RỄ CAU

Theo y học cổ truyền, rễ cau giúp tiêu hóa, sát trùng. Dùng để điều trị các bệnh giun sán, ký sinh trùng đường ruột, thực tích khí trệ, bụng đầy tiện bón, chứng tả lị mót rặn, phù thũng.

daydreaming distracted girl in class

RỄ CAU

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Areca catechu L. 

Họ: Cau (Arecaceae)

Tên gọi khác: Binh lang, Tân lang

Đặc điểm thực vật

Cau là loại cây có thân cột, mọc thẳng đứng, hình trụ rỗng, toàn thân không có lá mà có nhiều vòng đốt là vết tích của lá rụng, gốc thân hơi phình ra. Ở ngọn có một chùm lá to, lá có bẹ to, mọc thành vòng thưa, chia nhiều thùy xẻ lông chim, các thùy trên cùng đính nhau. 

Cụm hoa dạng bông mo phân nhánh, mo rụng sớm. Trong cụm hoa, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ màu trắng, 6 nhị. Hoa cái to, bao hoa không phân hóa. Noãn sào thượng 3 ô. 

Quả hạch hình trứng hoặc hình cầu, to bằng quả trứng gà, mọc thành buồng. Quả bì có sợi, phía ngoài màu xanh hóa, phần hạt có nội nhũ xếp cuốn. 

Hạt hình trứng hoặc hình cầu dẹt, đáy phẳng, ở giữa lõm. Mặt ngoài màu nâu vàng nhạt hoặc màu nâu đỏ nhạt với những nếp nhăn hình mạng lưới. Vị chát và hơi đắng.

Mô tả dược liệu

Rễ cau là phần rễ mọc nổi trên mặt đất của cây cau, có màu nâu vàng hoặc cam tùy theo môi trường sống và tuổi thọ của cây cau. Phần rễ này thường chỉ lớn bằng ngón tay trỏ.

Phân bố, sinh thái

Cau được trồng nhiều nơi như Thanh Hóa, Thừa thiên-Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hải Phòng, Mỹ Tho, Bến Tre, Rạch Giá, Cần Thơ,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ cau

Thu hái, chế biến: Nên thu hái rễ ở những cây cau đã trồng lâu năm, càng lâu càng tốt, nhưng ít nhất là 5 năm tuổi. Lấy những rễ cau mọc ngược, trơ lên khỏi mặt đất, không dùng rễ đâm sâu xuống. 

Thành phần hóa học 

Các thành phần có trong cây cau là phenol (31,1%), polysaccharid (18,7%), chất béo (14,0%), chất xơ (10,8%) và alkaloit (0,5%) (gồm arecoline, arecaine , guvacoline, guvacine, arecolidine, homoarecoline và isoguvacine).

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền, rễ cau giúp tiêu hóa, sát trùng. Dùng để điều trị các bệnh giun sán, ký sinh trùng đường ruột, thực tích khí trệ, bụng đầy tiện bón, chứng tả lị mót rặn, phù thũng.

Theo y học hiện đại, rễ cau có tác dụng:

- Chữa yếu sinh lý: Chiết xuất từ rễ cau giúp kéo dài thời gian quan hệ.

- Chữa liệt dương: Alkaloid trong rễ cau giúp kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng cảm giác hưng phấn khi quan hệ. Bên cạnh đó, nó còn làm giãn mạch máu, kích thích sự cương cứng của dương vật và cải thiện chất lượng tinh trùng hiệu quả.

- Cải thiện chức năng thận.

- Kháng nấm, kháng khuẩn: Chiết xuất từ rễ cây cau có thể ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm Candida, Aspergillus và Penicillium notatum. Do đó, rễ có vai trò trong sản xuất thuốc kháng nấm.

- Diệt giun sán: Arecoline trong rễ cau có khả năng ức chế nhiều loại ký sinh trùng.

- Hỗ trợ điều trị tâm thần: Hoạt chất Arecoline từ rễ cây cau cũng có thể cải thiện tâm trạng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt và rối loạn lo âu.

- Hỗ trợ tiêu hóa: Hoạt chất Arecoline giúp tăng nhu động ruột, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, đầy bụng và táo bón.

- Chống oxy hóa: Các thành phần Polyphenol, Flavonoid có trong rễ đều là những chất chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do.

- Arecoline trong rễ cây cau làm tăng sự giải phóng hormone giải phóng cortisol nội sinh (CRH) bằng cách kích thích trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, có tác dụng giảm stress, giảm đau.

Cách dùng - Liều dùng 

- Rễ cau sắc nước uống: Nước sắc từ rễ cau giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện lưu thông khí huyết, hỗ trợ kiểm soát xuất tinh sớm.

Cách làm: Sắc rễ cau đã sao vàng với khoảng 500 mL nước lọc, rồi cô cạn còn khoảng 150-200ml thì dừng lại. Lọc lấy nước cốt, bỏ phần bã. Chia 2 phần, sử dụng vào buổi sáng và buổi tối.

- Bài thuốc bổ thận tráng dương với rễ cau ngâm rượu

Cách làm: Ngâm 2 kg rễ cau đã phơi hoặc sấy khô với 4 lít rượu nếp trắng, rồi đặt bình ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khoảng 1 tháng có thể bắt đầu sử dụng. Đối với rượu ngâm tăng cường sinh lý, mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa khoảng 30ml. Uống trong bữa ăn chính và không sử dụng khi bụng đói.

- Chữa yếu sinh lý bằng rễ cau kết hợp rễ trầu không

Cách làm: Sắc 15g rễ cau non, 15 g rễ trầu không cùng với 500ml nước, cô đặc lại còn khoảng 250-300ml. Gạn lấy nước, chia làm 2 lần uống sáng và chiều.

- Bài thuốc tăng cường sinh lý từ rễ cau và các loại thảo dược

Cách làm: Sao vàng 15 g rễ cau, 40 g thục địa, 40 g ba kích, 40 g hoài sơn. Sau đó cho 15 g quế vào rồi tán thành bột mịn. Luyện với mật ong và làm thành viên hòan. Nam giới nên sử dụng mỗi ngày khoảng 3-4 viên trong 2 tháng liên tiếp để có kết quả tốt.

- Chữa liệt dương với rễ cau và thỏ ty tử

Cách làm: Tán thành bột mịn 100 g rễ cau và 40 g thỏ ty tử. Sau đó thêm mật ong, trộn đều và làm thành viên hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 8-10g.

- Bài thuốc tăng sinh lý từ rễ cau và nấm ngọc cẩu

Sắc các dược liệu 10 g nấm ngọc cẩu khô, 10 g rễ cau khô, 10 g nhục thung dung với 700-1000ml nước. Cô cạn còn khoảng 300ml, gạn lấy nước, uống 2 lần sáng chiều.

Nên kiên trì sử dụng trong khoảng 30 ngày. Sau đó ngưng 1 tháng mới tiếp tục sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
DÂM BỤT

DÂM BỤT

Dâm bụt, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông bụt, hồng bụt, bụt, xuyên can bì, mộc can. Dâm bụt – loài cây quen thuộc được trồng khắp nước ta để làm hàng rào, làm cảnh. Ngoài ra, các bộ phận của cây như: Lá, hoa, vỏ rễ còn được sử dụng để làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUÝT

QUÝT

Quýt (Citrus reticulata) là loại cây gỗ nhỏ, có dáng chắc và bền, thân và cành có gai.
administrator
TRÀ XANH

TRÀ XANH

Trà xanh (chè xanh) hay Camellia sinensis là một loại thảo dược nổi tiếng được sử dụng trong đời sống hàng ngày để thanh nhiệt, giải khát.
administrator
SƠN NẠI

SƠN NẠI

Sơn nại có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tiêu thực và trừ thấp. Do đó dược liệu được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.
administrator
CHÙM NGÂY

CHÙM NGÂY

Cây chùm ngây thường phân bố chủ yếu ở các nước cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Là loại cây vừa có giá trị kinh tế vừa làm thực phẩm và làm thuốc.
administrator
NGŨ GIA BÌ GAI

NGŨ GIA BÌ GAI

Là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ dưỡng cho cơ thể nên Ngũ gia bì được xem như dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh.
administrator
SÂM NGỌC LINH

SÂM NGỌC LINH

Sâm Ngọc Linh – cũng là một loại dược liệu được dân gian gọi là Sâm vì nó có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe con người. Giờ đây, đã có rất nhiều những loại Sâm được con người nghiên cứu và sử dụng. Tuy nhiên, khi nhắc đến đất nước Việt Nam thì không thể không nói đến Sâm Ngọc Linh, là một loại dược liệu quý.
administrator
NGÓ SEN

NGÓ SEN

Ngó sen chính là một bộ phận của cây Sen. Không những có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn kèm với nhiều loại món ăn khác, Ngó sen còn được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh rất hiệu quả.
administrator