CÂY SI

Cây si, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây gừa, cây cừa. Cây si,có thể nói đây là loại cây phổ biến ở Việt Nam, nó có sức sống mãnh liệt, có thể sống ở mọi nơi, mọi khí hậu hay hoàn cảnh môi trường khác nhau. Nó xuất hiện ở nhiều nơi từ nhà của các hộ gia đình cho đến nơi công cộng như đình, chùa và các công trình của nhà nước. Nhưng cây Si không chỉ là cây cảnh đơn thuần mà còn là một loại cây làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY SI

Đặc điểm tự nhiên

Cây si là cây thân gỗ cao to, tán lá rộng xum xuê, thân cây có nhiều bạnh gồ ra, trên cành cây có rất nhiều các sợi rễ mọc ra mỏng manh, buông rủ xuống bay rung rinh trong gió. Cây càng trưởng thành thì các sợi rễ này càng to, dài và đâm xuống lòng đất, đây cũng được coi là rễ phụ của cây si giúp cây bám chắc hơn không bị quật đổ bởi gió bão. Cây si mọc tự nhiên có thể cao đến 25 – 30m, đường vanh khoảng 2 – 3m tương đương với sải tay của ba người ôm.

Cây si phân nhiều cành nhánh, cành thấp to và ngang, các cành ngang thường mọc ra những sợi rễ nhỏ tua tủa buông rủ xuống, cành càng cao càng nhỏ dần

Lá của cây si có hình trái xoan, hai mặt lá đều nhẵn bóng màu xanh đậm dày và cứng, mép lá nguyên. Các lá xếp so le nhau, chiều dài khoảng 5 – 10cm, rộng khoảng 2 – 4cm, chóp lá hơi nhọn đôi khi tù. 

Cây si ra hoa từ tháng 4 – 5 và cho quả chín từ tháng 6 – 7 hàng năm. Quả si ra thành từng chùm ở ngọn cành to hoặc ngọn cành nhánh, quả có hình cầu không có cuống, quả màu xanh khi non và chuyển màu hồng khi già, khi chín rộ quả si chuyển màu đỏ tím.

Ở Việt Nam, cây Si thường thấy ở các quần hệ rừng núi đá, rừng thứ sinh, nhất là vùng biển và đảo. Ngoài ra cây còn được trồng để làm cảnh và lấy bóng mát ở khắp nơi quanh các khu vực dân cư. Loại cây này rất dễ trồng và dễ sống. Chỉ một cành nhánh của nó đem giâm hoặc cắm xuống nước nó cũng có thể mọc thành cây. Cây Si ưa khí hậu nóng ẩm, nơi đủ ánh sáng. Nó không chịu hạn, không chịu rét, không ưa nắng gắt, sinh trưởng tốt trong môi trường hơi chua hoặc hơi kiềm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ phụ và nhựa cây được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Có thể thu hái rễ phụ và nhựa cây quanh năm.

Chế biến: Thu hái nhựa bằng cách chích vào toàn thân cây và được sử dụng trực tiếp bằng cách hòa vào rượu.

Đối với rễ phụ, sau khi hái về, cần rửa sạch và sao cho vàng, thơm. Tùy vào nhu cầu sử dụng, có thể đem ngâm rượu hoặc sắc uống.

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, tránh ẩm và nhiệt độ cao.

Thành phần hóa học

Hiện nay cây si chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học.

Tác dụng

Theo Đông Y:

+Rễ phụ có tác dụng lợi tiểu, phát biểu, tiêu viêm và thanh nhiệt.

+Thường được dân gian sử dụng để chữa đau nhức xương khớp, ứ huyết do té ngã và chấn thương.

+Ngoài ra dược liệu còn được dùng để cắt cơn hen suyễn và chữa ho mãn tính.

Công dụng

Rễ phụ cây si có vị se, hơi đắng, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Giảm tê bì chân tay và đau lưng mỏi gối.

+Giúp cắt cơn hen suyễn cấp tính.

+Điều trị ứ huyết do chấn thương và té ngã.

+Điều trị vết thương bị lở loét.

+Điều trị viêm amidan, viêm phế quản.

+Điều trị cảm cúm, sốt cao.

+Điều trị các trường hợp viêm ruột cấp, kiệt lỵ.

Liều dùng

Cây si thường được dùng bằng cách sắc uống, ngâm rượu hoặc hòa với rượu và uống trực tiếp. Liều dùng thông thường: 25 – 40g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Hiện tại các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây si còn hạn chế. Do đó trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để giảm nguy cơ phát sinh các tác dụng không mong muốn.

 

Có thể bạn quan tâm?
SẤU

SẤU

Quả Sấu xanh có vị chua hơi chát. Khi chín quả Sấu có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng tiêu thực, giải khát, kiện vị sinh tân.
administrator
BÁCH BỘ

BÁCH BỘ

Bách bộ là vị thuốc này có tính ôn, vị ngọt đắng, quy kinh vào Phế nên thường sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, trị ho hay sát trùng.
administrator
CÂY BẦN

CÂY BẦN

Cây bần, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bần sẻ, bần chua, hải đồng. Bần là loài thực vật sinh sống và phát triển mạnh ở khu vực rừng ngập mặn có khí hậu nhiệt đới. Ngoài tác dụng chắn sóng và chống sạt lở đất, cây bần còn được sử dụng để nấu canh và chữa chứng bong gân, bầm tím do ứ máu, tiểu tiện không thông,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGA TRUẬT

NGA TRUẬT

Nga truật hay còn được biết đến với cái tên thông dụng là Nghệ đen đã được nhân dân Việt Nam sử dụng phổ biến từ rất lâu trước đây. Bên cạnh lợi ích trong điều trị bệnh lý dạ dày, Nga truật hiện nay còn rất nổi tiếng cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong hỗ trợ và điều trị ung thư có hiệu quả.
administrator
RAU ÔM

RAU ÔM

Theo Y học cổ truyền, rau ôm có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu, thông hoạt trung tiện.
administrator
CỦ NÂU

CỦ NÂU

Củ nâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây tẽn, củ nầng, thự lương, má bau, giả khôi, vũ dư lương. Củ nâu hay được biết đến như một loại củ dùng để nhuộm nên những loại vải thổ cẩm của miền sơn cước. Tuy nhiên ít ai biết đây cũng là một vị thuốc được dân gian sử dụng với tác dụng trị tiêu chảy, kiết lị. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HÚNG QUẾ

HÚNG QUẾ

Húng quế là một loại rau quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu có tác dụng trong giải cảm, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón, chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nước súc miệng, chữa đau, sâu răng,...
administrator
THỔ PHỤC LINH

THỔ PHỤC LINH

Nền Y học cổ truyền với việc sử dụng các dược liệu quý là một phần vô cùng quan trọng trong nên phát triển của Y học. Với kinh nghiệm hàng nghìn năm, dược liệu Thổ phục linh đã được dân gian ta sử dụng như một vị thuốc quý với rất nhiều công dụng như chữa các chứng bệnh như đau nhức xương khớp do phong thấp, trị giun sán, kháng viêm, hạ huyết áp, giải độc… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thổ phục linh, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng trong trị bệnh.
administrator