CÂY MÓC

Cây móc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đủng đỉnh, đùng đình. Cây móc, trước đây cây thường được dùng để trang trí ở cổng cho đẹp trong các buổi lễ hội hoặc đám cưới, hỏi ở nhiều vùng quê. Nó cũng là một nét văn hóa khá đẹp của người dân miền quê Nam Bộ. Hiện nay cây được trồng làm cảnh. Nhưng ít ai biết rằng cây có thể chữa được các bệnh về cơ, xương, khớp và đặc biệt là tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY MÓC

Đặc điểm tự nhiên

Cây móc có thể cao từ 3 – 4m. Thân cây do nhiều bẹ lá tạo thành và có hình trụ. Lá dài khoảng 1 – 2m và thuộc dạng lá kép lông chim hai lần (giống như xương cá). Trên thân cây, các lá mọc so se. Phiến lá hình tam giác lệch. Gân lá xếp như hình nan quạt.

Cây có hoa và hoa mọc thành từng cụm theo mo. Mỗi mo dài 30 – 40cm. Cứ 2 hoa cái thì có 2 hoa đực. Thứ tự phát triển của hoa móc là từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Nghĩa là phần hoa gần với thân nhất sẽ phát triển trước.

Quả móc có hình cầu với đường kính giao động từ 1 – 1,5cm. Vỏ nhẵn và mỗi quả có 1 hạt. Lúc quả còn non thì có màu xanh. Khi già chuyển sang màu cam rồi tím đậm. Quả khi chín có màu đỏ tươi. Màu quả không ổn định. Chúng biến đổi theo chu kỳ phát triển của cây.

Cây ưa ánh sáng và không cần quá nhiều nước. Mức sinh trưởng của nó khá chậm. Tuy nhiên, cây có thể sống được đến 40 năm. Cây mọc rải rác ở trong các rừng thưa, rừng thường xanh, rừng thứ sinh; phân bố ở rất nhiều tỉnh thành trong khắp cả nước như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Bẹ móc. nhân quả hạch, vỏ thân là những bộ phận của cây móc được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Bẹ, rễ móc có được thu hái quanh năm. Riêng quả thu hái sau khi quả chín thường vào tháng 10, tháng 11.

Chế biến: Để rượu quả móc có thể sử dụng được lâu nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 25 độ C và tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Dịch ngọt của cây chứa 13,6% saccharose và vết của đường giảm; khi cho lên men, dịch hay rượu ngọt của cây chứa 1% đường giảm, 2-4,5% rượu và 0,3% acid acetic.

Tác dụng

+Bẹ non có vị đắng, tính bình, có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc có vị cay, tính mát, có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng

+Thân cắt ngang có thể thu được đường, dùng đường này lên men để thu được rượu cọ.

+Nõn thân và vỏ quả trong chế biến thức ăn.

+Bẹ móc dùng để điều trị lỵ, đi tiêu ra máu, bạch đới, rong kinh, băng huyết.

Công dụng

Mỗi bộ phận từ cây móc đều có công dụng riêng:

+Bẹ non: có vị đắng, tính bình, có tác dụng cầm máu, làm sít ruột, tan hòn cục. Vì vậy, bẹ được dùng điều trị tiểu tiện không thông, tiểu ra máu, tiểu rắt, lỵ ra máu, rong kinh, bạch đới và ho ra máu.

+Thân cây: phần nõn thân được dùng làm thuốc giúp nhuận tràng.

+Quả: có vị cay, tính mát, giúp giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, quả gây ngứa và có thể làm rộp da nên không được dùng trực tiếp. Khi nấu quả Móc, nếu không bóc vỏ thì khi ăn sẽ bị ngứa rát ở cổ, môi và lưỡi.

+Lá: dùng để trang trí, chồi ngọn có thể dùng làm rau ăn, và từ thân, người ta có thể lấy bột cọ. Khối sợi mềm ở nách các lá tạo thành một loại bùi nhùi được sử dụng làm lành một số vết thương bằng cách đắp bên ngoài.

