cm, chia 3 thùy, mặt ngoài có lông thưa, thùy giữa hình trứng ngược, hai thùy bên hẹp; cánh môi gần tròn, đưòng kính 2 – 2,6cm, lõm, mép màu vàng, giữa có sọc đỏ, đầu cánh môi xẻ hai thùy nhỏ gập ra phía sau, không có nhị lép, chỉ nhị dài hơn bao phấn; bầu hình trụ tròn, hơi phình ở giữa, có lông trắng.

Quả hình cầu, màu tím, đường kính 1,3-2cm, mặt ngoài có gai ngắn, chia 3 ô; hạt có áo, đa dạng, đường kính 3-4 mm. 

Mùa hoa quả: gần như quanh năm.

Phân bố, sinh thái

Sa nhân tím là cây ưa ẩm, chịu bóng và ưa sáng trong trường hợp mọc thành những quần thể lớn thuần loài trên đất sau nương rẫy. Cây thường tập trung mọc thành đám ở ven rừng kín thường xanh, rừng thứ sinh dọc theo hành lang ven suối, sinh chồi gốc khỏe vào 2 vụ xuân hè và hè thu.

Sa nhân tím phân nhiều ở khu vực nhiệt đới ở Đông Nam Á và Nam Á. Cây phân bố ở đảo Hải Nam Trung quốc, đến vùng Trung Lào và Việt Nam. 

Việt Nam là nước có nguồn Sa nhân tím mọc tự nhiên phong phú nhất trong khu vực, cây phân bố tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Tây Nguyên

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Quả, thu hái vào tháng 6-9, thường tập trung vào tháng 8, thời điểm thu tốt nhất là khi vỏ quả chuyển sang màu vàng nhưng còn rắn. Tùy vào thời điểm thu hoạch và sấy khô để phân loại Sa nhân:

  • Loại hạt cau được xem là loại tốt nhất, có hạt to. Khi hạt khô thường không bị nhăn nheo. Hạt có màu nâu sẫm, vỏ cứng, nhấm cay nhiều, nồng.

  • Sa nhân non được xem là sa nhân loại 2. Thường hạt không mẩy, có vết nhăn nheo, có màu vàng răng ngựa, nhấm ít cay hơn loại 1.

  • Loại 3 là Sa nhân vụn. Bao gồm những quả Sa nhân đường, hay non bị vỡ ra hoặc do khi thu hoạch không được phơi sấy đúng.

  • Loại 4 là Sa nhân đường, khi sờ tay thấy ẩm hơi dính, nhấm hơi ngọt, mềm, màu đen.

Thành phần hóa học 

Trong sa nhân tím chứa chủ yếu là tinh dầu với hàm lượng khoảng 0.65%. Thành phần tinh dầu gồm camphor, pinen và limonen – borneol.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền, quả sa nhân tím có vị cay, tính ấm, mùi thơm, vào kinh tỳ, vị, thận, có tác dụng tán hàn, tán ihấp, hành khí, khai vị, tiêu thực, kích thích tiêu hóa. Do đó, quả được dùng trị bụng trướng đau, ăn không tiêu, đầy bụng, tả, lỵ, nôn mửa.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng hằng ngày: 1 – 3g, có khi đến 4 – 6g. Ngoài ra, sa nhân tím còn được dùng làm gia vị trong thực phẩm và chế rượu mùi.

Một số bài thuốc có dược liệu sa nhân tím:

- Bài thuốc chữa có thai bị lạnh bụng, dầy hơi, tiểu tiện không thông: Phơi khô sa nhân tím và hương phụ với lượng bằng nhau, sau đó tán bột. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3 – 4g. Hoặc sắc uống sa nhân tím và hương phụ mỗi vị 8g, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

- Bài thuốc chữa tiêu chảy: Tán thành bột mịn các dược liệu ha nhân tím, trần bì, vỏ cây vối, vỏ rụt, thanh bì, thần khúc, mạch nha, mỗi vị 2g, hoặc có thể làm thành viên. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 4g với nước sắc tía tô. 

- Bài thuốc chữa ăn không tiêu, nôn mửa, dau bụng, trẻ em cam tích: Tàn thành bột các dược liệu sa nhân tím 4g, mộc hương 6g, chỉ thực 6g, bạch truật 4g, sau đó rây mịn. Dùng nước sắc bạc hà nấu với gạo thành hồ rồi trộn với bột dược liệu làm viên 0,25g. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 2-3 viên.

