HƯƠNG BÀI

Hương bài là loại cỏ sống dai, mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta. Hương bài được dùng để làm hương thắp nhang hoặc sử dụng trong bài thuốc đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ghẻ ngoài da. Trong Y học dùng chữa bệnh về đường tiêu hoá, cảm sốt, sởi, thuốc ra mồ hôi, bệnh về gan, mật,…

daydreaming distracted girl in class

HƯƠNG BÀI

Giới thiệu dược liệu

Hương bài là loại cỏ sống dai, mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta. Hương bài được dùng để làm hương thắp nhang hoặc sử dụng trong bài thuốc đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ghẻ ngoài da. Trong Y học dùng chữa bệnh về đường tiêu hoá, cảm sốt, sởi, thuốc ra mồ hôi, bệnh về gan, mật,…

  • Tên thường gọi: Hương bài

  • Tên gọi khác: Lưỡi đòng, Cát Cánh Lan, Huệ Rừng, Hương lâu, Xương quạt, Sơn Gian Lan, Cây bả chuột, Lâm nữ, Rẻ quạt,…

  • Tên khoa học: Dianella ensifolia (L.) DC.

Hương Bài - Cây Thuốc Lạ Với Nhiều Công Dụng Quý

Một số địa phương có loại cây tên Hương lau, có thể gây nhầm lẫn với cây Hương bài này vì cùng tên.

 

Đặc điểm tự nhiên, Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Hương bài là cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ dày, dài, nằm ngang.

Lá hẹp, hình dải dài tới 0,7m; rộng khoảng 3cm, không có cuống; có lá mọc từ rễ, có lá mọc trên thân xếp hai dãy; các lá trên có dạng lá bắc và có kích thước nhỏ hơn.

Từng cụm hoa mọc thành thùy xim ngắn, dài khoảng 10 - 20cm. Hoa cây hương bài có màu tím hoặc vàng nhạt. Khi còn là nụ hoa, nhìn giống quả trứng.

Quả nang hình cầu, mọng, nhẵn, màu lam hay tím sẫm, to cỡ 1cm, trong có từ 1 – 3 hạt hình quả trứng.

Mùa hoa: tháng 6-7

Phân bố

Trên thế giới, cây Hương bài còn phân bố ở các nước châu Á như Ấn Độ, Sri Lanka, nam Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan,…

Ở nước ta, cây hương bài thường mọc hoang ở các tỉnh phía Bắc hoặc được trồng thành khóm ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Cây sống trong đất vườn hoặc đất mùn, ở cả ngoài nắng hoặc trong bóng râm. Cây còn được trồng chủ yếu ở các làng quanh vùng Tiền Hải tỉnh Thái Bình để lấy rễ làm hương thắp. Ngoài ra còn trồng nhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Lâm Đồng,...

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Thân rễ và toàn cây.

Thu hái, chế biến

Cây nở hoa vào mùa hè, khoảng tháng 6 hoặc tháng 7, đến cuối mùa thu có thể đào lên để lấy thân, rễ rồi mang rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Thành Phần Hóa Học 

Trong rễ Hương bài có 2 - 3% tinh dầu, nhưng nếu cất kéo hơi nước bình thường chỉ thu được dưới 1% do tinh dầu rất sánh. Thành phần tinh dầu gồm các ceton: Vetiveron và vetiron (vetivon), các rượu vetirol và vetiverol, một ít axit benzoic, các sesquitecpen, vetiven.,…

Tác dụng – Công dụng

  • Ở nước ta, cây Hương bài có những tác dụng sau:

Hương bài làm hương, nhang thắp: Rễ của cây hương bài có mùi thơm đặc trưng, được lấy làm nguyên liệu để làm hương, thắp nhang.

Hương bài làm nước tắm gội, làm mượt tóc và trị ghẻ lở, ngứa: Rễ cây hương bài sau khi được rửa sạch có thể cho vào nước nấu để lấy nước gội đầu, sẽ giúp tóc mượt và thơm, dùng để tắm sẽ chữa được ghẻ lở, ngứa hoặc có thể giã nát lá cây Hương bài để đắp lên chỗ bị mụn nhọt.

Hương bài dùng làm thuốc diệt chuột, đuổi sâu bọ: Rễ cây Hương bài có độc tính mạnh, sau khi rửa sạch vắt lấy nước rồi tẩm với gạo và phơi khô, lặp lại 3 lần tẩm với gạo và phơi khô, cuối cùng mang đi rang đến khi có mùi thì cho chuột ăn để diệt chuột và một số động vật khác. Mùi của cây Hương bài cũng có thể đuổi được sâu bọ, gián trong tủ quần áo hoặc tủ sách.

  • Ở những nước khác, cây Hương bài được sử dụng với những công dụng như:

Chiết xuất lấy tinh dầu: Rễ cây Hương bài được chưng cất để lấy tinh dầu và dùng làm hương liệu trong sản xuất xà phòng. Tinh dầu chiết xuất từ cây hương bài còn có tác dụng làm tăng trương lực.

Chữa cảm, sốt, bệnh tiêu hóa, bệnh về gan: Người Ấn Độ hãm rễ cây Hương bài lấy nước uống chữa các bệnh về đường tiêu hóa, gan, sốt, cảm. Ngoài ra, rễ cây cũng được tán bột để đắp hạ nhiệt khi sốt.  

Cách dùng – Liều dùng

Công thức làm hương thắp từ rễ cây Hương bài

Nguyên liệu

  • 1 kg rễ Hương bài phơi khô

  • 1 kg Nẩy cây bưởi (vỏ thân cây bưởi tự bong ra)

  • 1kg Trầm

  • 300g Bạch đàn

  • 300g Đại hồi

  • 300g Quế chi

  • Mía thái mỏng, giã và vắt bỏ nước đi 5kg.

Tất cả nguyên liệu trên đem sấy khô, tán nhỏ, cuộn vào giấy bản, trong có lõi que nứa để làm chân hương.

Công thức làm thuốc diệt chuột từ rễ cây Hương bài

Rễ cây vắt lấy nước, dùng nước này tẩm gạo. Lấy gạo phơi khô, gạo khô lại tẩm. Làm như vậy 3 lần. Sau đó, rang thơm gạo, chuột ăn vào sẽ chết.

Lưu ý

Toàn cây có độc tính, có thể gây chết người. Vì vậy tuyệt đối không ăn nhầm.

Đặc biệt chú ý để xa tầm tay trẻ em vì quả cây có màu tím rất bắt mắt.

Một số địa phương có loại cây tên Hương lau, có thể gây nhầm lẫn với cây Hương bài này vì cùng tên.

 

Có thể bạn quan tâm?
LƯỢC VÀNG

LƯỢC VÀNG

Cây Lược vàng có nguồn gốc từ Mexico và du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước. Công dụng của cây Lược vàng ban đầu sử dụng để làm cảnh, sau đó được sử dụng để làm thuốc & ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng bao gồm đối với các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng.
administrator
NHỤC QUẾ

NHỤC QUẾ

Nhục quế không chỉ là một loại gia vị thân thuộc đối với nền ẩm thực văn hóa phương Đông mà còn ở đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhục quế vừa là gia vị có hương thơm đặc trưng nổi bật bởi sự nồng ấm và dễ chịu thì dược liệu này còn là một vị thuốc thông dụng trong Y học cổ truyền.
administrator
CÂY ĐẠI

CÂY ĐẠI

Cây đại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây hoa đại, hoa sứ, kê đản tử, miến chi tử, bông sứ đỏ, bông sứ trắng, hoa săm pa, bông sứ ma. Cây Đại, một loại cây quen thuộc trong đời sống của người dân ta. Được trồng rất nhiều để làm cảnh hay lấy bóng mát. Nhưng có điều không phải ai cũng biết, loài cây này còn dùng để làm thuốc chữa được nhiều bệnh. Các bộ phận của nó từ hoa, lá, nhựa, thân, rễ mỗi cái đều có tác dụng chữa bệnh riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÌNH BÁT

BÌNH BÁT

Bình bát, hay còn được biết đến với những tên gọi: Nê xiêm, Na xiêm, Đào tiên,... Cây Bình bát là loài cây quen thuộc trong đời sống. Ngoài việc dùng làm trái cây ăn hàng ngày, Bình bát còn là vị thuốc dân gian. Toàn cây Bình bát có vị chát, có độc, đặc biệt là hạt và vỏ thân có tác dụng sát trùng, làm săn se, trừ lỵ, trị giun.
administrator
HOÀNG LIÊN

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chi liên, vượng thảo, vận liên, xuyên nhã liên, chích đởm chi, cổ dũng liên, thượng thảo. Cây hoàng liên là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền. Dược liệu này có tác dụng an thần, kháng viêm, khử khuẩn, chống virus.. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KHƯƠNG HOÀNG

KHƯƠNG HOÀNG

Tên khoa học: Curcuma longa L. Họ: Gừng (Zingiberaceae) Tên gọi khác: Nghệ vàng
administrator
CƠM RƯỢU

CƠM RƯỢU

Cơm rượu là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, đồng thời cũng là một loại dược liệu quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc như: chống ho, giải cảm, tiêu đờm, kích thích hệ tiêu hóa, tán huyết ứ, chữa mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, chữa tê thấp, kích thích tiêu hóa,...
administrator
HOÀNG TINH

HOÀNG TINH

Hoàng tinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng tinh lá mọc vòng, hoàng tinh hoa đỏ, cây cơm nếp, cứu hoang thảo, mễ phủ. Hoàng tinh là một loài cây mọc ở những nơi rừng ẩm ở các tỉnh miền Bắc. Người xưa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất sinh ra nên có tên Hoàng tinh. Nó có công dụng bổ Phổi, giúp ích tiêu hoá, chữa các bệnh do lao lực. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator