SÂM VŨ DIỆP

Nhắc đến Sâm hoặc các loại dược liệu thuộc nhà Sâm thì chúng ta đều nghĩ ngay đến những loại thuốc đến từ thiên nhiên giúp bồi bổ cơ thể với những công dụng tuyệt vời, thậm chí được ví như thần dược.

daydreaming distracted girl in class

SÂM VŨ DIỆP

Giới thiệu về dược liệu Sâm vũ diệp

- Nhắc đến Sâm hoặc các loại dược liệu thuộc nhà Sâm thì chúng ta đều nghĩ ngay đến những loại thuốc đến từ thiên nhiên giúp bồi bổ cơ thể với những công dụng tuyệt vời, thậm chí được ví như thần dược. Sâm vũ diệp hay còn được gọi với cái tên khác cũng khá phổ biến là Tam thất hoang cũng là một loại Sâm quý thường có ở những vùng núi miền Bắc Việt Nam. Sau đây là những thông tin về loại dược liệu này.

- Tên khoa học: Panax bipinnatifidus Seem

- Họ khoa học: Araliaceae (họ Cuồng cuồng hoặc họ Nhân sâm).

- Tên dược liệu: Radix Panacis Bipinnatifidi.

- Tên gọi khác: Tam thất hoang, Vũ diệp tam thất, Tam thất lá xẻ, Hoàng liên thất, Tam thất thùy xẻ lông chim hai lần, Trúc tiết nhân sâm, Sâm hai lần chẻ,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Sâm vũ diệp

- Đặc điểm thực vật: 

  • Sâm vũ diệp là loại cây thân thảo sống lâu năm. Thân cây mảnh và có chiều cao khoảng 10 – 20 cm, có khi đạt đến 50 cm. Thân cây thường lụi tàn vào mùa khô.

  • Phần rễ cây dài, chia thành nhiều đốt và có các vết sẹo do thân cây rụng mỗi năm để lại. Phần rễ củ dài, ruột bên trong củ có màu trắng, vàng hoặc tím

  • Lá Sâm vũ diệp là lá kép chân vịt, mọc theo vòng 3 cái một, gồm khoảng từ 3 đến 7 lá chét mỏng. Các lá chét không có lông và mép có răng cưa dạng đôi nông hoặc sâu dạng thùy. Cuống lá có chiều dài khoảng 6 – 8 cm.

  • Hoa Sâm vũ diệp thường mọc thành chùm ở nách lá. Hoa có màu trắng lục, thường xếp khoảng 20 - 30 hoa thành 1 tán đơn trên 1 trục có chiều dài từ 15 – 20   cm ở đỉnh thân, chiều dài của cuống hoa khoảng 1 cm. 

  • Quả là quả mọng, có màu đỏ khi chín, bên trong có chứa 1 đến 2 hạt.

  • Sâm vũ diệp thường ra hoa vào khoảng tháng 7 đến tháng 9 trong năm.

- Phân bố dược liệu: thường tìm thấy Sâm vũ diệp ở những khu rừng ẩm, độ cao khoảng 1900 đến 2400 m so với mực nước biển. Tại nước ta, Sâm vũ dược thường phân bố chủ yếu ở phía Bắc (có nhiều ở Lào Cai). Ngoài ra còn có thể tìm thấy Sâm vũ diệp tại miền Nam Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường sử dụng rễ củ để làm thuốc.

- Thu hái: chọn thu những rễ củ của những cây lâu năm.

- Chế biến: sau khi thu hoạch về thì đem đi rửa sạch rồi phơi khô hoặc sấy khô.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh côn trùng và ẩm ướt.

Thành phần hóa học của Sâm vũ diệp

Thành phần hóa học chủ yếu của dược liệu Sâm vũ diệp là các chất thuộc nhóm saponin như sau:

- Ginsenoside Rb1, ginsenoside Rd, ginsenoside Rg1 hoặc notoginsenoside R2. Tùy theo tuổi của cây mà hàm lượng các saponin này sẽ thay đổi dao động từ 2 – 20%.

