MÃ ĐỀ

Mã đề (Plantago major L.) là cây cỏ, sống lâu năm, thân ngắn, kích thước trung bình thường cao 24cm đến 45cm, rễ mọc thành chùm.

daydreaming distracted girl in class

MÃ ĐỀ

Giới thiệu về dược liệu 

- Tên khoa học: Plantago major L.

- Họ: Mã đề (Plantaginaceae)

- Tên gọi khác: Xa tiền, Bông mã đề

- Tên nước ngoài: Broad – leaved plantain, Ripple grass, Cart – tract plan, Plantain ribwort, Great platain, Large plantain (Anh), Plantain majeur, Plantain commun, Grand plantain, Plantain des oiseaux (Pháp)

Đặc điểm thực vật 

- Mã đề là cây cỏ, sống lâu năm, thân ngắn, kích thước trung bình thường cao 24cm đến 45cm, rễ mọc thành chùm. 

- Lá đơn, mọc từ gốc thành hình hoa thị, phiến lá hình thìa, mép lá răng cưa nhỏ, màu xanh lục đậm ở mặt trên và xanh lục nhạt ở mặt dưới. Gân lá hình cung, dọc theo sống lá, có 5 gân chính nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá hình lòng máng, dài và rộng, kích thước cuống lá dài đến 12cm, mang màu trắng hoặc tím. Khi vò lá tỏa ra mùi thơm. 

- Hoa lưỡng tính, mọc thành cụm dạng bông, trục của cụm hoa dài lên đến 40cm, mọc ở kẽ lá. Hoa đều, không cuống, mẫu 4. Tiền khai hoa 1 trong, 1 ngoài, 2 xen kẽ. Cánh hoa gồm 4 cánh đều nhau, dính nhau ở phía dưới tạo thành ống màu trắng xanh khoảng 1,5mm, phía trên chia 4 thùy tam giác mỏng, màu vàng nhạt. Bộ nhị gồm 4 nhị, đều, rời nhau, đính trên ống tràng xen kẽ với cánh hoa, chỉ nhị dạng sợi màu trắng, bao phấn 2 ô màu vàng, nứt dọc, hướng trong, đính đáy. Bộ nhụy có bầu 2 ô, mỗi ô 2 lá noãn, vòi nhụy hình sợi, màu trắn và đỏ nâu, mang nhiều lông, đầu nhụy dạng điểm và cũng mang nhiều lông dài. 

- Quả hình bầu dục, dạng hộp, mang đài tồn tại, nhỏ chỉ khoảng 4mm, quả non màu xanh, quả già mang màu hơi ngà, mở theo đường nứt ngang. Quả chứa từ 8-12 hạt hình thoi, hạt non màu xanh, khi già hạt chuyển thành màu đen bóng. Cây ra hoa và kết quả từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

Phân bố, sinh thái

Mã đề thường sinh trưởng và phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vùng đất bản địa của cây mã đề là Châu Âu, Bắc Á và Trung Á. Tại Việt Nam, cây mã đề mọc và được trồng ở hầu hết các tỉnh thành. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

- Bộ phận dùng: Phần thân trên mặt đất, còn gọi là Xa tiền thảo (Herba plantaginis) và hạt, còn gọi là Xa tiền tử (Semen Plantaginis)

- Thu hái: Lấy toàn bộ phần thân trên mặt đất, đêm về phơi hoặc sấy khô, ta có Xa tiền thảo. Đập rũ lấy hạt, phơi khô, ta có Xa tiền tử. Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm mốc. 

Thành phần hóa học 

Lá mã đề chứa iridoid (aucubosid, catalpol), acid phenoic và este phenylpropanoic của glycosid, majorosid. Lá còn chứa chất nhày với hàm lượng 20%. 

Hạt mã đề chứa chất nhày giàu D-galactose, L-arabinose và có khoảng 40% acid uronoic, dầu béo trong đó có acid 9-hydroxy-cis-11-octadecenoic. 

Ngoài ra mã đề còn có nhiều flavonoid: apigenin, quercetin, scutelarein, baicalein, hispidulin, luteolin-7-glucosid, luteolin-7-glucoronid, homoplantaginin.

Bên cạnh đó mã đề còn chứa nhiều chất khác như aicd cimaric, acid p. coumaric, acid ferulic, acid cafeic, acid clorogenic, caroten, vitamin K, vitamin C.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học hiện đại, nước sắc mã đề mang các tác dụng lợi tiểu, trị ho trừ đờm, kháng khuẩn với các vi khuẩn gây các bệnh ngoài da. 

Theo đông y, lá mã đề có vị nhạt, tính mát, hạt mã đề có vị ngọt, tính hàn. Đi vào kinh can, phế, thận, tiểu tràng. Mang công năng thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng, thông tiểu tiện. Dùng chữa trị tình trạng sốt, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu, ho lâu ngày, viêm phế quản, viêm thận và bàng quang, tiểu ra máu, phù thũng, bí tiểu, tiêu chảy, lỵ, trĩ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi, đau mắt sưng đỏ, bệnh về gan, viêm gan, vết thương ngoài da, mụn nhọt, đái tháo đường. 

Cách dùng – Liều dùng 

Tùy thuộc mục đích sử dụng mà mã đề được dùng với nhiều liều lượng và cách thức khác nhau:

- Bài thuốc lợi tiểu từ hạt mã đề: Dùng 10g hạt mã đề vùng 2g cam thảo, sắc với 600ml nước, sắc đến khi nước rút còn 1 phần 3, tức 200ml nước. Chia ra uống 3 lần tron ngày. 

- Bài thuốc chữa viêm cầu thận cấp tính: Dùng 16g toàn thân mã đề, kết hợp cùng các vị thuốc khác gồm 20g thạch cao làm thuốc, 12g ma hoàng, 12g bạch truật, 12g đại táo, 8g mộc thông, 6g gừng, 6g cam thảo, 6g quế chi. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. 

- Bài thuốc chữa viêm cầu thận mãn tính: Dùng 16g toàn thân mã đề, kết hợp cùng các vị thuốc khác gồm 12g hoàng bá, 12g hoàng liên, 12g phục linh, 12g rễ cỏ tranh, 8g trư linh, 8g mộc thông, 8g hoạt thạch, 8g bán hạ chế. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. 

- Bài thuốc chữa ho đờm: Dùng 10g toàn thân mã đề, cam thảo 2g, cát cánh 2g, sắc với nước 400ml, sắc đến khi nước rút còn một nửa, tương đương 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. 

- Bài thuốc chữa bệnh sỏi niệu, giúp thúc đẩy sự bài xuất sỏi: Dùng 12-40g hạt mã đề, kết hợp cùng các vị thuốc khác gồm kim tiền thảo 40g, thạch vĩ 20-40g, hoạt thạch 20-40g, hải kim sa 12-40g, đông quỳ từ 12-20g, ngưu tất 12g, chỉ xác 12g, hậu phác 12g, vương bất lưu hành 12g. Bài thuốc có tác dụng bài xuất sỏi đường tiết niệu có đường kính 0,5-0,9 cm. 

Lưu ý

- Thận trọng khi dùng dược liệu mã đề ở phụ nữ mang thai. Không nên dùng mã đề ở người già thận kém, hay tiểu đêm. Khi dùng mã đề ở trẻ em có thể gây đái dầm. 

 
Có thể bạn quan tâm?
HẠT ĐÌNH LỊCH

HẠT ĐÌNH LỊCH

Hạt Đình lịch là hạt của cây Thốp nốp hay cây Đình lịch với công dụng làm đẹp, trị ghẻ, lọc máu, phù, trị sưng, giảm viêm, liền vết thương... đã được sử dụng trong Đông y từ lâu.
administrator
RAU MƯƠNG

RAU MƯƠNG

Rau mương có vị nhạt, hơi ngọt, tính mát, được sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
administrator
RAU MÁ

RAU MÁ

Rau má có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Do đó thường sử dụng rau má để làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sảy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….
administrator
THANH YÊN

THANH YÊN

Thanh yên (Citrus medica) là một loại cây thuộc họ Cam, được sử dụng làm dược liệu từ rất lâu đời trong Y học cổ truyền. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được trồng rộng rãi trên khắp châu Á. Thanh yên có nhiều thành phần hữu ích và được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Thanh yên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
administrator
CÂY CHÂN BẦU

CÂY CHÂN BẦU

Cây chân bầu còn được gọi là bầu chưng hay song kê, nầu trâm, tim bầu; cóên khoa học là Ombretum quadrangulare Kurz và thuộc họ Hoa môi (Combretaceae). Cây chân bầu chủ yếu được sử dụng để điều trị ký sinh trùng đường ruột.
administrator
MỘT LÁ

MỘT LÁ

Dược liệu Một lá hay còn có những tên gọi khác khá phổ biến như là Trân châu diệp, Thanh thiên quỳ,…là loại cây khá đặc biệt đúng như tên gọi của nó, cây chỉ có đúng 1 lá cùng với phần thân và rễ. Cây Một lá là 1 vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong dân gian với các tác dụng hữu ích như bổ phổi và trị ho.
administrator
NÚC NÁC

NÚC NÁC

Núc nác là một loại cây rừng khá nổi tiếng đối với người dân ở vùng núi rừng Tây Bắc khi đây là một trong các loại thực phẩm từ thiên nhiên của họ có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm chất văn hóa Tây Bắc.
administrator
NA RỪNG

NA RỪNG

Na rừng hay Nắm cơm là một vị thuốc quý thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý cho phụ nữ sau khi sinh nở. Bên cạnh đó, Na rừng còn được biết đến rộng rãi bởi nhiều công dụng hữu ích như giảm đau, chống viêm, hỗ trợ an thần, bổ thận, giảm ho, tiêu đờm,…
administrator