CÀ ĐỘC DƯỢC

Cà độc dược (Datura metel) là một loại cây cỏ nhỏ, cao khoảng 1 – 2 mét. Hai thành phần chính của Cà độc dược là Atropin và Hyoxin có nhiều công dụng đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều Cà độc dược có thể gây ngộ độc, cần các phương pháp điều trị kịp thời.

daydreaming distracted girl in class

CÀ ĐỘC DƯỢC

Giới thiệu về dược liệu 

Cà độc dược là một loại cây cỏ nhỏ, cao khoảng 1 – 2 mét. Thân của nó có màu xanh lá hoặc tím, tương đối nhẵn, mọc ra nhiều cành non cùng nhiều lông tơ ngắn và nhiều bì khổng ở thân cây. Lá cây mọc cách nhau. Loài cây này vừa để làm cảnh, vừa chữa bệnh.

Tên gọi khác: Mạn đà la (hoa trắng), cà diên, cà lục dược, sùa tùa, hìa kía phiếu…

Tên khoa học: Datura metel

Họ khoa học: họ Cà

Cà độc dược có nguồn gốc từ Nam Mỹ ở các nước Mexico và Peru

Đặc điểm hình thái

Hiện tại, cà độc dược gồm 3 loại:

  • Cà độc dược có hoa trắng, cành xanh, thân xanh.

  • Cà độc dược có hoa đốm tím, cành xanh, thân xanh.

  • Cà độc dược lai (lai từ 2 loại trên).

Cả 3 loại cà độc dược đều có các đặc điểm chung, bao gồm:

  • Là một loại cây thân thảo, cao khoảng 1- 2 m và sống quanh năm. 

  • Thân cây có bề mặt nhẵn, xuất hiện nhiều chấm nhỏ, nhiều bì khổng, có màu xanh lá hoặc tím và từ thân mọc ra nhiều cành non.

  • Trên những cành non xuất hiện nhiều lông tơ trắng, ngắn. 

  • Lá của cà độc dược thuộc loại lá đơn, trên bề mặt có màu xanh xám, mặt dưới có màu xanh nhạt và lá non có nhiều lông. Những lá cây mọc cách nhau và đoạn gần ngọn cành, chúng mọc thành từng vòng và đối nhau. Phiến lá cứng, méo có hình xẻ răng cưa hoặc lượn sóng. 

  • Hoa có màu trắng hoặc màu vàng, mọc đơn độc ở nách lá. Các cánh hoa dính liền với nhau tạo thành hình giống như cái loa, hoa dài khoảng 16 – 18cm. 

  • Hoa khi héo, chúng để lại một phần và từ phần này hình thành nên quả của cà độc dược. Quả có màu xanh, hình cầu, có gai, đường kính khoảng 3cm, khi chín nở thành 4 mảnh. Ở trong quả chứa nhiều hạt nhăn nheo màu nâu vàng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Phân bố

Nguồn gốc của cây độc dược từ Mexico và Peru.

Ở Việt Nam, chúng mọc hoang ở những vùng đất hơi ẩm, mùn và cũng được trồng ở nhiều tỉnh gồm: Hải Dương, Nghệ An, Đồng Tháp, Vĩnh Phúc, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Thanh Hóa,… 

Thu hái, chế biến 

Không phải bộ phận nào trên cây độc dược cũng có thể sử dụng để làm thuốc. Trong Đông y, lá và hoa được sử dụng nhiều để làm dược liệu.

Lá cây thường được thu hoạch lúc cây sắp ra hoa hoặc đang ra hoa và được chọn để hái nhiều nhất là loại lá bánh tẻ.

Hoa thường hái vào mùa thu.

Sau thu hoạch, hoa và lá được đem sấy hoặc phơi nhẹ.

Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ẩm, mốc.

Thành phần hóa học 

Một số thành phần hóa học nổi bật có trong cây cà độc dược như: alkaloi, scopolamine, hyoscyamin, hyoxin, atropine,…

Tác dụng - Công dụng 

Atropin

  • Làm cơ vòng của mắt dãn ra, nên đồng tử giãn. Nhãn cầu dẹt lại, áp lực mắt tăng lên. Sự tiết nước bọt, mồ hôi, dịch vị, dịch ruột ngừng lại.

  • Làm nở khí đạo khi khí đạo bị co thắt và phó giao cảm bị kích thích. Lúc bình thường, atropin không tác dụng, ít tác động trên nhu động ruột và co thắt ruột.

  • Liều độc atropin tác động lên não làm say hoặc phát điên, hô hấp tăng, sốt, cuối cùng thần kinh trung ương bị ức chế và tê liệt.

Hyoxin

  • Hyoxin gần giống atropin, nhưng thời gian làm giãn đồng tử ngắn hơn.

  • Khi ngộ độc, hyoxin ức chế thần kinh nhiều hơn là kích thích.

  • Hyoxin được dùng để chữa cơn co giật của bệnh Parkinson, phối hợp với atropin để chống say phi cơ hoặc tàu thủy, làm thuốc dịu thần kinh.

Công dụng và liều dùng 

Những công dụng của cây độc dược bao gồm:

  • Chữa ho, hen

  • Chống co bóp trong bệnh loét dạ dày 

  • Say sóng hoặc nôn mửa khi đi máy bay

  • Dùng đắp mụn nhọt, giảm đau nhức

  • Cà độc dược còn dùng làm nguyên liệu để chế hyoxin.