- Ngoài ra còn nhiều saponin khác đã được nghiên cứu như chikusetsusaponin, pseudoginsenoside Rp1, stipuleanoside R1,… 

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Sâm vũ diệp theo Y học hiện đại

Dược liệu Sâm vũ diệp có các tác dụng dược lý như sau: 

- Tăng cường hệ thống miễn dịch từ đó nâng cao sức khỏe của cơ thể.

- Giúp ổn định các mảng xơ vữa trong các tình trạng xơ vữa động mạch.

- Chống kết tập tiểu cầu.

- Ức chế tăng sinh mạch máu nhờ các cơ chế hóa học.

- Kháng viêm, giúp sửa chữa các chức năng của ty thể và chống oxy hóa.

- Tăng cường thải độc tố và bảo vệ gan.

- Ổn định đường huyết.

- Kích thích não bộ, ngăn ngừa và giảm suy nhược thần kinh.

- Cải thiện nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể.

- Ngoài ra còn rất nhiều công dụng tuyệt vời khác của Sâm vũ diệp.

Vị thuốc Sâm vũ diệp trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng nhạt, tính hàn.

- Quy kinh: chưa có thông tin.

- Công năng: tu bổ cường tráng, khử ứ, tiêu viêm, giảm đau, sinh tân, chỉ huyết,…

- Chủ trị: bồi bổ cho các trường hợp thiếu máu, người ốm yếu gầy gò hoặc phụ nữ sau khi sinh nở, kích thích chức năng sinh dục, chữa vô sinh,… 

Cách dùng – Liều dùng của Sâm vũ diệp

- Cách dùng: có thể sử dụng dưới dạng rượu thuốc, dạng thuốc bột hoặc sử dụng dạng tươi.

- Liều dùng: đối với dạng rượu thuốc hoặc thuốc bột thì liều Sâm vũ diệp từ 4 – 8 g.

Một số bài thuốc có vị thuốc Sâm vũ diệp

- Bài thuốc Sâm vũ diệp tẩm với Mật ong giúp tăng cường và cải thiện sức khỏe:

  • Chuẩn bị: củ Sâm vũ diệp và Mật ong.

  • Tiến hành: Sâm vũ diệp sau khi thu hoạch về thì đem đi rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng. Tiếp đến, cho các lát Sâm vào hũ thủy tinh rồi đổ Mật ong vào đến ngập dược liệu. Đậy kín nắp rồi để ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Khoảng 1 tháng sau thì có thể lấy ra để sử dụng. Sử dụng bằng cách ngâm khoảng 3 đến 5 lát Sâm đã ngâm Mật ong mỗi ngày.

- Bài thuốc ngậm Sâm vũ diệp nguyên chất giúp cải thiện sức khỏe, giảm suy nhược, chữa hen suyễn, chán ăn hoặc bệnh hô hấp:

  • Chuẩn bị: các lát Sâm vũ diệp tươi.

  • Tiến hành: lấy 1 lát Sâm vũ diệp ngậm trong miệng mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị.

- Rượu Sâm vũ diệp giúp cải thiện chức năng sinh lý, tăng ham muốn, bồi bổ cơ thể và có lợi cho sức khỏe sinh sản của đàn ông:

  • Chuẩn bị: Sâm vũ diệp và rượu khoảng 50 – 70o theo tỷ lệ là 2 – 3 L rượu cho 100 g Sâm vũ diệp.

  • Tiến hành: Sâm vũ diệp đem đi thái thành các lát mỏng rồi cho vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu ngập dược liệu. Sau khoảng 3 tháng ngâm thì có thể sử dụng, nên uống khoảng 50 – 100 mL mỗi ngày và nên uống sau khi ăn. Mỗi ngày không được uống quá nhiều.

- Trà Sâm vũ diệp giúp giảm stress, bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe:

  • Chuẩn bị: 1 – 2 g Sâm vũ diệp.

