SỔ BÀ

Sổ bà có vị chua, chát, tình bình, có tác dụng thu liễm, giải độc. Cây Sổ được biết đến là loài cây ăn quả, ngoài ra còn là vị thuốc chữa bệnh.

daydreaming distracted girl in class

SỔ BÀ

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Dillenia indica L.

Họ Sổ (Dilleniaceae).

Tên gọi khác: Thiều biêu, cây sổ 

Đặc điểm dược liệu

Sổ bà là loại cây to, cao khoảng 15 – 20 m. Cây có tán lá tròn, vỏ thân xù xì, màu đỏ hồng, thường tróc từng mảng. Cành cây hình trụ, thường được phủ bởi một lớp lông. 

Lá cây to, mọc so le, hình mác hoặc thuôn dài, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mép khía răng đều và sít nhau. Mặt dưới lá có gân phụ nổi rõ và được phủ đầy lông. Cuống lá dài 3 – 5 cm và có lông bao phủ và có rãnh.

Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá, cuống mập có lông. Đài có 5 bản dài và dày. Tràng hoa có 5 cánh lớn hơn đài, rụng sớm. Nhị nhiều bằng nhau, bao phấn dài hơn chỉ nhị, nứt ở đỉnh; bầu thuôn có khoảng 20 lá noãn.

Quả mang đài tồn tại, phát triển thành bản dày, mọng nước. Quả sống có màu xanh và khi chính ngả thành vàng. Quả có vị chua, thường được người dân vùng núi phía Bắc sử dụng để ăn sống, làm mứt hoặc nấu canh.

Mùa hoa: tháng 3 – 5; mùa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Sổ bà là loại cây ưa sáng, có thể hơi chịu bóng, ra hoa quả nhiều. Cây có khả năng tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, xung quanh gốc cây mẹ thường gặp nhiều cây con vào mùa mưa ẩm.

Chi Dillenia L. gồm 1 số loài là cây gỗ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và một số nước khác. Ở Việt Nam, hiện có 9 loài, Sổ bà là cây có kích thước lớn so với các loài cùng chi. Cây mọc hoang nhiều ở khu vực Tây Bắc của nước ta. Có thể tìm thấy dược liệu này ở các bờ suối và khe nước của các tỉnh như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hòa Bình, Cao Bằng,… 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Quả và lá

Thu hái: Lá được thu hái quanh năm, còn quả vào tháng 8 – 10

Chế biến: Lá sổ sau khi thu hoạch được đem đi phơi hoặc sấy khô. Còn quả có thể dùng tươi hoặc làm mứt

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

Thành phần hóa học 

Vỏ và lá cây sổ bà chứa nhiều hoạt chất tanin. Cụ thể, lá chứa 9% và vỏ cây chứa 10%. Ngoài ra, lá cây còn chứa nhiều thành phần khác nhau như 0,51% acid malic, 2,92% glucose,…

Theo nhiều nghiên cứu, vỏ và lá Sổ bà chứa tannin với hàm lượng: 10% ở vỏ và 90% ở lá.

Ngoài ra trong cây còn chứa các chất như acid betulinic, betulinaldehyd, botulin, lupeol.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền cây Sổ bà có vị chua, chát, tình bình, có tác dụng thu liễm, giải độc. Cây Sổ được biết đến là loài cây ăn quả, ngoài ra còn là vị thuốc chữa bệnh. Các bộ phận được dùng làm thuốc của cây Sổ bà như sau:

- Quả: Quả Sổ bà thường được ăn sống hoặc ép lấy nước trộn với đường pha thêm nước đun sôi để nguội được 1 thứ nước giải khát rất tốt. Quả còn dùng làm xốt chua, mứt, thuốc ho.

- Lá: Lá Sổ tươi rửa sạch, giã nát thêm nước, gạn uống có thể chữa đái dầm, ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, lá dược liệu còn được phơi khô sắc với 400ml nước còn lại 100ml. Dùng nước sắc uống có thể chữa ho, sốt , phù thũng, đầy bụng.

Ở Trung Quốc, rễ và vỏ thân cây sổ bà được dùng chữa sốt rét. Ở Ấn Độ, quả ép lấy nước trộn với đường nấu và cô đặc thành dạng mứt và chế thuốc.

