GIẢO CỔ LAM

Giảo cổ lam, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cổ yếm, dền toòng.

daydreaming distracted girl in class

GIẢO CỔ LAM

Giảo cổ lam được chia làm 3 loại tùy vào đặc điểm của lá:

+Loại 3 lá: Giảo cổ lam 3 lá thường có 3 lá ở phần to nhất của dây leo và loại này ít được sử dụng, vị nhạt và không thơm bằng các loại còn lại.

+Loại 5 lá: Giảo cổ lam 5 lá được dùng nhiều nhất vì có tác dụng tốt nhất. Loại này có mùi thơm nhẹ, sau khi phơi khô và dùng uống sẽ thấy vị đắng nhưng về sau sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh.

+Loại 7 lá: Giảo cổ lam 7 lá cũng gần như 3 lá, nhưng vị đắng và khó uống hơn.

Đặc điểm tự nhiên

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, hơi có rãnh, nhẵn, có tua cuốn chẻ đôi ở đầu.

Lá kép mọc so le, gồm 3 - 7 lá chét hình bầu dục - thuôn hoặc mũi mác, dài 3 - 9cm, rộng 1,5 - 3cm, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông, ít khi nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, có cuống dài 3 - 7cm.

Hoa đơn tính khác gốc, mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành chùy buông chõng có thể dài đến 30cm (ở cụm hoa cái ngắn hơn); hoa nhỏ, hình sao, bao hoa rất ngắn, to hơn hoa cái; lá đài hình tam giác nhọn; cánh hoa hình mác rời nhau; nhị 5,bao phấn dính nhau; bầu có 3 vòi nhụy.

Quả mọng, nạc, hình cầu, đường kính 5 - 9mm, nhẵn, khi chín màu đen, hạt 2 - 3, gần hình ba cạnh, hơi dẹt, đường kính 4mm.

Mùa hoa: Tháng 7 - 8, mùa quả tháng 9 - 10.

Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2000m so với mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm bao gồm: Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Nam Trung Quốc, các tỉnh vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Ở Việt Nam, khi tiến hành cuộc khảo sát dược liệu tại Fansipan, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện một quần thể rộng lớn cây Giảo cổ lam mọc hoang ở độ cao 1500m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Khi thu hái thì lấy toàn cây, chỉ chừa lại phần gốc cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm. Mục đích để cây có điều kiện tiếp tục tái sinh. Chú ý nên hái cây vào những ngày nắng to, để đảm bảo việc phơi sấy, tạo chất lượng dược liệu tốt. Điều này giúp giữ được màu xanh tự nhiên và mùi thơm đặc trưng.

Chế biến: Thuốc hái về đem rửa sạch đất cát, cắt những đoạn nhỏ 2 – 3cm rồi phơi hoặc sấy khô. Độ ẩm thuốc đảm bảo dưới 12% là được.

Bảo quản dược liệu nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, có thể bảo quản trong kho lạnh. Lưu ý vấn đề chống ẩm thấp, sâu gián, mốc mọt làm hư hại thuốc, do đó cần kiểm tra thuốc thường xuyên.

Thành phần hóa học

Thành phần hoạt chất chính của Giảo cổ lam: Saponin, flavonoid, polysaccharide.

Saponin: Trong Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpenoid kiểu Dammaran (gồm 4 vòng và một mạch nhánh), gọi chung là các gypenosides, trong đó có 4 saponin có giống cấu trúc giống hệt saponin trong nhân sâm, 11 saponin có cấu trúc tương tự như saponin trong nhân sâm. Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa các acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen và rất giàu canxi hữu cơ.

Tác dụng

+Tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường type II: Hoạt chất saponin có trong giảo cổ lam được nghiên cứu và chứng minh là làm giảm và ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường type II.

+Tác dụng giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, phòng ngừa tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch: Các hợp chất có trong giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol toàn phần, triglycerid và một loại cholesterol xấu - LDL có hại cho sức khỏe, từ đó giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, tai biến, đột quỵ, …

+Tác dụng điều trị bệnh tăng huyết áp và phòng ngừa biến chứng của các bệnh tim mạch: Các hợp chất có trong giảo cổ lam giúp kiểm soát huyết áp, điều trị bệnh tăng huyết áp, làm giảm các cơn đau tim và phòng ngừa biến chứng của các bệnh về tim mạch.