  • Tiến hành: Sâm vũ diệp cho vào ly và hãm với nước sôi trong khoảng 5 phút thì có thể sử dụng được. Uống rồi tiếp tục thêm nước vào uống tiếp đến khi nước nhạt thì ngưng, và phần bã thì lấy nhai nuốt. Sử dụng hằng ngày sẽ cho hiệu quả. 

Lưu ý khi sử dụng Sâm vũ diệp

- Những người bị chứng huyết hư, tiêu chảy, có nội hàn hoặc trẻ em dưới 16 tuổi thì không nên sử dụng Sâm vũ diệp.

- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng Sâm vũ diệp.

- Những người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của Sâm vũ diệp hoặc những người đang sử dụng các thuốc điều trị các bệnh khác thì không được sử dụng Sâm vũ diệp.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOÀNG ĐÀN

HOÀNG ĐÀN

Hoàng đàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng đàn liễu, hoàng đàn cành rũ, bách mộc, bách xoắn, ngọc am, tùng có ngấn. Hoàng đàn là cây gỗ quý hiếm ở nước ta, đã có tên trong Sách Đỏ và cần được bảo tồn. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu quý mà mỗi bộ phận có công dụng khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm quý hiếm, có nguồn gốc từ miền núi Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Với giá trị dinh dưỡng cao, Đông trùng hạ thảo được coi là một loại thực phẩm chức năng với nhiều tác dụng, bao gồm tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng, tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư và bệnh tim mạch. Lịch sử sử dụng Đông trùng hạ thảo đã kéo dài hàng nghìn năm trong y học truyền thống Trung Quốc và Việt Nam, được xem là một trong những dược liệu quý trong y học. Hiện nay, Đông trùng hạ thảo được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được xem là một sản phẩm sang trọng và đắt đỏ.
administrator
KHẾ

KHẾ

- Tên khoa học: Averrhoa carambola L. - Họ: Oxalidaceae (Chua me đất) - Tên gọi khác: Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang, Ngũ lăng tử, Ngũ liêm tử
administrator
TỤC ĐOẠN

TỤC ĐOẠN

Tục đoạn (Dipsacus japonicus) là một loài thực vật thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae), phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tục đoạn được sử dụng trong Y học cổ truyền châu Á để điều trị các vấn đề liên quan đến xương, khớp và cơ bắp như đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ và lưng, viêm khớp và suy dinh dưỡng xương. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng Tục đoạn có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
administrator
CỎ XẠ HƯƠNG

CỎ XẠ HƯƠNG

Xạ hương (Thymus vulgaris) là một loại cây thảo mọc thường được dùng làm dược liệu trong Y học cổ truyền. Với hương thơm đặc trưng và vị cay nồng, Xạ hương đã được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh như ho, cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, đau dạ dày và đặc biệt là tác động kháng khuẩn. Ngoài ra, Xạ hương còn được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như thực phẩm, mỹ phẩm và hương liệu.
administrator
ĐA LÔNG

ĐA LÔNG

Đa lông (Ficus drupacea) là một loại cây thuộc họ Dâu tằm, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Dược liệu của Đa lông được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa các bệnh như ho, hen suyễn, đau khớp và tiêu chảy. Đặc biệt, thành phần chính của Đa lông là các hợp chất flavonoid và saponin đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa.
administrator
NGŨ GIA BÌ

NGŨ GIA BÌ

Ngũ gia bì là loại cây có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, không chỉ để trồng làm cảnh, dùng như một loại rau trong các bữa ăn của gia đình mà còn là một loài thảo dược quý của vùng đất phía Nam với rất nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả. Trong các bài thuốc y học cổ truyền, Ngũ gia bì được sử dụng như một vị thuốc cho tác dụng chữa các bệnh về xương khớp và các chấn thương phần mềm.
administrator
HOÀNG LIÊN GAI

HOÀNG LIÊN GAI

Hoàng liên gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Từ xa xưa, Hoàng liên gai đã được người dân vùng núi cao Sapa sử dụng trong điều trị các vấn đề thuộc bệnh lý tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator