RAU DỀN CƠM

Dền cơm (Amaranthus lividus) là loại cây thân thảo, có bộ rễ khỏe, ăn sâu và bám chắc vào lòng đất. Thân màu xanh, mọc thẳng đứng hoặc nằm, mọng nước, thường có một nhánh to từ gốc, cong, không lông, không gai.

daydreaming distracted girl in class

RAU DỀN CƠM

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Amaranthus lividus L.

- Họ: Amaranthaceae (Rau dền)

- Tên gọi khác: Dền tái, Dền xanh, Dền đất

Đặc điểm thực vật

Dền cơm là loại cây thân thảo, có bộ rễ khỏe, ăn sâu và bám chắc vào lòng đất. Thân màu xanh, mọc thẳng đứng hoặc nằm, mọng nước, thường có một nhánh to từ gốc, cong, không lông, không gai.

Lá đơn, mọc so le phiến lá có nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, đôi khi hình xoan tròn dài hay là hình bánh bò, đầu tù, có khi lõm, không lông; cuống dài đến 10cm. Hai bên mép lá nhẵn, có khoảng 7 – 8 gân lá, thấy rõ và hơi cong. Mặt trên và dưới lá mịn với những chấm mờ.

Hoa mọc thành cụm ở ngọn hay ở nách lá. Hoa không cuống, nhỏ, nhiều, màu xanh lá cây. Mỗi hoa có 3 lá đài, hình mũi mác, có 3 nhị, 2 – 3 đầu nhụy. Hoa đực và hoa cái cùng chung 1 cây hòa lẫn với nhau.

Quả bế, nhăn, hình trứng. Bên trong quả chứa một hạt màu nâu đen, bóng, to 1mm. Hạt rau dền cơm nhỏ được bao bọc trong một lớp vỏ sừng. Khi rơi xuống đất, hạt có thể bị chôn vùi một thời gian dài mới nảy mầm

Mùa hoa quả tháng 5-7

Phân bố, sinh thái

Dền cơm có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ, ưa phát triển ở những nơi có độ ẩm cao, khoảng 23-30oC, có thể thích nghi với cả điều kiện khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Hiện nay cây hiện diện trên khắp thế giới, Từ đồng bằng đến đến vùng núi có độ cao lên tới 1000m. Một số loài mọc hoang, nhưng cũng khá nhiều loài được trồng làm rau ăn hay làm cảnh.

Ở Việt Nam, cây có mặt ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Cây mọc hoang khắp nơi và cũng có thể được trồng, là loại rau phổ biến quen thuộc với mọi nhà.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Toàn bộ rễ, thân, lá và hạt rau dền.

Thu hái, chế biến

Có thể thu hái quanh năm. 

- Chu kỳ phát triển của dền cơm tương đối ngắn. Thường sau khi gieo hạt tầm 3 – 4 ngày, hạt đã bắt đầu nảy mầm và có thể thu hoạch sau đó khoảng 25 – 30 ngày. 

- Lấy hạt thì phải chờ thời gian lâu hơn, khoảng 2 tháng sau. Hạt có thể sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần.

- Thu hái rễ: nên lấy lúc cây đã trưởng thành. Sau khi thu hái về rửa sạch, để ráo nước, thường dùng tươi. 

Thành phần hóa học 

Dền cơm chứa các hoạt chất như: Vitamin: A, B1, B2, C, PP, các hợp chất steroid, saponin, flavonoid, axit amin, tinh bột, chất xơ, Sắt, Magie, Phốt pho, Mangan, Kali, Canxi, Niacin. Ngoài ra trong hạt còn chứa: tinh bột, protein, lipid, lectin

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, dền cơm có công dụng giải nhiệt, làm mát gan, nhuận tràng, thông tiểu, lợi khí, trừ thấp, khai khiếu. Mỗi bộ phận của cây được dùng với mục đích trị bệnh khác nhau:

- Thân cây được dùng làm thuốc trị bỏng nhẹ, làm tiêu mụn nhọt, lợi sữa

- Lá kích thích tiêu hóa, điều trị táo bón, long đàm, giảm ho, viêm họng và một số vấn đề về đường hô hấp

- Hạt làm thuốc đắp trị gãy xương, băng bó chấn thương

Theo Y học hiện đại, dền cơm có một số tác dụng như:

- Ức chế enzym α-amylase, có tác dụng chống viêm khớp tốt

- Có khả năng bảo vệ gan

- Dịch chiết Dền cơm cho thấy tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch, làm giảm các sản phẩm do quá trình peroxy hóa lipid; tăng khả năng làm lành vết thương.

Cách dùng - Liều dùng 

Dền cơm được dùng theo cách sắc uống, đắp ngoài da. Liều lượng được điều chỉnh tùy theo bệnh lý mắc phải.

