CỎ THÁP BÚT

Cỏ tháp bút là cây thuốc sống lâu năm phân bố rộng rãi ở các nước ôn đới và Châu Âu. Loại thảo dược này được nhiều người biết đến với những công dụng của nó bao gồm như giảm các triệu chứng ho, chảy máu và đau mắt.

daydreaming distracted girl in class

CỎ THÁP BÚT

Giới thiệu về dược liệu 

Cỏ tháp bút là cây thuốc sống lâu năm phân bố rộng rãi ở các nước ôn đới và Châu Âu. Loại thảo dược này được nhiều người biết đến với những công dụng của nó bao gồm như giảm các triệu chứng ho, chảy máu và đau mắt. 

Tùy theo mục đích mà loại cây này được sử dụng với liều lượng khác nhau. 

Mô tả đặc điểm

Là loại cây thân thảo sống lâu nhờ thân rễ, nhưng chi của chúng được chia làm hai loại. Thân cây không sinh sản, đôi khi nằm nghiêng và mọc thẳng, màu xanh lục, có rãnh dọc, dài 20-60 cm, có một vòng cành mảnh, xòe ra và mọc thẳng. 

Ở các mấu có 8-12 lá dạng vẩy tạo thành một bẹ. Các cành sinh sản cao 10–20 cm, không phân nhánh và kết thúc ở đỉnh của các khối hình trứng thuôn dài, là các bông lá bào tử bao gồm các vảy giống đinh mang với mặt dưới là các túi bào tử. 

Có cơ quan sinh sản vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân.

  • Tên tiếng Việt: Cỏ tháp bút

  • Tên khoa học: Equisetum arvense L.

  • Họ: Cỏ tháp bút (Equisetaceae)

Công dụng: Phù thũng mà thiểu niệu, ho ra máu, băng huyết, chảy máu dạ dày, kinh nguyệt quá nhiều, Lao phổi.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Cỏ tháp bút phát triển rất phổ biến ở châu Âu và các nước ôn đới. Chúng thường mọc hoang ở các đồng ruộng. 

Ở Việt Nam, Cỏ tháp bút mọc ở các chỗ ẩm ướt, núi cao, chúng được tìm thấy ở Sapa và các tỉnh miền núi phía Bắc. Người ta thường thu hái các chồi màu lục (không sinh sản) vào cuối hè, rửa sạch, phơi khô.

Bộ phận sử dụng:

Sử dụng toàn cây – Herba Equiseti Arvensis, thường gọi là Vấn kinh.

Cỏ tháp bút là một trong những loại dược liệu có tác dụng chữa tình trạng bệnh viêm cầu thận

Thành phần hóa học 

Các thành phần hóa học trong cây chứa:

  • Hỗn hợp alcaloid gọi là equisetin; nicotin, palustrin

  • Một phytosterol

  • Một saponoside là equisetonosid hay equisetonin; 3. heterosid flavonic; galuteosid (galuteolin), isoquercitrosid (isoquercitrin) equisetrosid

  • Vitamin C

  • Flavoxanthin, 

  • Xanthophylle

Tác dụng - Công dụng 

  • Chất chống viêm 

  • So phong thối ế (giảm cảm và xóa mộng thịt trong mắt)

  • Chỉ huyết, lợi tiểu ra mồ hôi

Sử dụng - Liều lượng 

Để chữa bệnh bằng cây cỏ tháp bút, có thể dùng độc vị mỗi loại thảo dược này hoặc nó sẽ được dùng kết hợp với các vị thảo dược khác. Tùy vào mục đích điều trị mà những bài thuốc cũng sẽ được áp dụng theo những cách khác nhau 

Ví dụ: 

Chữa chảy máu bằng cỏ tháp bút 

  • Nếu đi ngoài ra máu do bệnh trĩ, sa trực tràng, xuất huyết tiêu hóa, bạch sản, mộng thịt vùng mắt thì người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc sau để điều trị bệnh. 

Ngày uống 5-15g cỏ tháp bút sắc lấy nước. Sử dụng phương thuốc này hàng ngày để có hiệu quả mong muốn. 

Bài thuốc sử dụng cỏ tháp bút chữa viêm kết mạc cấp tính (mắt đỏ, mờ do phong nhiệt) 

  • Thành phần: 12g cúc hoa, 8g mộc tặc, 12g quyết minh tử, 12g bạch tật, 8g phòng phong. 

  • Phương pháp thực hiện: Cho các vị thuốc trên vào nồi nước đun lên và uống. 

Điều trị viêm tuyến lệ cấp. 

  • Nguyên liệu: Mộc tặc 8g, Thương truật, Cúc hoa 12g, quyết minh tử 12g, Bạch tật lê 12g, phòng phong 8g, Hạ khô thảo. 

  • Cách làm: Cho các vị thuốc trên vào ấm đun với nước. Pha loãng lượng thuốc vừa đun được để sử dụng hàng ngày. Thực hiện thường xuyên để đạt hiệu quả như mong muốn.

Chữa phù thũng trong viêm cầu thận cấp, phù cước khí. 

  • Chuẩn bị: 15 g cỏ tháp bút, 5 quả hồng táo, 100 g đậu đỏ. 

  • Cách sắc: Cho khoảng 600ml nước vào ấm, đun cạn còn khoảng 200ml nước rồi tắt bếp. Chắt lấy lượng nước này và thực hiện hàng ngày để đạt hiệu quả như mong muốn. 

Lưu ý

Các nghiên cứu trên chuột cho thấy cỏ tháp bút không độc. Tuy nhiên, các nghiên cứu về thuốc được sử dụng trên con người vẫn cần thiết. 

Loại cây này có thể gây ra tương tác thuốc-thảo mộc khi dùng chung với thuốc kháng vi-rút được kê đơn để điều trị HIV / AIDS. 

Các cây có hoạt tính thiaminase được báo cáo. Thiaminase là một loại enzyme phân hủy thiamine, còn được gọi là vitamin B1. Do đó, với thời gian sử dụng cây lâu hoặc bất kỳ lượng nào đối với những người có nồng độ thiamine thấp, ví dụ như những người bị rối loạn sử dụng rượu có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B1.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

Hoàng Đàn là loài thực vật rất nổi tiếng không chỉ bởi là một loại gỗ quý mà còn có mùi hương vô cùng độc đáo. Đối với những người say mê mùi thơm tự nhiên đều không thể bỏ qua tinh dầu Hoàng đàn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoàng đàn và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
TỬ UYỂN

TỬ UYỂN

Tử uyển (Aster tataricus) là một loài thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng trong y học cổ truyền với công dụng giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tử uyển và cách sử dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé.
administrator
SÀI HỒ

SÀI HỒ

Dược liệu Sài hồ là một loại thuốc Y học cổ truyền rất phổ biến và hữu dụng đối với những người gặp phải chứng bệnh gọi là Can khí uất. Những người bị phải chứng bệnh này thường dễ bực bội, cáu gắt, tinh thần lo lắng, nóng vội và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
administrator
BÒNG BONG

BÒNG BONG

Bòng bong, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thòng bong, hải kim sa, thạch vi dây, dương vong,... Trong Đông Y bòng bong được gọi là hải kim sa bởi các bào tử trên cây nhiều như biển (tức hải), và có sắc vàng lóng lánh như cát vàng (tức kim sa). Đây là một loài cây quen thuộc thường trồng trong nhà để làm cảnh, ít ai biết đến loài cây này là một vị thuốc quý có công dụng chữa bệnh đến thận và tiết niệu như: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,...Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của vị thuốc này.
administrator
NGA TRUẬT

NGA TRUẬT

Nga truật hay còn được biết đến với cái tên thông dụng là Nghệ đen đã được nhân dân Việt Nam sử dụng phổ biến từ rất lâu trước đây. Bên cạnh lợi ích trong điều trị bệnh lý dạ dày, Nga truật hiện nay còn rất nổi tiếng cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong hỗ trợ và điều trị ung thư có hiệu quả.
administrator
ĐỖ TRỌNG

ĐỖ TRỌNG

Đỗ trọng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc miên, ngọc ti bì, miên hoa, hậu đỗ trọng, xuyên đỗ trọng. Đỗ trọng là vỏ phơi hoặc sấy khô của cây Bắc đỗ trọng và Nam đỗ trọng. Trong giới Đông y, cây đỗ trọng được xem là một thảo dược quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa trị thận hư, liệt dương, đau lưng, đau chân,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOA BÁCH HỢP

HOA BÁCH HỢP

Hoa bách hợp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tỏi rừng, cánh hoa li ly, cà ngái dòi, kíp pá, khẻo ma. Bách hợp là một loài hoa dáng hình lộng lẫy, kiêu sa và mùi hương thơm dễ chịu, thanh tao. Bách hợp mang trên mình ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, sự hòa thuận tốt lành. Nhưng không chỉ có vậy, chúng còn là một vị thuốc giúp an thần, bổ tim phổi, chữa ho. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BA KÍCH

BA KÍCH

Cây ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae), là cây mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên…
administrator