TANG BẠCH BÌ

Vị thuốc Tang bạch bì thực chất là vỏ rễ của cây Dâu tằm được thu hái, chế biến và sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.

daydreaming distracted girl in class

TANG BẠCH BÌ

Giới thiệu về dược liệu Tang bạch bì

- Vị thuốc Tang bạch bì thực chất là vỏ rễ của cây Dâu tằm được thu hái, chế biến và sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn. Ngoài ra, Dâu tằm còn là một dược liệu với nhiều công dụng chữa bệnh khi toàn bộ các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Vỏ rễ của cây (Tang bạch bì) được sử dụng nhiều trong các bài thuốc để chữa trị các chứng bệnh ở đường hô hấp. Đã có nhiều sản phẩm chất lượng được bào chế từ vị thuốc này. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tang bạch bì

- Tên khoa học: Morus alba L. hoặc Morus acidosa

- Họ khoa học: Moraceae (họ Dâu).

- Tên gọi khác: Tằm tang, cây Mạy môn,..

Tổng quan về dược liệu Tang bạch bì

- Nguồn gốc của cây Dâu tằm được cho rằng xuất hiện đầu tiên ở đất nước Trung Hoa và hiện nay thì có mặt rộng rãi ở nhiều quốc gia. Lá của cây có thể sử dụng để nuôi tằm hoặc làm thức ăn cho gia súc. Quả của cây là một bộ phận có giá trị kinh tế cao khi có thể sử dụng để sản xuất nhiều loại thực phẩm. 

- Ngoài những giá trị về kinh tế, dâu Tằm còn được giới khoa học quan tâm nghiên cứu bởi những tác dụng dược lý hiệu quả mà nó mang lại khi sử dụng để chữa bệnh. Ngày nay, nhiều thử nghiệm đã được tiến hành để nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng trị liệu của cây, thậm chí cả nghiên cứu lâm sàng cũng đã được tiến hành. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn về kinh tế cũng như y tế của dược liệu.

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Tang bạch bì

- Đặc điểm thực vật: 

  • Cây Dâu tằm là một loại cây thân gỗ có thể có chiều cao lên đến 15 m. Tuy nhiên do thường xuyên được thu hoạch nên chiều cao của cây thực tế chỉ tầm 2 – 3 m. 

  • Tang bạch bì là phần vỏ rễ sau khi sấy khô và chế biến. Người ta chọn phần rễ ngầm dưới mặt đất để cho tác dụng dược lý cao. Sau khi chế biến, mặt ngoài của vỏ rễ có màu vàng nhạt hơi trắng. Bề mặt gồ ghề, đôi lúc có những chỗ bị xơ hóa và quan sát thấy được dạng sợi. 

  • Tùy cách bào chế sau khi thu hoạch sẽ thu được dược liệu với hình dạng và màu sắc khác nhau, Tang bạch bì có thể được chế biến thêm bằng cách đem đi sao hoặc chích mật.

- Phân bố dược liệu: ngày nay, dược liệu này được trồng phổ biến nhiều ở trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Cây được người dân trồng phổ biến bởi những lợi ích mà nó mang lại.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: phần rễ của cây Dâu tằm.

- Thu hái: thường thu hái phần rễ của cây Dâu tằm vào mùa đông hay mùa xuân. 

- Chế biến: rễ sau khi thu hái về thì đem đi rửa sạch để loại bỏ đất cát bụi bẩn. Sau đó cạo bỏ lớp rễ nâu bên ngoài và bóc phần lớp vỏ màu trắng ra. Phần vỏ màu trắng đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó thái thành từng lát nhỏ để sử dụng. Từ Tang bạch bì sau khi phơi khô, người ta có thể chế biến thêm bằng cách đem đi sao hoặc chích mật:

  • Tang bạch bì sao: phần vỏ khô màu trắng được đem đi sao trên lửa nhỏ cho đến khi có màu vàng, hơi cháy. Để nguội và sử dụng

  • Tang bạch bì chích Mật: được bào chế với tỉ lệ 10 kg Tang bạch bì tương ứng 3 kg Mật. Cho mật và nước sôi vào cùng dược liệu, sao cho đến khi không dính tay, để nguội và sử dụng.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao.

Thành phần hóa học

- Các hoạt chất được phân lập từ vỏ rễ của cây Dâu tằm thuộc các nhóm chất sau đây: terpenoid, flavonoid, coumarin, alkaloid, stilbenoid. Trong đó có một số chất tiêu biểu được tìm thấy ở vỏ rễ của cây như: 1-deoxynojirimycin và dẫn xuất của nó, kuwanon A, morusin, sanggenon F, acid betulinic.

- Ngoài ra, người ta còn thấy trong vỏ rễ của cây chứa các acid hữu cơ, tannin, tinh dầu, pectin,… Chính sự đa dạng về thành phần hoạt chất dẫn đến sự đa dạng về tác dụng dược lý của dược liệu.

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của Tang bạch bì

Dược liệu Tang bạch bì có các tác dụng dược lý gồm:

- Kháng khuẩn và kháng nấm: dịch chiết từ vỏ rễ của cây Dâu tằm cho tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn gram dương lẫn gram âm như: Streptococcus mutans, Streptococcus sanguis, Streptococcus sobrinus và Porphyromonas gingivalis, Salmonella typhimurium. Ngoài ra còn cho tác dụng ức chế một số vi nấm như: Candida albicans và Aspergillus niger.  Kuwanon G, mulberrofuran G là những hoạt chất đã được phân lập và cho tác dụng dược lý nói trên của Tang bạch bì.

- Kháng viêm: tác dụng kháng viêm từ dịch chiết của vỏ rễ cây Dâu tằm được chứng minh thông qua cơ chế ức chế sự hoạt động của yếu tố NF-κB và hoạt hóa yếu tố ERK1/2.  Kuwanon C và kuwanon G là 2 hoạt chất được phân lập từ vỏ rễ cây và cho hoạt tính kháng viêm.

- Chống ung thư: nghiên cứu cho thấy dịch chiết từ vỏ rễ cây dâu tằm cho tác dụng ức chế sự tăng sinh của dòng tế bào ung thư đại trực tràng ở người (SW480).

- Bảo vệ tim mạch: nghiên cứu in vivo trên động vật thí nghiệm chỉ ra vỏ rễ cây dâu tằm cho tác dụng kích thích sự hoạt động của tế bào nội mô. Cơ chế được chứng minh thông qua hoạt hóa nitric oxid (NO).

- Ngoài các tác dụng nói trên, vỏ rễ cây Dâu tằm còn cho một số tác dụng khác như: lợi tiểu, hạ huyết áp, điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa,…

Tác dụng – công dụng theo y học cổ truyền của Tang bạch bì

- Tính vị: vị ngọt, tính hàn, không có độc.

- Quy kinh: chủ yếu vào kinh Phế.

- Công năng: lợi tiểu, bình suyễn, thanh phế nhiệt, bổ phế, tả phế, tiêu phù,…

- Chủ trị: 

  • Tang bạch bì được sử dụng để chữa ho lâu ngày, ho có đờm, viêm họng, sốt cao, viêm phế quản và viêm phổi.

  • Ngoài ra, dược liệu còn dùng để chữa các chứng bệnh phù thủng, các chứng bệnh ở trên đường tiêu hóa. Dược liệu còn có tác dụng giảm đau và an thần.

Cách dùng – Liều dùng của dược liệu Tang bạch bì

- Cách dùng: thường dùng dưới dạng thuốc sắc. Có thể sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với các dược liệu khác để cho tác dụng điều trị.

- Liều dùng: liều sử dụng của Tang bạch bì là khoảng 10 – 15 g mỗi ngày. 

Một số bài thuốc dân gian có Tang bạch bì

- Bài thuốc trị chứng ho lâu ngày không khỏi:

  • Chuẩn bị: Tang bạch bì và vỏ rễ cây Chanh 10 g mỗi vị. 

  • Tiến hành: tất cả các dược liệu trên đem đi sắc uống và sử dụng hết nước sắc trong ngày.