+Vỏ của cây: thường được kết hợp với một số dược liệu trong đông y để điều trị ghẻ lở, mụn nhọt.

+Sử dụng lõi của cây: chế biến làm thức ăn, có thể điều trị được một số triệu chứng về dạ dày như viêm loét dạ dày, các triệu chứng ngộ độc. Ngoài ra còn có thể chữa được một số triệu chứng đau nửa đầu, sưng khớp…

Liều dùng

Bẹ móc dùng liều 20g/ngày, đốt tồn tính, tán bột uống hoặc có thể sắc uống.

Nếu dùng quả đủng đỉnh ngâm rượu, bạn phải tách bỏ lớp vỏ. Nếu không sẽ bị ngứa khi uống hoặc bôi quả này, thậm chí nó có thể gây rộp da.

Lưu ý khi sử dụng

Cẩn trọng khi dùng rượu móc với đối tượng là trẻ em, người trên 60 tuổi hoặc những người có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Trong quá trình sử dụng quả lưu ý loại bỏ phần vỏ quả thật kỹ, nếu không sẽ bị ngứa. Nếu bị quả này làm ngứa thì không được gãi. Cách giải quyết là hơ với lửa.

 

Có thể bạn quan tâm?
SA KÊ

SA KÊ

Sa kê là loại cây thân gỗ, cao trung bình 10-12 m. Tán lá lớn, phiến lá rất to và dày, xẻ thùy lông chim sâu nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều, màu xanh lục thẫm bóng, mặt dưới lá nháp.
administrator
NẤM LIM XANH

NẤM LIM XANH

Từ xưa đến này, Nấm lim xanh đã được coi là một loại dược liệu quý hiếm, có tính đại bổ mà những tầng lớp quý tộc mới có thể sử dụng. Nhưng qua thời gian thì dược liệu này dần đi vào quên lãng.
administrator
NGÔ ĐỒNG

NGÔ ĐỒNG

Ngô đồng là một loài cây khá phổ biến ở khắp các miền của đất nước Việt Nam ta, không chỉ bởi hình dáng độc đáo mà còn bởi những tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả của nó. Ngoài ra gỗ của của Ngô đồng cũng được sử dụng rất nhiều để sản xuất các vật dụng nội thất, nhạc cụ hay tranh vẽ, đem lại rất nhiều ứng giá trị về kinh tế cho những nghệ nhân ở những lĩnh vực trên. Trong Y học cổ truyền, Ngô đồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh và cho tác dụng rất tốt.
administrator
UY LINH TIÊN

UY LINH TIÊN

Uy linh tiên (Clematis sinensis) là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dược liệu này thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị các bệnh về khớp, đau nhức, viêm, và các triệu chứng về huyết áp cao. Uy linh tiên có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm và giảm đau, được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Uy linh tiên và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
CÀ NA

CÀ NA

Cà na hay còn được gọi là quả trám (miền bắc), quả gián, thanh quả... bao gồm 2 loại trám trắng (Canarium album Raeusch) và trám đen (Canarium nigrum Engl).
administrator
CHÙM NGÂY

CHÙM NGÂY

Cây chùm ngây thường phân bố chủ yếu ở các nước cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Là loại cây vừa có giá trị kinh tế vừa làm thực phẩm và làm thuốc.
administrator
MÂM XÔI

MÂM XÔI

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir. Họ Hoa hồng (Rosaceae) Tên gọi khác: Đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Phúc bồn tử.
administrator
RAU NGÓT

RAU NGÓT

Rau ngót là loại cây bụi, có thể cao đến 2 m. Lá rau ngót có tính mát và vị ngọt bùi, có tác dụng giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu và mát huyết. Rễ rau ngót có tính mát, vị ngọt nhạt và hơi đắng có tác dụng tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu dắt, sốt cao
administrator