HẬU PHÁC

Hậu phác từ lâu đã được sử dụng làm dược liệu trong dân gian với công dụng chữa bệnh về đường tiêu hóa, phòng ngừa viêm loét dạ dày, hạ huyết áp, chữa tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản, chữa đau bụng, khó tiêu, tắc kinh, rối loạn tiêu hóa...

daydreaming distracted girl in class

HẬU PHÁC

Giới thiệu dược liệu

Hậu phác từ lâu đã được sử dụng làm dược liệu trong dân gian với công dụng chữa bệnh về đường tiêu hóa, phòng ngừa viêm loét dạ dày, hạ huyết áp, chữa tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản, chữa đau bụng, khó tiêu, tắc kinh, rối loạn tiêu hóa...

  • Tên thường gọi: Hậu phác 

  • Tên gọi khác: Hậu Phác Nam, Xích Phác, Hậu Bì, Quế rừng, Liệt Phác, Trùng Bì, Đạm Bá, Xuyên Hậu Phác, Chế Quyển Phác, Chế Xuyên Phác, Chế Tiểu Phác, Dã Phác, Tiểu Xuyên Phác, Ngoa Đồng Phác, Thần Phác, Xuyên Phác Ty, Tiền Sơn Phác, Tử Du Phác...

  • Tên khoa học: Magnolia officinalis Rehd. et Wils, Cortex Magnoliae officinalis (vỏ).

  • Họ: họ Mộc Lan (Magnoliaceae).

Hậu phác được sử dụng làm dược liệu trong dân gian với công dụng chữa bệnh về đường tiêu hóa, phòng ngừa viêm loét dạ dày, hạ huyết áp, chữa tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản

Đặc điểm tự nhiên, Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Hậu phác là cây gỗ lớn, cao khoảng 7 – 15 mét (m), vỏ thân màu nâu tím. Vỏ sau khi thu hoạch để làm thuốc có hình ống hoặc nửa ống, mặt ngoài xù xì, mặt trong màu nâu. Cành non có lông.

Lá đơn, dài 22-40cm, rộng 10-20cm, hình trứng ngược thuôn dài, đầu lá nhọn, cuống lá hẹp, mọc so le, trên gân lá có nhiều lông nhung. Cuống lá to, mập dài, không có lông. 

Hoa mọc ở đầu cành, màu trắng, to, mùi thơm, đường kính có thể tới 12 cm.

Quả hình thuôn trứng, mọc tập trung tại một vị trí, trong quả chứa 1 – 2 hạt.

Phân bố

Cây Hậu phác thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, nơi đất có nhiều chất dinh dưỡng quanh các sườn núi, bìa rừng. Loài cây này chủ yếu được trồng hoặc mọc hoang ở các tỉnh thuộc Trung Quốc như: Vân Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Phúc Kiến, An Huy, Triết Giang…

Tuy nhiên, Hậu phác hiện chưa được tìm thấy ở nước ta.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng 

Vỏ thân, vỏ rễ, vỏ cành.

Thu hái, chế biến

Thu hoạch lấy phần vỏ đối với những cây trên 20 năm tuổi, thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào mùa khô, cuối mùa hạ và đầu mùa thu.

Vỏ cây Hậu phác sau khi thu hái có nhiều cách chế biến khác nhau, một trong số đó là:

  • Cho vỏ vào ngăn gỗ, đun nóng cho bốc hơi nước, rồi phun nước lạnh vào. Lặp lại quá trình đun và phun như vậy 3 lần rồi đem cuộn thành cuộn.

  • Đào hố dưới đất, cho vỏ vào, đậy rơm và ủ trong 3 – 4 ngày cho ra hơi nước, sau đó cuộn lại thành ống.

  • Đem phần vỏ cây thu được phơi khô dưới bóng râm, nhúng vào nước sôi rồi chất thành đống để ráo nước, tiếp tục đem phơi khô. Sau đó hấp mềm, cuộn tròn thành ống và phơi mát cho khô.

Bảo quản

Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì dược liệu này rất dễ bay tinh dầu thơm.

Thành phần hóa học

Trong Hậu phác có khoảng 5% phenol là magnolola, tetra-hydro-magnolola, iso-magnolola. Ngoài ra còn có khoảng 1% tinh dầu, chủ yếu là machilola.

Năm 1951 và 1952, Masao và Tomita đã chiết được từ một loại Hậu phác Nhật Bản (M. obovata Thunb.) một chất tinh thể là magnocurarin.

Tác dụng – Công dụng

Theo Y học hiện đại

  • Hạ huyết áp

  • Phòng ngừa viêm loét dạ dày, ức chế Histamin gây co thắt tá tràng và ức chế dạ dày tiết dịch

  • Kháng khuẩn, ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn phổi, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn lỵ và nấm

  • Giảm đầy hơi khi châm tê cắt tử cung

Theo Y học cổ truyền

  • Chỉ thống, trừ đờm ẩm, phá súc huyết, khứ kết thủy, tiêu hóa thủy cốc (Dược Tính Luận)

  • Ôn trung, tán mãn, tả nhiệt (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

  • Tiêu đờm, hạ khí, ôn trung, ích khí (Biệt Lục)

  • Hạ khí, táo thấp, tiêu đờm, ôn trung (Trung Dược Đại Từ Điển)

Cách dùng – Liều dùng

Chữa đau bụng hay đi ngoài

Dược liệu

  • 12g Hậu phác

  • 12g Đại hoàng 

  • 8g Chỉ xác 

Uống 1 thang mỗi ngày, uống khi nước còn ấm.