Sử dụng dược liệu dưới các dạng sau:

  • Bột lá hoặc bột hoa; lá hoặc hoa phơi khô, thái nhỏ để hút như thuốc lá, sử dụng mỗi ngày ngày 1-1,5g. Nếu thấy triệu chứng ngộ độc thì ngưng sử dụng. 

  • Dùng dưới hình thức rượu 1/10 (ngày dùng 0,5-3g rượu cho người lớn, 0,1g cho trẻ em). 

  • Đơn thuốc lá chữa hen: hoa hoặc lá phơi khô, thái nhỏ, kali nitrat 1 phần. Những nguyên liệu này cho vào giấy cuộn thành điếu thuốc lá. Ngày hút 1-1,5g vào lúc có cơn hen.

Lưu ý

Đây là các bài thuốc chữa bệnh từ cà độc dược, tuy nhiên có thể gây ngộ độc cho người sử dụng nên nếu không may gặp phải tình trạng này, hãy giải quyết bằng một trong những phương pháp sau:

  • Nếu đối tượng bị ngộ độc là người trưởng thành, hãy cho bệnh nhân uống nước chè đặc để gây nôn, rửa dạ dày. Sau đó, giữ ấm cho cơ thể và để không gian yên tĩnh cho bệnh nhân. 

  • Ngộ độc nhẹ, bệnh nhân còn tỉnh táo, hãy giải độc bằng cách: Chuẩn bị 400g vỏ đậu xanh, 200g kim ngân hoa, 100g liên kiều, 10g cam thảo. Đem những dược liệu này cho vào nồi và sắc lên cùng với 3 bát nước. Đun cho đến khi nước rút cạn còn khoảng 1 bát thì bệnh nhân uống từng ngụm nhỏ, sẽ giúp giải độc cho bệnh nhân. 

Phương pháp tốt nhất là hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu ngộ độc.

 

Có thể bạn quan tâm?
LONG NÃO

LONG NÃO

Cây Long não (Cinnamomum camphora N. et E.) hay còn được gọi là dã hương, chương não, long não hương, mai hoa băng phiến, là cây thuộc họ long não (Lauraceae).
administrator
XẠ CAN

XẠ CAN

Xạ can (Iris domestica) là một loại dược liệu có lịch sử sử dụng trong Y học cổ truyền. Thành phần chính của Xạ can là Irisin, một chất saponin có tác dụng chống viêm và giảm đau. Xạ can có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, bao gồm đau đầu, đau khớp, viêm đường tiết niệu, và tăng huyết áp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Xạ can và cách sử dụng dược liệu này chữa bệnh nhé.
administrator
HOÀNG CẦM

HOÀNG CẦM

Hoàng cầm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thử vĩ cầm, hoàng văn, điều cầm, tửu cầm, không trường. Hoàng cầm có rất nhiều tác dụng như tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt, chỉ huyết, thanh thai nhiệt. Thường được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt ho, nhức đầu, ung nhọt, điều kinh, kiết lỵ…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY SI

CÂY SI

Cây si, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây gừa, cây cừa. Cây si,có thể nói đây là loại cây phổ biến ở Việt Nam, nó có sức sống mãnh liệt, có thể sống ở mọi nơi, mọi khí hậu hay hoàn cảnh môi trường khác nhau. Nó xuất hiện ở nhiều nơi từ nhà của các hộ gia đình cho đến nơi công cộng như đình, chùa và các công trình của nhà nước. Nhưng cây Si không chỉ là cây cảnh đơn thuần mà còn là một loại cây làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÔNG ỔI

BÔNG ỔI

Bông ổi là loại cây đẹp được dùng làm cây cảnh, nó còn được biết đến tên là Hoa ngũ sắc. Ngoài ra, loài hoa này còn được sử dụng làm vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, chữa đau bụng thổ tả, viêm da, hắc lào, cảm sốt. Tên gọi khác: Cây Ngũ sắc, hoa ngũ sắc, cây cứt lợn, thơm ổi, cây trâm ổi, hoa tứ quý, cây mã anh đơn, cây trâm hôi Tên khoa học: Lantana Camara L. Họ: Cỏ roi ngựa Verbenaceae.
administrator
MUỐI BIỂN

MUỐI BIỂN

Muối biển là muối được sản xuất bằng cách làm bay hơi nước biển, các tinh thể của muối biển thường khá lộn xộn và không đồng nhất với nhau vì chúng được sản xuất trực tiếp từ nước biển và qua ít công đoạn xử lý, chế biến.
administrator
MUỐI ĂN

MUỐI ĂN

Muối ăn không chỉ là gia vị thông thường dùng trong các bữa ăn hằng ngày mà còn đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Muối có vị mặn và được dùng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
administrator
HUYẾT LÌNH

HUYẾT LÌNH

Huyết lình còn được gọi là Lục Linh, Hầu Kết, Hầu Kiệt, Huyết Linh Chi. Cũng có giả thuyết cho rằng chính máu và nhau thai của khỉ cái chảy ra sau khi sinh, rơi xuống đá và tích tụ theo thời gian, và đó chính là máu kinh của khỉ cái. Quan niệm xưa cho rằng khi khỉ mang thai, chúng thường chọn những loại thảo dược thiên nhiên tốt nhất để bồi bổ cơ thể, vì vậy tinh chất sẽ được lưu giữ trong nhau thai. Vì vậy, trong dân gian, huyết lình được coi như một loại dược liệu chính có tác dụng bổ máu, dưỡng huyết.
administrator