- Bài thuốc chữa các triệu chứng do phế hư, hơi thở ngắn, ho và ra mồ hôi:

  • Chuẩn bị: 12 g Tang bạch bì (chích Mật), 9 g Nhân sâm, 24 g Hoàng kỳ (chích Mật), 24 g Thục địa, 6 g Ngũ vị tử và 9 g Tử uyển. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc chữa phù thũng, tiểu ít và viêm thận: 

  • Chuẩn bị: 20 g Tang bạch bì và 63 g Xích tiểu đậu. 

  • Tiến hành: 2 vị thuốc trên đem đi sắc uống. Chia phần nước sắc thành nhiều lần uống rồi sử dụng hết trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng Tang bạch bì

- Tang bạch bì có tính hàn nên những người bị các chứng hàn nhập thì không nên sử dụng.

- Không nên sử dụng dược liệu trong thời gian dài.

- Các bài thuốc dân gian từ Tang bạch bì còn có sự kết hợp với các dược liệu khác nên không nên tự ý sử dụng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Tang bạch bì có tương tác với một số vị thuốc khác khi sử dụng như Ma tử, Quế tâm, Tục đoạn do đó tránh phối hợp.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH QUẢ

BẠCH QUẢ

Bạch quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử. Bạch quả là một loại nguyên liệu thường được sử dụng trong các món ăn như món chè, món bánh vì chúng mang đến một hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não.
administrator
HOA QUỲNH

HOA QUỲNH

Hoa quỳnh có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Ngày nay loài cây này được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu ... Nó mọc ở cả độ cao trên 2000m. Ở Nhật Bản, nó được tìm thấy ở nhiều nơi từ đồng bằng cao nguyên trung tâm đến vùng núi để làm cảnh và làm thuốc.
administrator
QUẾ CHI

QUẾ CHI

Quế chi là tên vị thuốc được lấy từ cành con của cây quế, còn quế chi tiêm thì lấy ở ngọn cành.
administrator
TẦM BÓP

TẦM BÓP

Tầm bóp (Physalis angulata) là một loại thực vật được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Thường được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, tầm bóp có thân thảo và cao khoảng 1,2m, với các lá tròn hoặc hình tim, có lông mịn ở mặt dưới. Trái của tầm bóp được bao phủ bởi một vỏ bọc giống như giấy lồng, bên trong là những quả trứng hoặc hình cầu màu vàng, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đen. Tầm bóp có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, giảm đau, đau khớp và rối loạn tiền đình.
administrator
DÂY TƠ HỒNG

DÂY TƠ HỒNG

Dây tơ hồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đậu ký sinh, thỏ ty tử, kim tuyến thảo, la ty tử, hoàng la tử, xích cương. Dây tơ hồng là một loại thực vật có hoa, thân mềm dạng sợi nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Dựa theo màu sắc và đặc điểm của cây, dây tơ hồng được chia thành hai loại là dây tơ hồng vàng và dây tơ hồng xanh. Hạt của cây (thỏ ty tử) có tác dụng cố tinh, bổ thận, minh mục, kiện cốt nên được dùng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh do thận hư suy như liệt dương, di hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, thị lực suy giảm,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SƠN NẠI

SƠN NẠI

Sơn nại có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tiêu thực và trừ thấp. Do đó dược liệu được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.
administrator
DẠ CẨM

DẠ CẨM

Dạ cẩm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đất lượt, chạ khẩu cắm, loét mồn, đứt lướt, cây loét miệng, dây ngón cúi, ngón lợn. Cây dạ cẩm từ lâu đã được xem là một dược liệu quý giúp chữa trị các bệnh như viêm loét dạ dày, loét miệng, lở lưỡi…Vì nó mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao nên từ năm 1960 đã được bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh mục những cây thuốc điều trị bệnh dạ dày. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGƯU TẤT

NGƯU TẤT

Cây ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) thuộc dạng thân thảo sống lâu năm, thân mảnh, hơi vuông, mọc thẳng.
administrator