Chữa đau bụng vì lạnh

Dược liệu

  • 12g Hậu phác

  • 12g Xích phục linh

  • 12g Gừng tươi và 4g Gừng khô

  • 12g Đại táo 

  • 8g Trần bì 

  • 6g Thảo đậu khấu 

  • 4g Cam thảo

  • 4g Mộc hương

Đem sắc nước uống các loại dược liệu trên. 

Mỗi ngày 1 thang.

Chữa tiêu chảy do cảm

Dược liệu

  • 6g Hậu phác

  • 6g Trần bì

  • 10g Thương truật 

  • 3g Chích thảo

Đem tán thành bột mịn các loại dược liệu trên rồi sắc nước uống với Gừng tươi và Đại táo.

Uống 2 lần mỗi ngày.

Chữa táo bón kèm chướng bụng, đau bụng khi đi ngoài

Dược liệu

  • 12g Hậu phác

  • 12g Đại hoàng

  • 8g Chỉ thực

Sắc nước uống các loại dược liệu trên.

Uống 3 lần mỗi ngày.

Chữa chướng bụng do tỳ vị hư hàn

Dược liệu

  • 8g Hậu phác

  • 8g Sinh khương

  • 8g Cam thảo

  • 12g Đảng sâm

  • 12g Bán hạ

Sắc nước uống các loại dược liệu trên, uống lúc còn ấm.

Uống 1 thang mỗi ngày.

Chữa chướng bụng, táo bón, ăn không ngon

Dược liệu

  • 12g Hậu phác

  • 15g Chỉ thực

  • 15g Hoàng liên

  • 9g Bán hạ khúc

  • 9g Nhân sâm 

  • 6g Chích cam thảo

  • 6g Phục linh

  • 6g Bạch truật

  • 6g Mầm mạch 

  • 3g Gừng khô 

Tán thành bột mịn các loại dược liệu trên.

Dùng 3 lần mỗi ngày.

Chữa hen suyễn, viêm phế quản mạn tính

Dược liệu

  • 8g Hậu phác

  • 20g Thạch cao sống 

  • 16g Tiểu mạch 

  • 12g Hạnh nhân

  • 12g Bán hạ

  • 4g Ma hoàng

  • 4g Ngũ vị tử

  • 2g Gừng khô

  • 2g Tế tân

Sắc nước uống các dược liệu trên, uống khi nước còn ấm. Uống 1 thang mỗi ngày.

Chữa ra mồ hôi, sợ lạnh 

Dược liệu

  • 12g Hậu phác

  • 12g Quế chi

  • 12g Bạch thược

  • 12g Gừng tươi

  • 12g Đại táo 

  • 12g Hạnh nhân 

  • 4g Cam thảo  

Sắc nước uống các loại dược liệu trên. 

Uống 1 thang mỗi ngày.

Chữa đau bụng

Tẩm Hậu phác với nước gừng rồi nướng hoặc sao vàng, sau đó tán mịn. 

Pha với nước sôi ấm, để uống 2 - 3 lần mỗi ngày.

Chữa đau bụng, viêm ruột

Dược liệu

  • 6g Hậu phác

  • 3g Chỉ thực

  • 3g Đại hoàng

Sắc uống các loại dược liệu trên với 600ml nước, đến khi nước rút còn 300ml thì chia uống 3 lần mỗi ngày.

Mỗi ngày 1 thang.

Chữa khó tiêu

Dược liệu 

  • 100g Hậu phác

  • 100g Thủy xương bồ

  • 100g Củ sả

  • 100g Cỏ gấu sao

  • 100g Vỏ quýt 

  • 50g Gừng khô 

  • 50g Quế khâu 

Tán bột mịn các dược liệu trên. 

Mỗi lần pha 1 muỗng cà phê với nước để uống.

Uống sau khi ăn và trước lúc ngủ, uống 2 - 3 lần mỗi ngày.

Chữa tắc kinh

120g Hậu phác sao, sau đó thái lát rồi sắc với 300ml nước, đến khi nước rút còn 100ml. Uống 2 lần mỗi ngày khi bụng đói.

Mỗi ngày 1 thang.

Chữa thổ tả, đau bụng

Sao Hậu phác với nước gừng, sau đó tán bột mịn. 

Pha với nước giếng để uống, 8g mỗi lần.

Chữa rối loạn tiêu hóa

Dược liệu

  • 10g Hậu phác

  • 10g Xích phục linh

  • 10g Đại táo

  • 10g Sinh khương

  • 6g Trần bì 

  • 5g Thảo khấu 

  • 3g Cam thảo

  • 3g Mộc hương

  • 3g Can khương 

Sắc nước uống các dược liệu trên.

Uống 1 thang mỗi ngày.

Chữa phân lổn nhổn thức ăn, kiết lỵ

Sắc nước uống 120g Hậu phác và 120g Hoàng liên với 300ml nước, đến khi nước rút còn 100ml thì để ấm và uống.

Uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa tiểu đục

Sắc lấy nước uống 40g Hậu phác và 4g Bạch phục linh, uống khi nước còn ấm.

Mỗi ngày uống 1 thang.

Hỗ trợ chữa ung thư đại tràng

Dược liệu

  • 10g Hậu phác

  • 10g Tam lăng

  • 10g Huyền hồ

  • 20g Rau sam

  • 20g Bại tương thảo

  • 20g Khổ sâm

  • 20g Thổ phục linh

  • 20g Bạch thược

  • 20g Kê nội kim 

  • 12g Hồng đằng 

  • 8g Hoàng liên 

  • 6g Cam thảo 

  • 4g Xạ hương 

Sắc nước uống, uống khi nước còn ấm. 

Uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý

Người tân dịch khô, khí huyết kém, tỳ vị hư nhược, thể trạng ốm yếu (chân nguyên bất túc), trạch tả, tiêu thạch, hàn thủy thạch và phụ nữ mang thai không dùng.

Các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong Hậu phúc không được sử dụng, tránh các tác dụng phụ và các triệu chứng bất thường.

Trong lúc điều trị bệnh bằng bài thuốc từ Hậu phác, tránh không được ăn đậu, vì đậu gây ra khí động và Can khương.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
LỘC NHUNG

LỘC NHUNG

Khi nhắc đến tứ thượng dược “Sâm, nhung, quế, phụng” thì người ta liền nghĩ ngay đến vị thuốc Lộc nhung – hay còn được gọi với cái tên phổ biến là Nhung hươu. Vốn được biết đến như là một vị thuốc có tác dụng sinh tinh, dưỡng huyết, ích dương, bổ gân và xương rất hiệu quả. Ngoài ra, Lộc nhung còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngày nay, Lộc nhung càng được các quý ông quan tâm để bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lý của cơ thể.
administrator
DẦU HẠT CẢI

DẦU HẠT CẢI

Cây cải dầu là một loại cây lấy dầu thực vật. Thường được gọi là hạt cải dầu (hoặc cải dầu). Nó được sử dụng rộng rãi như nguồn cung cấp dầu, protein cho lĩnh vực thực phẩm và công nghiệp. Ngoài ra còn là một phương thuốc chữa bệnh. Hoa cải dầu với màu sắc đa dạng dùng trang trí cũng rất thu hút. Mọi bộ phận của hạt cải dầu đều hữu ích.
administrator
NỮ TRINH TỬ

NỮ TRINH TỬ

Nữ trinh tử là hạt thu hoạch và xử lý để làm thuốc từ cây Nữ trinh, loài cây có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc với nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Dược liệu này được sử dụng như một vị thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền từ rất lâu và được lưu truyền qua hàng trăm năm ở Trung Quốc.
administrator
TRƯỜNG SINH THẢO

TRƯỜNG SINH THẢO

Trường sinh thảo (Selaginella tamariscina) là một loại dược liệu quý hiếm trong Y học cổ truyền, được sử dụng để chữa trị các bệnh về gan, thận, viêm loét dạ dày, viêm khớp và rối loạn nội tiết. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh được các tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đường huyết của Trường sinh thảo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trường sinh thảo và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
RAU CẦN TA

RAU CẦN TA

Rau cần ta có tên khoa học là Oenanthe javanica, là một dược liệu được sử dụng rất nhiều với công dụng cải thiện sức khỏe.
administrator
BỒ KẾT

BỒ KẾT

Bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác, phắc kết, co kết, trư nha tạo giác, tạo giáp, tạo giác, co kết. Bồ kết là loại quả dùng để gội đầu, rất an toàn và dường như không có tác dụng phụ. Từ xa xưa, phụ nữ Việt đã có thói quen sử dụng loại thảo dược thiên nhiên này để gội đầu nhằm nuôi dưỡng mái tóc suôn mượt và chắc khỏe. Nhưng bên cạnh đó, nó còn rất nhiều công dụng khác với sức khỏe và làm đẹp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẠCH ĐỒNG NỮ

BẠCH ĐỒNG NỮ

Bạch đồng nữ, hay còn được biết đến với những tên gọi: mò trắng, bấn trắng, lẹo trắng. Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến. Vậy bạch đồng nữ là gì và tác dụng của nó như thế nào đối với sức khỏe. Bài viết này sẽ giải đáp những băn khoăn trên của bạn đọc.
administrator
RAU BỢ

RAU BỢ

Rau bợ (Marsilea quadrifolia) là cây thân thảo, cao 15 – 20 cm. Cây mọc bò, thân mảnh, có nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ con và 2 lá, có cuống dài 5 -15 cm.
administrator