MẬT GẤU

Trước đây, Mật gấu đã từng được xem là một loại thần dược có khả năng trị bách bệnh, do đó rất nhiều người tìm kiếm hoặc thậm chí săn lùng Mật gấu. Nhưng với sự phát triển của y học và khoa học hiện đại, cùng với đó là những chính sách mạnh mẽ nhằm bảo vệ, bảo tồn động vật quý hiếm và động vật hoang dã mà Mật gấu ngày nay không còn được phổ biến rộng rãi nữa.

daydreaming distracted girl in class

MẬT GẤU

Giới thiệu về loài Gấu

Gấu là 1 loài động vật có vú lớn, thân có thể đạt chiều dài đến 1.5 m, dáng cục mịch. Đầu to với mõm dài và miệng rộng, mắt nhỏ, tai tròn, đuôi ngắn, chân có móng to, sắc nhọn. Bộ lông rậm và dài, có màu đen hoặc nâu khác nhau tùy theo loài. Đặc biệt ở ngực có 1 khoảng trắng to.

Gấu thường sinh sống ở các vùng núi cao, khu vực rừng rậm, chúng hoạt động chủ yếu ở trên mặt đất. Gấu đi săn mồi vào ban đêm và thời gian ban ngày chủ yếu dành cho việc ngủ trong hang. Thức ăn chủ yếu của loài Gấu gồm các loại trái cây, chồi cây, các loại củ, trứng chim, cá hoặc mật ong. Gấu là loài sống khá đơn độc và chỉ ghép đôi khi đến mùa sinh sản.

Giới thiệu về vị thuốc Mật gấu

Trước đây, Mật gấu đã từng được xem là một loại thần dược có khả năng trị bách bệnh, do đó rất nhiều người tìm kiếm hoặc thậm chí săn lùng Mật gấu. Nhưng với sự phát triển của y học và khoa học hiện đại, cùng với đó là những chính sách mạnh mẽ nhằm bảo vệ, bảo tồn động vật quý hiếm và động vật hoang dã mà Mật gấu ngày nay không còn được phổ biến rộng rãi nữa. Bên cạnh đó, đã có nhiều những nghiên cứu đã chứng minh rằng Mật gấu cũng có những mặt trái riêng của nó.

Mật gấu hay còn được gọi là Hùng đờm, chính là túi mật đã được phơi hoặc sấy khô của nhiều loài gấu Ursus sp.. Ở nước ta có 2 loài gấu gồm Gấu ngựa (Ursus thibetanus G.) và Gấu chó (Ursus malayanus R.) thường gặp ở các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và ở khu vực miền Trung. Trên thế giới, 2 loài gấu này thường gặp ở nhiều nước khác nhau như Trung Quốc, Lào, Nhật Bản, Nepal, Campuchia hoặc Myanmar,… 

Mật gấu được dùng nhiều ở các nước như Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc. Đối với các tiêu chuẩn về chất lượng thì tại Triều Tiên, tiêu chuẩn Mật gấu phải có độ ẩm dưới 15%, độ tro dưới 7%, tro không tan trong acid clohydric phải dưới 4%, cao rượu trên 60%.

Bộ phận dùng, thu Mật gấu và chế biến

- Bộ phận dùng: túi mật của Gấu.

- Thu Mật gấu và chế biến: 

  • Tuỳ theo con Gấu to hoặc nhỏ thì sẽ thu được Mật gấu to hoặc nhỏ. Bất cứ mùa nào bắt được Gấu đều có thể lấy mật được. Theo kinh nghiệm dân gian, vào mùa đông thì lượng Mật gấu nhiều hơn, tuy nhiên Mật của gấu bắt được vào mùa xuân tuy có số lượng ít hơn nhưng chất lượng thì lại tốt hơn.

  • Đầu năm 1983, Đỗ Khắc Hiếu (Trung tâm Sinh lý – Hoá sinh, Viện khoa học Việt Nam) đã thực hiện nghiên cứu quy trình lấy mật Gấu thường xuyên nhưng không cần phải giết Gấu là tạo một túi mật phụ (có màng bọc bằng chất liệu đặc biệt) rồi cấy vào dưới lớp da Gấu. Túi mật phụ được nối với túi mật thật của con Gấu, sau đó định kỳ chỉ cần dùng ống tiêm hút mật từ túi mật phụ mà vẫn bảo đảm Gấu vẫn sống và sinh trưởng bình thường.

  • Mật gấu sau khi thu phải được phơi khô trong bóng râm, sau đó gói kín để vào hộp kín, đáy hộp có gói vôi chưa được tôi để hút ẩm hoặc cũng có thể dùng một vật liệu hút ẩm khác. Để ở nơi thoáng mát. Bảo quản như vậy thì có thể bảo quản được khá lâu.

  • Nếu để ở nơi ẩm và nhiệt độ cao, Mật gấu sẽ bị chảy nước. Mật gấu còn nguyên thường là những túi được ép bẹp, có cuống dài. Khi ép bẹp thì chiều rộng có thể đạt đến 5 – 6 cm và chiều dài từ 14 – 15 cm, chiều dày từ 1 – 2 mm, một mép phẳng và một mép cong nhìn giống 1 lưỡi dao. Khi cắt túi mật ra sẽ thấy bên trong có chất màu đen nhánh, giữa đám đen có những hạt nhỏ màu vàng óng ánh như những viên hổ phách. Nếm thử sẽ thấy vị đắng ban đầu, nhưng sau đó ngọt, khá dính lưỡi. Ngậm lâu Mật sẽ tan hết trong miệng. Ngửi thì đôi khi sẽ có mùi khói do ở một số nơi đem đi gác bếp. Đốt không cháy.

Thành phần hóa học

Vị thuốc này có chứa các thành phần như: sắc tố mật bilirubin, cholesterol, các muối kim loại của các acid mật, protein, glucid,… Các acid mật có trong Mật gấu gồm acid cholic, acid chenodeoxycholic, trong đó đặc biệt là thành phần acid ursodeoxycholic chỉ có trong Mật gấu. Acid  có độ chảy 202 oC, độ quay cực +57,007, dạng tinh thể của acid này có màu trắng, tan được trong nước & rượu tạo thành dung dịch trong suốt, không màu. Phần lớn chất này tồn tại ở dạng liên kết tạo muối mật tauro urso-deoxy cholat. Nhờ những đặc điểm này ta có thể thí nghiệm phân biệt mật gấu thật hay giả.

Một số cách kiểm tra Mật gấu

Dựa trên kinh nghiệm dân gian, có một vài cách kiểm tra Mật gấu như:

  • Nếm thử Mật gấu lúc đầu thấy có vị đắng, về sau ngọt mát và có cảm giác dính lưỡi, ngậm lâu sẽ tan hết trong miệng. Mật của những con vật khác đắng nhưng không mát, không dính lưỡi và không bóng, không giòn, còn có mùi tanh, khó ngửi.

  • Lấy vài hạt mật gấu thả trên mặt nước, sẽ thấy có những sợi màu vàng kéo dài xuống đáy bát nước. Nếu nhận thấy các hạt Mật gấu lại xoay tít thì càng tốt.

  • Mật gấu không cháy khi bị đốt.

Công dụng – Tác dụng theo Y học hiện đại

Uống mật gấu có thể giúp điều trị 1 vài bệnh có thể kể đến như:

  • Đau răng;

  • Thanh nhiệt, giải độc;

  • Đau dạ dày nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa;

  • Vàng da, bệnh về tâm lý;

  • Bị sỏi mật;

  • Kháng viêm;

  • Giảm lipid huyết, giảm cholesterol huyết;

  • Giảm đau, giảm sưng do chấn thương, tai nạn, té ngã,…

  • Hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn chặn sự xâm lấn;

  • Khả năng sát khuẩn (theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả GS.TS Đỗ Tất Lợi);

  • Tăng cường sức khỏe giúp kéo dài tuổi thọ.

Vị thuốc Mật gấu trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng, sau ngọt, tính hàn (lạnh), không độc.

- Quy kinh: Tâm, Can, Vị.

- Công năng: giảm đau, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, thanh nhiệt sát trùng,...

Cách dùng – Liều dùng

Theo kinh nghiệm từ dân gian, vị thuốc này được sử dụng phổ biến để chữa các tình trạng viêm tấy, đau nhức, máu bầm hoặc bầm tím do chấn thương. Mỗi lần lấy 0,5 g Mật gấu khô hòa vào nước ấm mà uống, ngày dùng khoảng từ  3 - 4 lần. Hoặc sử dụng 0,5 – 1 g hòa vào 10 mL rượu 45o rồi dùng để xoa bóp.

Kinh nghiệm chữa mắt đỏ sưng đau, có màng mộng, lấy 1 – 2 g Mật gấu khô mài với nước đun sôi để nguội, nhỏ mắt hằng ngày. Tuy nhiên, trong 1 số nghiên cứu người ta nhận ra Mật gấu không có nhiều tác dụng với một vài chủng vi khuẩn có thể kể đến như Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Pseudomonas aeruginosa,…

Một số bài thuốc có vị thuốc Mật gấu

- Bài thuốc trị bong gân, sưng đau khớp, trật khớp:

  • Mật gấu sử dùng cùng với Mật trăn, Huyết linh, Nghệ trắng, rễ Ô đầu và Nhân hạt gấc. Đem các nguyên liệu này đi ngâm rượu và sử dụng bằng cách xoa bóp hằng ngày.

  • Hoặc có thể sử dụng 5 g Mật gấu và hòa tan bằng 100 mL rượu 35o, xoa bóp lên các vị trí đau hoặc sưng.

- Thuốc nhỏ mắt trị mắt bị sưng đỏ: sử dụng Mật gấu với 1 lượng khoảng bằng 1 hạt gạo, mài với nước nấu sôi đã để nguội. Sử dụng bằng cách nhỏ vào mắt bị sưng đỏ.

- Bài thuốc trị sốt cao: sử dụng Mật gấu 0,3 g hòa với nước sôi, chia thành 3 lần uống trong ngày.

- Bài thuốc trị kinh phong ở trẻ nhỏ: sử dụng Mật gấu 0,2 g chia làm 2 lần uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng Mật gấu

- Tuy Mật gấu từng được coi như là thần dược trị bách bệnh, nhưng hiện nay với sự phát triển của khoa học và y học, đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng Mật gấu sẽ có những tác hại khi sử dụng gồm:

  • Mật gấu có chứa các thành phần có thể gây viêm gan, cụ thể là acid chenodeoxycholic. Bên cạnh đó, việc uống Mật gấu có thể có khả năng đưa mầm bệnh ung thư gan vào cơ thể.

  • Sử dụng Mật gấu có khả năng gây sốt, và nếu sử dụng với 1 lượng quá nhiều có thể gây tổn thương gan với các mức độ từ nhẹ đến nặng và thậm chí có thể dẫn đến suy gan và tử vong.

  • Mật gấu làm tăng tốc độ máu lưu thông do đó sẽ làm tăng khả năng vỡ mạch máu, xuất huyết, sưng đỏ.

  • Một vài nghiên cứu cũng nhận thấy sử dụng Mật gấu có khả năng gây ra sự suy giảm chất lượng tinh trùng có thể dẫn đến vô sinh.

- Lưu ý các chính sách bảo tồn động vật hoang dã: việc nuôi gấu để lấy mật có thể tạo nên nhiều tác động không tốt như nạn săn bắn, bên cạnh đó còn dẫn đến các sản phẩm Mật gấu trôi nổi không đảm bảo được chất lượng.