- Bài thuốc chữa đau nhức răng: Hạt sa nhân tím phơi khô, giã thành bột, chấm vào chỗ răng đau, hoặc ngâm rượu cho đặc rồi ngậm.

- Bài thuốc chữa tê thấp: Ngâm 10 g thân rễ sa nhãn tím 10g với 100ml rượu trong 15 ngày, xoa bóp hàng ngày. Hoặc phối hợp với lá hồng bì dại (dâm hôi), nấu kỹ với nước, ngâm chân lúc nước còn ấm.

- Hỗ trợ điều trị tăng cholesterol máu: Chuẩn bị các dược liệu Sa nhân tím 8 g, Phòng đảng sâm, dây Câu đằng, Củ chóc (chế) 15 g. Củ tóc (bỏ lõi), Thạch cao, Bạc hà, vỏ Quýt mỗi vị 12 g. Cúc hoa vàng, lá Tre non mỗi vị 10 g. Làm thành viên hoàn, mỗi ngày uống 20 – 30 g.

Lưu ý

- Không dùng sa nhân tím cho người có thể trạng nóng trong người.

- Sa nhân tím có tính nhuận tràng tẩy xổ mạnh thường sử dụng trong các trường hợp táo bón, tắc ruột. Tuy nhiên cần phải lưu ý đối với các trường hợp có chống chỉ định với thuốc, cần tham vấn với bác sĩ về chuyên môn và cách sử dụng để đạt hiệu quả cao và tính an toàn cho người bệnh.

 

Có thể bạn quan tâm?
SỬ QUÂN TỬ

SỬ QUÂN TỬ

Sử quân tử có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng trừ thấp nhiệt, kiện tỳ vị, tiêu thực, sát trùng và tiêu tích. Do đó dược liệu được dùng trong các trường hợp ngứa do các bệnh về da, tiêu chảy, lỵ, tiểu đục, nhiễm giun đũa, bụng đau, ăn không tiêu, trùng tích, cam tích,…
administrator
HẠT ĐÁC

HẠT ĐÁC

Hạt đác là loại hạt ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng, vitamin… có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như chữa sốt, lợi tiểu, chữa viêm cuống phổi, tiêu hóa...
administrator
KIM NGÂN HOA

KIM NGÂN HOA

- Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb. - Họ: Caprifoliaceae (Cơm cháy) - Tên gọi khác: Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa.
administrator
Ô RÔ NƯỚC

Ô RÔ NƯỚC

Ô rô được chia thành 2 loại chủ yếu là Ô rô cạn và Ô rô nước. Mỗi loại Ô rô khác nhau sẽ có các đặc tính thực vật và tác dụng dược lý khác nhau. Đối với Ô rô nước, đây là một vị thuốc Y học cổ truyền rất quý khi nó có thể mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe.
administrator
THẠCH XƯƠNG BỒ

THẠCH XƯƠNG BỒ

Nền văn minh Y học cổ truyền đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của y học. Vị thuốc thạch xương bồ, rất quen thuộc trong dân gian và được sử dụng rộng rãi với công dụng khai khiếu, hóa đờm, thông khí. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch xương bồ cũng như những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.
administrator
CỎ XƯỚC

CỎ XƯỚC

Cỏ xước là loại dược liệu có tính mát, quy vào kinh Can, Thận có tác dụng thanh nhiệt, trị táo bón, giảm huyết áp, điều trị viêm gan, viêm đa khớp… Cùng tìm hiểu những công dụng chữa bệnh của cây cỏ xước, cách sử dụng và tác hại của dược liệu này.
administrator
MÙI TÀU

MÙI TÀU

Tên khoa học: Eryngium foetidum L Họ Hoa tán (Apiaceae) Tên khác: Ngò gai; Ngò tàu; Ngò tây; Mùi gai; Già nguyên tuy.
administrator
DẠ CẨM

DẠ CẨM

Dạ cẩm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đất lượt, chạ khẩu cắm, loét mồn, đứt lướt, cây loét miệng, dây ngón cúi, ngón lợn. Cây dạ cẩm từ lâu đã được xem là một dược liệu quý giúp chữa trị các bệnh như viêm loét dạ dày, loét miệng, lở lưỡi…Vì nó mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao nên từ năm 1960 đã được bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh mục những cây thuốc điều trị bệnh dạ dày. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator