BẠCH TẬT LÊ

Bạch tật lê, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thích tật lê, gai yết hầu, tật lê, gai ma vương, quỷ kiến sầu nhỏ,... Bạch tật lê là vị thuốc quý giúp cải thiện chức năng sinh lý nam giới hiệu quả. Bên cạnh đó dược liệu này còn có nhiều công dụng khác như hỗ trợ điều trị bệnh về thị giác, tiêu hóa, viêm loét miệng,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH TẬT LÊ

Đặc điểm tự nhiên

Bạch tật lệ là loại cây thân thảo, bò lan trên mặt đất, có thể thành thảm rộng đến 1m nhiều cành dài 30-60cm. Lá mọc đối dài 2-3cm, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới.

Hoa màu vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống ngắn thường nở vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ.

Quả nhỏ, khô, gồm 5 quả cứng, có gai dài, nhọn rất cứng, có hình 3 cạnh, có thể làm tổn thương nếu đi chân trần dẫm phải. Dưới lớp vỏ dày có hạt có phôi không nội nhũ.

Bạch tật lê có thể mọc nhiều ở trên nhiều quốc gia, tại nước ta thường tập trung phân bố ở những nơi ven biển như tỉnh Quảng Bình kéo dài tới Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và một số tỉnh phía Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thường sử dụng quả chín đã sấy hoặc phơi khô để bào chế dược liệu.

Thu hái: Quả tật lê thường được thu hái vào tháng 8-9 hằng năm. Khi thu hái thường cắt cả cây về, sau đó dùng gậy đập để quả rơi. Quả được chọn phải là quả già, cứng và chắc. Có thể dùng sống hoặc sao qua cho cháy gai trước khi dùng.

Chế biến: 

+Đồ quả trong 3 giờ, sau đó phơi khô và giã cho hết gai. Tiếp theo đem tẩm rượu, đồ tiếp trong 3 giờ, phơi khô và để dùng dần.

+Bỏ các quả được chọn vào nước để loại bỏ gai và quả lép. Sau đó đem sao vàng và nghiền thành bột

Thành phần hóa học

Trong quả tật lê có chứa 0,001% alkaloid, 3,5% chất béo, một ít tinh dầu, chất nhựa và rất nhiều nitrat, chất phylloerrythin (sắc tố đỏ của lá), tanin, flavonoid, rất nhiều saponin trong đó có diosgenin, gitogemin và clorogenin.

Tác dụng

+Dịch chiết protodioscin trong quả tật lệ tác động chuyển hóa DHEA giúp cải thiện chức năng cương dương và ham muốn tình dục ở nam giới.

+Có tác dụng tác động đến tuyến yên nhằm tăng cường hormone nam tự nhiên.

+Tác dụng giảm đau: Cao chiết lạnh với cồn 50° của toàn cây bạch tật lê trong thử nghiệm với phương pháp gây đau do nhiệt đã biểu lộ tác dụng giảm đau rõ rệt.

+Tác dụng giảm lipid máu: Giảm LDL-Cho và tăng HDL-Cho. Cơ chế là giảm sinh tổng hợp cholesterol ở gan và tăng thải trừ acid mật trong phân.

+Tác dụng bổ thận tráng dương.

+Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch: Saponin trong Bạch tật lê còn làm hỗ trợ giảm lượng glucose và triglyceride trong máu xuống xấp xỉ 20 đến 23,4%, hỗ trợ giảm nguy cơ mỡ máu và đường huyết tăng.

Công dụng

Bạch tật lê có vị đắng, hơi cay. Nếu sao lên thì có tính ấm còn dùng sống thì có tính bình sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt.

+Điều trị lở loét và ngứa ngáy da.

+Hỗ trợ điều trị đau mắt lâu ngày, nhức mắt, thị lực giảm sút,chảy nước mắt.

+Hỗ trợ điều trị  loét miệng, viêm họng đỏ, mụn lở, sưng lợi, viêm chân răng có mủ.

+Tác dụng cải thiện sinh lực cho nam giới.

+Điều trị thận hư tiết tinh, di tinh, hoạt tinh, liệt dương.

+Điều trị trẻ em đái dầm.

+Điều trị suy nhược thần kinh.

+Hỗ trợ điều trị di chứng tai biến mạch máu não.

+Hỗ trợ điều trị viêm đa dây thần kinh.

Liều dùng

Mỗi ngày dùng 12-16g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Lưu ý khi sử dụng

Những người huyết hư, khí yếu không sử dụng được.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
BẠCH ĐẦU ÔNG

BẠCH ĐẦU ÔNG

Bạch đầu ông, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hồ vương sứ giả, bạch đầu thảo, miêu đầu hoa, phấn thảo, phấn nhũ thảo. Cây bạch đầu ông là một loại thảo dược phổ biến có nhiều tác dụng hữu ích. Cây có tên gọi là bạch đầu ông là vì phía gần gốc của cây người ta thấy có chỗ trắng như bạch nhung, hình dáng lại như đầu ông lão, nên cái tên bạch đầu ông là bắt nguồn từ hình dáng của chúng. Còn về cụ thể công dụng, cách sử dụng vị thuốc đó như thế nào, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết đến quý bạn đọc.
administrator
KHOAI NƯA

KHOAI NƯA

Tên khoa học: Amorphophallus konjac K. Koch. Họ: Ráy (Araceae) Tên gọi khác: Củ nưa, Khoai na, Quỉ cậu…
administrator
MƯỚP TÂY

MƯỚP TÂY

Mướp tây hay còn gọi là Đậu bắp, vốn dĩ là một loại thực vật không còn xa lạ gì với mọi người. Không chỉ là món ăn đầy chất dinh dưỡng trong các bữa cơm của người dân Việt Nam. Mướp tây còn là một loài dược liệu với nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Mướp tây chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng có lợi ở hầu hết các bộ phận của cây. Do đó nó được sử dụng rất nhiều trong nền y học cổ truyền ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
administrator
LÁ BÀNG TƯƠI

LÁ BÀNG TƯƠI

Lá bàng tươi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bàng biển, quang lang. Lá bàng là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian. Trong đó, việc dùng lá bàng chữa viêm phụ khoa là một trong những phương pháp được nhiều chị em tin dùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CAM THẢO DÂY

CAM THẢO DÂY

Cam thảo dây đã được sử dụng trong dân gian từ lâu. Mỗi bộ phận được dùng với một vị thuốc. Tên gọi khác: Cườm thảo đỏ, Dây chi chi Tên khoa học: Abrus precatorius L Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây Cam thảo dây Abrus precatorius L., họ Đậu - Fabaceae.
administrator
CÁT SÂM

CÁT SÂM

Cát sâm (Millettia speciosa) là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều bệnh. Với tên gọi khác là Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự... Cát sâm có xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc tính của Cát sâm, công dụng của nó trong Y học cổ truyền, cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng Cát sâm để chữa bệnh.
administrator
BẠCH BIỂN ĐẬU

BẠCH BIỂN ĐẬU

Khá nhiều người sẽ xa lạ với cái tên Bạch biển đậu, thế nhưng nếu nhắc đến Đậu ván trắng thì có lẽ được nhiều người biết đến hơn; Đó là một món chè ăn giải nhiệt vào mùa hè nắng nóng. Trong Đông Y, đậu ván không chỉ được dùng để chế biến món ăn thanh nhiệt, giải độc mà còn được sử dụng trong bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể, ăn uống kém, cảm nắng, sốt cao,…
administrator
Ổ RỒNG

Ổ RỒNG

Ổ rồng là một loài dược liệu quý có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ổ rồng được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị một số bệnh như phù thũng, ghẻ ngứa, mẩn ngứa và làm liền xương. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số hoạt chất có trong Ổ rồng có khả năng chống oxy hóa và chống viêm, đem lại nhiều tiềm năng trong việc chữa trị các bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm và tổn thương tế bào.
administrator