Món ăn bài thuốc chữa bệnh có dền cơm

- Điều trị chứng ứ huyết, trật đả: Rửa sạch rồi nấu nước uống 10 – 15g dền cơm

- Chữa nóng trong, mắt kém: Sắc nước đặc uống hết trong ngày các dược liệu hạt muồng, hạt rau dền cơm, hoa mào gà mỗi vị 12g

- Chữa mụn nhọt nhẹ, chưa bị vỡ: Giã nát một ít rễ dền cơm và đắp trực tiếp lên vùng bị mụn 2-3 lần/ ngày

- Trị bỏng da ở mức độ nhẹ: Giã nát thân và lá cây dền cơm rồi đắp lên chỗ bị bỏng 2 lần/ ngày để vết thương mau khô miệng và làm da non.

- Chữa bệnh lỵ: Sắc 100g thân và lá rau dền cơm uống mỗi ngày. Liều dùng mỗi ngày là 100g.

- Chữa ho có đờm: Sắc 50g lá và thân dền gai, cam thảo đất, vỏ rễ dâu tằm và lá húng chanh mỗi vị 16g. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

- Điều trị viêm da có mủ: Giã nát toàn thân dền cơm và đắp lên khu vực cần điều trị.

- Trị nổi mẩn ngứa ngoài da sau khi tiếp xúc với rơm rạ: Giã nát rau dền cơm, mã xì hiện, lá hẹ mỗi thứ một lượng bằng nhau đắp vào vùng bị nổi mẩn ngứa mỗi ngày 3 lần.

- Trị ong đốt hoặc bị rết cắn: Giã nát dền cơm rồi đắp lên vùng bị tổn thương

Lưu ý

- Vì rau dền có tính mát nên không nên dùng cho người thuộc thể hàn, bà bầu bị hư hàn , người đang bị tiêu chảy.

- Bệnh nhân bị gout, sỏi thận, viêm khớp dạng thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dền cơm với tần suất liên tục trong thời gian dài.

- Tránh dùng chung rau dền với thịt ba ba vì có thể gây ngộ độc. 

- Các món ăn bài thuốc từ rau dền cơm sau khi chế biến xong nên dùng ngay hoặc sử dụng hết trong ngày. Không nên hâm lại nhiều lần vì thành phần nitrat trong lá rau dền có thể chuyển hóa thành nitrit – một chất có khả năng gây ung thư.

 

Có thể bạn quan tâm?
MƯỚP GAI

MƯỚP GAI

Mướp gai có tác dụng chống oxy hóa, có vai trò trong hiệu quả bảo vệ gan. Thân rễ có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, trừ đờm, bình suyễn.
administrator
BÌM BÌM BIẾC

BÌM BÌM BIẾC

Bìm bìm biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: lạt bá hoa, bìm lam, bìm biếc, khiên ngưu, bạch sửu, hắc sửu,... Bìm bìm biếc chắc hẳn là một loại cây quen thuộc đối với những đứa trẻ vùng quê Việt Nam kể cả thành thị nhưng không hẳn ai cũng biết về tác dụng của loại dược liệu này mà chỉ xem nó như một loại cây mọc dại bên đường hay như là một loại cây dùng để làm cảnh đẹp. Sau đây bài viết này sẽ chỉ rõ công dụng, cách dùng đối với cây bìm bìm biếc đến bạn đọc.
administrator
CỎ THÁP BÚT

CỎ THÁP BÚT

Cỏ tháp bút là cây thuốc sống lâu năm phân bố rộng rãi ở các nước ôn đới và Châu Âu. Loại thảo dược này được nhiều người biết đến với những công dụng của nó bao gồm như giảm các triệu chứng ho, chảy máu và đau mắt.
administrator
TINH DẦU GỪNG

TINH DẦU GỪNG

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale, thuộc họ Zingiberaceae. Đây là một trong những loại gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, loại gia vị này còn được sử dụng từ hàng ngàn năm trước để điều trị nhiều bệnh. Các sản phẩm chiết xuất từ gừng ngày càng được ưa chuộng, bao gồm cả tinh dầu gừng, với mùi thơm đặc trưng và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu gừng và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
DÂY BÔNG XANH

DÂY BÔNG XANH

Dây bông xanh, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây bông xanh, bông báo, madia, cát đằng. Dây bông xanh được biết đến phổ biến với công dụng trang trí cảnh quan. Ít người biết loại cây này còn có hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Theo đông y, dây bông xanh có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm và làm lành vết thương do rắn cắn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CẢI CÚC

CẢI CÚC

Cải cúc là loại rau quen thuộc với người Việt Nam, thường được chế biến thành món canh. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng làm dược liệu trong y học với tác dụng như: giải cảm, điều trị huyết áp cao, đau đầu kinh niên, chữa lậu, đau bụng, tiêu hoá, tán phong nhiệt,…
administrator
CÂY TRE

CÂY TRE

Tre (Bambusa bambos) là một loại dược liệu đặc biệt quen thuộc với người dân Việt Nam. Tre còn được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền và hiện đại. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tre và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe nhé.
administrator
LÔ CĂN

LÔ CĂN

Lô căn là phần thân rễ của cây sậy, được bào chế để làm thuốc với các công dụng giúp thanh nhiệt, sinh tân, lợi thủy, tả hỏa và được dùng trong các bài thuốc trị miệng khô khát, viêm dạ dày cấp, ợ chua, ho, khạc đờm và một vài bệnh lý khác.
administrator