ÍCH TRÍ NHÂN

- Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Mig - Họ: Zingiberaceae (Gừng) - Tên gọi khác: riềng lá nhọn Ích trí nhân là quả chín của cây mang đi sấy khô.

daydreaming distracted girl in class

ÍCH TRÍ NHÂN

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Mig

- Họ: Zingiberaceae (Gừng)

- Tên gọi khác: riềng lá nhọn

Ích trí nhân là quả chín của cây mang đi sấy khô.

Đặc điểm thực vật

Ích trí nhân là cây thân thảo, lâu năm, có vị cay, cao khoảng 1 – 1.5m. 

Lá hình mũi mác, hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn cành, màu trắng, đốm tím. Quả hình cầu, 2 đầu hơi nhọn. Vỏ quả màu nâu đỏ hoặc nâu xám, vỏ mỏng, hơi dẻo, dính sát vào hạt. Quả chín có màu vàng xanh, thơm, vị đắng.

Hạt tròn, dẹt, nhiều cạnh, màu xanh đen, bên trong là chất bột màu trắng. 

Mùa quả: tháng 7 – 8.

Phân bố, sinh thái

Tại Trung Quốc, cây mọc hoang ở vùng rừng núi như: đảo Hải Nam, tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Tại Việt Nam chưa rõ khu vực phân bố, dược liệu ích trí nhân chủ yếu được nhập ngoại.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Quả chín phơi hoặc sấy khô. 

Thu hái, chế biến

- Thu hái vào tháng 7 – 8, khi quả chuyển từ màu nâu sang hơi vàng xanh. Nên chọn những hạt to, đầy. Sau đó, mang phơi hoặc sấy khô. 

- Ích trí nhân có thể dùng tươi (bỏ tạp chất và vỏ ngoài, khi dùng giã nát) hoặc chế với muối.

Thành phần hóa học 

Dược liệu ích trí nhân có chứa các thành phần hóa học chính như:

Khoảng 0,7% tinh dầu (Terpen, Sesquiterpen và Sesquiterpenancola), khoảng 1,71% Saponin, Isopropoxy cyclohexane, α-Dimethyl Benzepropanoic acid, Guaiol, Zingiberol, Aromadendrene, Gingerol.

Tác dụng - Công dụng 

Ích trí nhân có tác dụng chống viêm, giảm co thắt cơ trơn bàng quang và các cơn són tiểu, tiểu vặt, di tinh, đái dầm.

Cách dùng - Liều dùng 

Ngày dùng 6 - 12g, dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Lưu ý

Không dùng cho người băng huyết do nhiệt, bạch trọc, người huyết táo, có hỏa, người âm hư, thủy, táo nhiệt.

 

Có thể bạn quan tâm?
NHỤC QUẾ

NHỤC QUẾ

Nhục quế không chỉ là một loại gia vị thân thuộc đối với nền ẩm thực văn hóa phương Đông mà còn ở đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhục quế vừa là gia vị có hương thơm đặc trưng nổi bật bởi sự nồng ấm và dễ chịu thì dược liệu này còn là một vị thuốc thông dụng trong Y học cổ truyền.
administrator
CÂY ĐẠI

CÂY ĐẠI

Cây đại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây hoa đại, hoa sứ, kê đản tử, miến chi tử, bông sứ đỏ, bông sứ trắng, hoa săm pa, bông sứ ma. Cây Đại, một loại cây quen thuộc trong đời sống của người dân ta. Được trồng rất nhiều để làm cảnh hay lấy bóng mát. Nhưng có điều không phải ai cũng biết, loài cây này còn dùng để làm thuốc chữa được nhiều bệnh. Các bộ phận của nó từ hoa, lá, nhựa, thân, rễ mỗi cái đều có tác dụng chữa bệnh riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XƯƠNG RỒNG TAI THỎ

XƯƠNG RỒNG TAI THỎ

Xương rồng tai thỏ (tên khoa học: Opuntia microdasys) là một loại cây thuộc họ Cactus, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây có hình dạng đặc biệt với những chiếc lá hình bầu dục và có những cái gai nhỏ trên bề mặt lá. Xương rồng tai thỏ đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ lâu nhờ tính năng giải độc, tăng cường sức đề kháng và điều trị một số bệnh lý. Trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện để chứng minh các hiệu quả của xương rồng tai thỏ trong điều trị các bệnh lý, làm nổi bật vai trò của loại dược liệu này trong y học hiện đại.
administrator
XUÂN HOA

XUÂN HOA

Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) là một loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, xuân hoa đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong việc chữa trị nhiều bệnh lý. Dưới đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm và công dụng của Xuân hoa.
administrator
BÁN BIÊN LIÊN

BÁN BIÊN LIÊN

Bán biên liên là loại thuốc nam quý, còn có tên gọi khác là cây lô biên, lỗ bình tàu. Theo Y học Cổ truyền, đây là loại cây có tính bình, vị cay, tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt giải độc. Ở Việt Nam, Bán biên liên phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du, từ Lạng Sơn, Cao bằng đến các tỉnh miền Trung.
administrator
THÀI LÀI TRẮNG

THÀI LÀI TRẮNG

Thài lài trắng (Commelina communis) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Thài lài trắng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Đạm trúc diệp, rau trai ăn, cỏ lài trắng, cỏ chân vịt. Dược liệu này được sử dụng chủ yếu để điều trị các bệnh về viêm, đau, sưng, đặc biệt là các bệnh về gan, thận và tiết niệu. Ngoài ra, Thài lài trắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn.
administrator
BINH LANG

BINH LANG

Binh lang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hạt cau, đại phúc tử, tân lang,... Binh lang thực chất là hạt cau của quả cau phơi khô lấy từ cây cau. Cây cau chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai để ý đến công dụng của chúng, các cụ ngày xưa hay nhai trầu với cau nhưng ít ai để ý đến tác dụng của nó. Và thực chất, binh lang là một vị thuốc quý và thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Có 2 loại cây đó là: Cau rừng (Sơn binh lang) và cau nhà (Gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.
administrator
BÁN HẠ BẮC

BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…
administrator