- Những người có máu hàn, tắc ống mật hoặc phụ nữ mang thai & đang cho con bú thì tuyệt đối không được sử dụng Mật gấu. Mật gấu dùng ngoài da thì lưu ý không được dùng lên những vết thương hở.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ĐẠI HOÀNG

ĐẠI HOÀNG

Đại hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỏa Sâm, Phu Như, Phá Môn, Vô Thanh Hổ, Cẩm Trang Hoàng, Thiệt Ngưu Đại Hoàng, Cẩm Văn, Sanh Quân, Đản Kết, Sanh Cẩm Văn, Chế Quân, Xuyên Quân, Chế Cẩm Văn, Sanh Đại Hoàng, Xuyên Văn, Xuyên Cẩm Văn, Tửu Chế Quân, Thượng Quản Quân, Thượng Tướng Quân, Tây Khai Phiến, Thượng Tương Hoàng.Trong Đông y có một loại thảo dược quý hiếm, có màu rất vàng gọi là Đại hoàng (tiếng Hán Việt là màu vàng). Tác dụng nhuận tràng của loại thuốc này rất mạnh. Ngoài ra nó còn có nhiều công dụng khác như khử trùng, cầm máu... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TÁO MÈO

TÁO MÈO

Táo mèo (Docynia indica) là một loài cây thuộc họ Hoa hồng được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Cây táo mèo sinh trưởng phổ biến ở vùng núi cao, phân bố rộng khắp tại các tỉnh miền núi Việt Nam. Với các tác dụng khá tuyệt vời, táo mèo đang được nghiên cứu và phát triển để áp dụng trong y học hiện đại.
administrator
HOA NHÀI

HOA NHÀI

Tên khoa học: Jasminum sambac (L.) Họ: Nhài (danh pháp khoa học: Oleaceae) Hoa nhài có các tác dụng như giảm stress, hạ sốt, thanh nhiệt, giảm đau khớp, giảm đau bụng do ăn đồ lạnh. Tuy nhiên, trà hoa nhài chứa nhiều caffein nên những người mẫn cảm với thành phần này và phụ nữ mang thai nên cẩn thận.
administrator
TINH DẦU GỪNG

TINH DẦU GỪNG

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale, thuộc họ Zingiberaceae. Đây là một trong những loại gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, loại gia vị này còn được sử dụng từ hàng ngàn năm trước để điều trị nhiều bệnh. Các sản phẩm chiết xuất từ gừng ngày càng được ưa chuộng, bao gồm cả tinh dầu gừng, với mùi thơm đặc trưng và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu gừng và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CÂY TRE

CÂY TRE

Tre (Bambusa bambos) là một loại dược liệu đặc biệt quen thuộc với người dân Việt Nam. Tre còn được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền và hiện đại. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tre và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe nhé.
administrator
HẬU PHÁC

HẬU PHÁC

Hậu phác từ lâu đã được sử dụng làm dược liệu trong dân gian với công dụng chữa bệnh về đường tiêu hóa, phòng ngừa viêm loét dạ dày, hạ huyết áp, chữa tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản, chữa đau bụng, khó tiêu, tắc kinh, rối loạn tiêu hóa...
administrator
THỐT NỐT

THỐT NỐT

Thốt nốt là một loại dược liệu thường được trồng và biết đến với mục đích sản xuất đường thốt nốt. Không chỉ vậy, đây còn là một loại thực vật thường được sử dụng trong điều trị bệnh theo Đông y. Thành phần hoạt chất đa dạng trong loại dược liệu này với công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, được sử dụng rất hiệu quả trong điều trị đau họng, trị giun sán... Sau đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng và những lưu ý khi sử dụng Thốt nốt.
administrator
SÂM ĐẠI HÀNH

SÂM ĐẠI HÀNH

Sâm đại hành là một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam ta, thường được thấy trồng ở nhiều gia đình hoặc ở các vườn thuốc Nam. Đối với dân gian, những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe thường được gọi là Sâm.
administrator