Cách dùng - Liều dùng 

Sổ bà được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu thành cao. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như cơ địa mỗi người mà liều dùng không giống nhau. Tuy nhiên, liều lượng giới hạn mỗi ngày là 30 – 40 gram lá sổ tươi và 8 – 16 gram lá sổ khô.

Một số bài thuốc từ dược liệu sổ bà:

- Bài thuốc điều trị chứng đái dầm: Rửa sạch, để ráo và giã nát 30 – 40 gram lá cây sổ tươi. Sau đó gạn lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Kiên trì uống 5 – 7 ngày giúp cải thiện triệu chứng đái dầm. 

- Bài thuốc điều trị ngộ độc thức ăn:

Cách dùng: Dùng lá Sổ sắc nước uống giúp làm giảm cơn ngộ độc nhẹ do thức ăn. Tuy trong trường hợp ngộ độc thức ăn ở mức độ nặng hoặc trong trường hợp ngộ độc chưa rõ nguyên nhân, sau khi cho uống nước thuốc, nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị.

- Bài thuốc trị chứng đầy bụng, ho, phù thũng hoặc sốt: Sắc 8 – 16 gram lá sổ khô với 400 ml nước. Cô cạn còn 100 ml, tắt bếp và lọc thuốc uống. Bên cạnh đó, có thể nấu thuốc thành cao và để dành dùng dần.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOA NHÀI

HOA NHÀI

Tên khoa học: Jasminum sambac (L.) Họ: Nhài (danh pháp khoa học: Oleaceae) Hoa nhài có các tác dụng như giảm stress, hạ sốt, thanh nhiệt, giảm đau khớp, giảm đau bụng do ăn đồ lạnh. Tuy nhiên, trà hoa nhài chứa nhiều caffein nên những người mẫn cảm với thành phần này và phụ nữ mang thai nên cẩn thận.
administrator
TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Cây Tràm, hay còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài thực vật mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Thành phần trong cây Tràm chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tràm gió Việt Nam, cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
administrator
CỎ XẠ HƯƠNG

CỎ XẠ HƯƠNG

Xạ hương (Thymus vulgaris) là một loại cây thảo mọc thường được dùng làm dược liệu trong Y học cổ truyền. Với hương thơm đặc trưng và vị cay nồng, Xạ hương đã được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh như ho, cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, đau dạ dày và đặc biệt là tác động kháng khuẩn. Ngoài ra, Xạ hương còn được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như thực phẩm, mỹ phẩm và hương liệu.
administrator
TANG BẠCH BÌ

TANG BẠCH BÌ

Vị thuốc Tang bạch bì thực chất là vỏ rễ của cây Dâu tằm được thu hái, chế biến và sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.
administrator
ĐẠI HỒI

ĐẠI HỒI

Đại hồi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bác giác hồi hương, đại hồi hương, hồi, tai vị. Đại hồi, là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nấu ăn ở các nước phương đông. Bên cạnh đó, Đại hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và mùi hương nồng nàn đặt biệt. Đại hồi thường dùng trong Đông Y và cả Tây Y với công dụng hỗ trợ tiêu hoá và sát trùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÚC BÁCH NHẬT

CÚC BÁCH NHẬT

Cúc bách nhật, loại dược liệu được cho là có vị ngọt, tính bình giúp hạ huyết áp, trị tiêu lỏng ở trẻ em, chữa hen suyễn, giảm ho. Vị thuốc này thường được sử dụng uống đơn lẻ hoặc dùng kết hợp với các thảo dược khác với liều lượng từ 6 – 12g.
administrator
DẠ CẨM

DẠ CẨM

Dạ cẩm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đất lượt, chạ khẩu cắm, loét mồn, đứt lướt, cây loét miệng, dây ngón cúi, ngón lợn. Cây dạ cẩm từ lâu đã được xem là một dược liệu quý giúp chữa trị các bệnh như viêm loét dạ dày, loét miệng, lở lưỡi…Vì nó mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao nên từ năm 1960 đã được bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh mục những cây thuốc điều trị bệnh dạ dày. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NÚC NÁC

NÚC NÁC

Núc nác là một loại cây rừng khá nổi tiếng đối với người dân ở vùng núi rừng Tây Bắc khi đây là một trong các loại thực phẩm từ thiên nhiên của họ có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm chất văn hóa Tây Bắc.
administrator