+Tác dụng chống khối u và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Các hoạt chất trong giảo cổ lam có khả năng ngăn ngừa không cho khối u phát triển, đặc biệt là hàm lượng lớn hợp chất saponin giúp tiêu diệt các tế bào ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tử cung, …

+Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức mạnh: Hợp chất saponin trong giảo cổ lam được nghiên cứu là giúp cân bằng tối ưu hệ miễn dịch, nội tiết tố, ....

+Tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh gan và tăng cường bảo vệ gan: Các hoạt chất có trong giảo cổ lam giúp làm giảm những cơn đau gan và triệu chứng của bệnh gan, đồng thời tái tạo tế bào gan để bảo vệ gan.

Công dụng

Giảo cổ lam có vị rất giống nhân sâm, trước đắng sau ngọt và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chứng thèm ăn, béo phì, hỗ trợ giảm cân.

+Điều trị ho, viêm phế quản mãn tính.

+Điều trị đau dạ dày mãn tính, táo bón.

+Ngăn ngừa rụng tóc, chống lão hóa da.

+Giúp tăng cường vận chuyển máu lên não, phừa ngừa suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Liều dùng

Ngày dùng từ 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc có thể tán thành bột thô làm chè hãm uống.

Lưu ý khi sử dụng

+Không nên dùng trà giảo cổ lam vào buổi chiều tối hoặc trước khi đi ngủ vì kích thích hệ thần kinh, làm tăng hưng phân và dẫn đến khó ngủ.

+Không dùng quá liều lượng khuyến cáo vì có thể gây tụt đường huyết đột ngột. Nên dùng sau khi ăn no đối với người có đường huyết thấp.

+Chỉ nên pha vừa đủ giảo cổ lam để dùng hết trong ngày, không được để qua đêm vì có thể gây đầy bụng.

+Kết hợp trà giảo cổ lam với một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm cân hiệu quả.

+Chỉ nên dùng giảo cổ lam trong khoảng thời gian tối đa là 4 tháng.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐUÔI CHUỘT

ĐUÔI CHUỘT

Dược liệu Đuôi chuột (Stachytarpheta jamaicensis) là một loài thực vật được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại. Được biết đến với tên gọi khác là Điềm thông, Đũa bếp, Cỏ đuôi lươn, Mạch lạc, Bôn bôn, Hải tiên, Giả mã tiên, Đuôi chuột được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa và kháng viêm. Ngoài ra, loài cây này cũng có các tính chất khác như chống nấm, giảm đau và tăng cường miễn dịch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần và các công dụng của dược liệu Đuôi chuột.
administrator
NGƯU TẤT

NGƯU TẤT

Cây ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) thuộc dạng thân thảo sống lâu năm, thân mảnh, hơi vuông, mọc thẳng.
administrator
SỔ BÀ

SỔ BÀ

Sổ bà có vị chua, chát, tình bình, có tác dụng thu liễm, giải độc. Cây Sổ được biết đến là loài cây ăn quả, ngoài ra còn là vị thuốc chữa bệnh.
administrator
BA CHẠC

BA CHẠC

Ba chạc mọc khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để tắm ghẻ. Ba chạc còn có tên gọi khác là cây dầu dấu, cây bí bái, cây mạc, cây chè đắng,…
administrator
NGỌC TRÚC

NGỌC TRÚC

Ngọc trúc có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu đờm, nhuận táo, dưỡng âm, mát huyết, sinh tân dịch, trừ khát. Do đó dùng để chữa các bệnh ho khan có họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, kém ăn, khó tiêu, phong thấp, suy nhược hoặc vị nhiệt gây ăn nhiều nhanh đói.
administrator
ME RỪNG

ME RỪNG

Tên khoa học: Phyllanthus emblica L. Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu) Tên gọi khác: Chùm ruột núi, Ngưu cam tử, Du cam tử, Mận rừng.
administrator
RÂU NGÔ

RÂU NGÔ

Theo Y học cổ truyền, Râu bắp có vị ngọt, tính bình có tác dụng bình can, lợi đàm, tiêu thũng, lợi niệu, được dùng để điều trị các bệnh như tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu, viêm tiết niệu, sán trong gan, mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật, vàng da…
administrator
PHẬT THỦ

PHẬT THỦ

Khi nói đến Phật thủ người dân sẽ liên tưởng ngay đến thứ quả của cây này được dùng để thờ cúng, làm bánh mứt hay nấu chè vào các dịp lễ Tết của người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đây còn là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà ngày càng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của dân gian.
administrator