RAU BỢ

Rau bợ (Marsilea quadrifolia) là cây thân thảo, cao 15 – 20 cm. Cây mọc bò, thân mảnh, có nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ con và 2 lá, có cuống dài 5 -15 cm.

daydreaming distracted girl in class

RAU BỢ

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Marsilea quadrifolia

Họ: Tần (Marsileaceae)

Tên gọi khác: Tứ diệp thảo, Cỏ bợ, Tần thái, Cỏ chữ điền, Rau tần.

Đặc điểm thực vật

Rau bợ là cây thân thảo, cao 15 – 20 cm. Cây mọc bò, thân mảnh, có nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ con và 2 lá, có cuống dài 5 -15 cm. 

Lá có 4 lá chét hình tam giác ngược, xếp chéo tạo thành chữ thập, gốc thuôn hẹp, đầu bằng rộng, mép nguyên, hai mặt lá nhẵn. Lá rũ xuống vào ban đêm.

Bào tử nhỏ, mọc 2 - 3 cái ở cùng một gốc cuống lá; bên trong chia thành nhiều ô ngang chứa các bào tử nang nhỏ sẽ cho nguyên tản đực và bào tử nang lớn sẽ cho nguyên tản cái. Đầu bào tử tròn, có lông dày và răng nhỏ ở gần gốc.

Mùa sinh sản: tháng 5-6.

Phân bố, sinh thái

Rau bợ là cây ưa ánh sáng, hay mọc hoang ở những ruộng nước, ao, mương, hồ, đầm lầy, ở những vùng đất mềm, có độ ẩm cao. Rễ và thân rễ cây ngập trong bùn, còn lá vươn lên khỏi mặt nước.

Rau bợ có nguồn gốc và phân bố tập trung ở những nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như Đông Nam Á, Nam Á, Trung Quốc, một số nước châu Âu và châu Mỹ. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi, từ vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi, nơi độ cao có thể lên đến 1000m.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: toàn cây

Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm. Có thể dùng tươi nấu canh, làm rau sống ăn hoặc phơi khô để dùng dần.

Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt.

Thành phần hóa học 

Theo nghiên cứu, trong rau bợ chứa 84,2% nước, 4,6% Protid, 1,6% Glucid, 0,72 mg% Caroten, 76 mg% Vitamin C. Ngoài ra, còn có Cyclaudenol, carbohydrat, các acid hữu cơ, acid amin, caroten, vitamin,…

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền: Rau bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, trấn tính, nhuận gan, sáng mắt. Do đó dược liệu được dùng để chữa đái tháo đường, đái ra máu, viêm thận gây phù, sỏi tiết niệu, bệnh về thần kinh như điên cuồng sốt cao, suy nhược thần kinh, động kinh, các chứng sưng đau như viêm kết mạc, viêm lợi, viêm gan, đau răng, đinh nhọt, tắc tia sữa, sưng vú, bạch đới, khí hư và rắn độc cắn.

Theo Y học hiện đại, rau bợ có tác dụng lợi tiểu.

Cách dùng - Liều dùng 

Ngày dùng 20 – 30g cây tươi hoặc đem phơi khô, sao vàng, sắc nước hoặc pha trà uống. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Cũng có thể dùng dưới dạng làm rau ăn sống, nấu canh.

Một số bài thuốc có Rau bợ:

- Bài thuốc trị sỏi bàng quang và sỏi thận: Rửa sạch một nắm cây cỏ bợ tươi, sau đó giã cho nát rồi vắt lấy nước uống vào mỗi buổi sáng

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Sắc lấy nước uống hằng ngày các dược liệu thiên hoa phấn và cây rau bợ mỗi vị 10 – 15g. Lưu ý: Khi áp dụng bài thuốc này, nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường và xây dựng lối sống lành mạnh để ổn định đường huyết.

- Bài thuốc trị chứng tiểu dắt và bí tiểu: Sắc lấy nước uống hằng ngày 10 -15g rau bợ khô

- Bài thuốc lợi vị, kiện tỳ, ổn định đường huyết và giảm cảm giác thèm ăn ở người bị tiểu đường: Sắc kỹ 10 g thiên hoa phấn và 30 g cỏ bợ, sau đó lọc lấy dịch rồi cho 50g hoài sơn vào nấu cháo ăn.

- Bài thuốc trị chứng sỏi đường tiết niệu: Rửa sạch các dược liệu lá phèn đen 10g, ngải cứu 10g, búp non của cây dứa dại 20g và cây cỏ bợ 30g. Sau đó giã và vắt lấy nước uống vào sáng sớm. 

- Bài thuốc trị chứng nổi mẩn đỏ do nhiệt, sưng lở ngoài da: Rửa sạch một nắm rau bợ tươi, sau đó giã nát và vắt lấy nước bôi lên vùng da cần điều trị.

- Bài thuốc trị tiểu nóng và bí tiểu: Phơi khô 0,5 kg rau bợ. Mỗi lần dùng 16g sắc với 3 bát nước còn lại 1 bát. Chia nước sắc thành 3 lần uống, mỗi lần cách nhau 3 giờ. 

- Bài thuốc chữa chứng bạch đới: Sắc 20 g rau bợ khô 20g với 3 bát nước còn lại 1 bát, đem chia thành 3 lần uống. Nên dùng khi nước còn nóng, mỗi lần uống cách nhau từ 3 – 4 giờ. Đồng thời nên dùng rau bợ khô 32g đem nấu lấy nước ngâm rửa âm hộ.

- Bài thuốc trị chứng sưng vú: Rửa sạch một nắm rau bợ, rồi giã nát và vắt lấy nước. Sau đó dùng nước cốt hòa với 1 ly nước đun sôi để nguội và chia thành 2 lần uống. Dùng bã của cây rau bợ đắp lên vùng vú sưng đau. 

- Bài thuốc trị chứng tắc tia sữa: Đem sắc 20 g  rau bợ khô 20g với nửa siêu nước còn lại 1 bát, đem chia thành 2 lần và dùng uống trong ngày. Mỗi lần uống cách nhau 4 giờ đồng hồ. Sau đó dùng vải bọc bã chườm lên ngực để làm thông tia sữa.

- Bài thuốc chữa bỏng: Rửa sạch một năm rau bợ tươi, sau đó giã nát và đắp lên vùng da bị bỏng.

Lưu ý

- Rau bợ mọc sâu ở dưới bùn, vì vậy chỉ nên dùng phần lá non và phần trên. Khi dùng đem ngâm rửa sạch với nước muối loãng để làm sạch đất cát và loại bỏ mùi tanh của bùn.

- Cây cỏ bợ có tính hàn nên tránh dùng ở người có tỳ thận dương hư hay tỳ vị hư nhược (lạnh bụng, khó tiêu, hay đi phân lỏng, chân tay lạnh).

Có thể bạn quan tâm?
CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

CÂY NỞ NGÀY ĐẤT

Cây nở ngày đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nở ngày, cây bạc đầu, cây hoa gà trắng. Cây nở ngày đất còn được biết đến với tên gọi khác là cây nở ngày, bởi phần hoa của loại cây này chỉ nở vào ban ngày. Trong một số tài liệu Y học cổ truyền có ghi chép, flavones, flavoides glycosides và gomphrenol là ba thành phần hoạt chất chính có trong cây nở ngày đất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút, đau nhức xương khớp, bệnh tiểu đường, sốt, cảm cúm,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU HƯƠNG THẢO

TINH DẦU HƯƠNG THẢO

Hương thảo là một loại gia vị quen thuộc trong nền ẩm thực, được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Không những thế, Hương thảo còn có nguồn tinh dầu với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hương thảo và cách sử dụng hiệu quả nhé.
administrator
HÀ THỦ Ô

HÀ THỦ Ô

Hà thủ ô hay hà thủ ô đỏ, vì nó có sắc đỏ, cũng để tránh nhầm với cây Hà Thủ Ô trắng. Hà thủ ô, còn gọi là “giao đằng”, là cây dây, ý nói thứ dây này luôn luôn quấn vào nhau, hay “dạ hợp”, dạ là đêm, ý nói ban đêm chúng quấn lấy nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY BẤC ĐÈN

CÂY BẤC ĐÈN

Cây bấc đèn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đăng tâm thảo, hổ tu thảo, tịch thảo, cỏ ất tâm, xích tu, bích ngọc thảo, đăng thảo, đăng tâm. Cỏ bấc đèn là vị thuốc có tính hàn có tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt, an thần, giáng tâm hỏa. Do đó, dược liệu này thường được dùng để điều trị các chứng bệnh như khó tiểu, tiểu nóng, mất ngủ, khó ngủ, cơ thể hồi hộp, viêm họng,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SO ĐŨA

SO ĐŨA

So đũa là cây thân gỗ, cao khoảng 8 – 10m và phát triển rất nhanh. Thân và cành mảnh, bề mặt nhẵn, vỏ sần sùi, dày và tiết ra mủ có màu đỏ. Rễ cọc, có nhiều rễ non và rễ phụ thường được vi khuẩn cộng sinh và tạo thành các nốt sần.
administrator
THƯỜNG XUÂN

THƯỜNG XUÂN

Thường xuân có tên khoa học là Hedera helix, là một loại cây leo có nguồn gốc từ khu vực châu u và Tây Á. Đây là một trong những dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và đã được nghiên cứu về hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh lý. Thường xuân chứa các hoạt chất có tính chất chống viêm, chống co thắt cơ, giảm đau và kháng khuẩn, nên được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa, cũng như các vấn đề về da và thấp khớp.
administrator
BỒ KẾT

BỒ KẾT

Bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác, phắc kết, co kết, trư nha tạo giác, tạo giáp, tạo giác, co kết. Bồ kết là loại quả dùng để gội đầu, rất an toàn và dường như không có tác dụng phụ. Từ xa xưa, phụ nữ Việt đã có thói quen sử dụng loại thảo dược thiên nhiên này để gội đầu nhằm nuôi dưỡng mái tóc suôn mượt và chắc khỏe. Nhưng bên cạnh đó, nó còn rất nhiều công dụng khác với sức khỏe và làm đẹp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MÍA DÒ

MÍA DÒ

Tên khoa học: Costus speciosus Smith Họ Mía dò (Costaceae) Tên gọi khác: Tậu chó, Đọt đắng, Đọt hoàng, Củ chốc, Cát lồi
administrator