MỘT DƯỢC

Vị thuốc Một dược là một trong các loại dược liệu đã được sử dụng rất phổ biến từ xa xưa và là khá được ưa chuộng ở nền văn minh Ai Cập cổ đại. Ngày nay, Một dược cũng được xem như một vị thuốc Đông y để điều trị huyết ứ. Vị thuốc có giá trị nhất định trong Đông y ngày nay và cũng là minh chứng cho sự liên kết và giao thoa giữa những thời đại khác nhau của nền y học.

daydreaming distracted girl in class

MỘT DƯỢC

Giới thiệu về dược liệu Một dược

Vị thuốc Một dược là một trong các loại dược liệu đã được sử dụng rất phổ biến từ xa xưa và là khá được ưa chuộng ở nền văn minh Ai Cập cổ đại. Ngày nay, Một dược cũng được xem như một vị thuốc Đông y để điều trị huyết ứ. Vị thuốc có giá trị nhất định trong Đông y ngày nay và cũng là minh chứng cho sự liên kết và giao thoa giữa những thời đại khác nhau của nền y học. Ở thời hiện đại, Một dược đã được chứng minh về công dụng chính như giảm viêm, giảm sưng, đau, tác dụng khử trùng cũng như hạ sốt.

- Tên khoa học: Commiphora myrrha Engler.

- Họ khoa học: Burseraceae (họ Trám).

- Tên gọi khác: Mạt dược, Mộc dược,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Một dược

- Đặc điểm thực vật: 

  • Một dược được hình thành từ chất nhựa của cây sau đông đặc lại thành các cục nhỏ hoặc từng khối với hình dạng không giống nhau. Gôm nhựa có kích thước to bằng quả mận hoặc quả chanh. Lớp bên ngoài có màu nâu đỏ, bên trong thì sáng bóng, có mùi thơm và vị đắng. Dược liệu ít tan trong nước hoặc trong rượu. Khi nghiền nhuyễn và hòa vào nước thì sẽ có dạng huyền phù trắng giống sữa. Khi để ngoài nắng thì dược liệu sẽ có thể chất mềm dẻo và có mùi thơm.

  • Cây Một dược là 1 loại cây nhỏ có gai, chiều cao của cây khoảng 3 m,, thân ít phân cành và nhánh. Lá Một dược mọc cánh, là lá kép gồm 3 lá chét có màu lục hơi xám. Hoa Một dược nhỏ, có màu trắng và mọc ở các nách lá. Quả Một dược là quả hạch có 2 ngăn, mỗi ngăn có chứa một hạt bên trong.

- Phân bố: cây Một dược thường mọc dại tự nhiên ở các khu vực thuộc vùng nhiệt đới, chủ yếu ở 2 bên bờ biển Hồng Hải, bán đảo Arab, phía Nam bờ biển Somalia,... Ngày nay, dược liệu này chưa được tìm thấy tại Việt Nam, nguồn dược liệu chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu Một dược

- Bộ phận dùng: sử dụng phần nhựa chảy ra tự nhiên từ các kẽ nứt của cây để làm thuốc.

- Thu hái: sử dụng dao hoặc các dụng cụ sắc nhọn để rạch phần thân vỏ của cây Một dược, đợi nhựa chảy ra và thu hoạch. Chọn những cây trưởng thành.

- Chế biến: loại bỏ các tạp chất bám vào phần nhựa cây rồi sau đó đem nhựa Một dược đi tán thành bột chung với Đăng tâm thảo. Hoặc có thể lấy nhựa Một dược đem đi sao qua rồi tán thành bột. Bên cạnh đó, nhựa Một dược cũng có thể được chế biến bằng cách khác: sử dụng 1 ít rượu cho vào cùng Một dược rồi nghiền ra, đem đi phơi khô hoặc nghiền với bột Nếp.

- Bảo quản: để ở nhiệt độ phòng, ở nơi khô ráo và tránh độ ẩm. Dược liệu cần được bảo quản trong bao bì để có thể sử dụng nhiều lần.

Thành phần hóa học của Một dược

Một dược có chứa những thành phần hóa học sau:

- Khoảng 3 – 8% các tinh dầu (như limonen, pinen, aldehyde cinnamic, eugenol,…), chất keo, khoảng 25 – 40% nhựa hòa tan trong nước và 30 – 60% các chất tan trong nước.

- Acid heerabomyrrholic, heerabomyrrhol, heeraboresene, acid commiphoric, acid commiphorinic,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Một dược theo Y học hiện đại

Một dược có các tác dụng dược lý như sau:

- Ức chế một số loại nấm gây bệnh ngoài da.

- Hạ nồng đồ lipid huyết.

- Giảm đau: nhờ vào các hoạt chất curzerene, furanoeudesma-1, 3-diene và lindestrene.

- Ngoài ra còn các công dụng khác như chống đau bụng, chống ký sinh trùng, hạ huyết áp,…

Vị thuốc Một dược trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng, mùi thơm, tính bình.

- Quy kinh: vào Tâm, Tỳ và Can.

- Công năng: sinh cơ, thông kinh, khử ứ, chỉ thống, tiêu viêm, hoạt huyết,…

- Chủ trị: đau thượng vị, bế kinh, sang chấn, sưng đau do trĩ, nhọt độc, sưng đau, loét lâu lành, đau bụng kinh,…

Cách dùng – Liều dùng Một dược

- Cách dùng: vị thuốc Một dược được sử dụng ở dạng hoàn tán, thuốc thang hoặc có thể dùng ngoài (như dạng cao dán hoặc dạng bột). 

- Liều dùng: uống khoảng 4 – 12 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Một dược

- Bài thuốc chữa chứng đau dạ dày, phụ nữ bị đau bụng kinh và bế kinh:

  • Bài thuốc 1: Diên hồ sách và Đương quy mỗi loại 10 g, Hồng hoa & Một dược mỗi loại 5 g. Đem các nguyên liệu trên đi tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng từ 6 – 10 g uống với nước ấm hoặc rượu nóng. Sử dụng 2 lần mỗi ngày.

  • Bài thuốc 2: Hương phụ & Ngũ linh chi mỗi vị 6 g, 10 g Diên hồ sách và 5 g Một dược. Các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn và trộn đều. Mỗi lần dùng với lượng khoảng 8 – 10 g, uống với rượu nóng hoặc với nước ấm, sử dụng 2 đến 3 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc điều trị tĩnh mạch chi thể nhiệt độc thịnh (chóng mặt, ù tai, bỏng da, chảy máu, người bứt rứt, sắc mặt sạm khô):

  • Chuẩn bị: 6 g Sinh cam thảo , 10 g Địa miết trùng, 10 g Nhũ hương và 10 g Một dược, Kim ngân hoa và Hoàng kỳ mỗi vị 16 g, 12 g Tử thảo nhung, 12 g Ngưu tất, 12 g Đương quy, 12 g Địa long, 12 g XÍch thược và 12 g Đan sâm.

  • Tiến hành: 2 vị thuốc Địa miết trùng và Địa long đem đi sao khô rồi tán thành bột mịn. Để Nhũ hương & Một dược ra riêng, còn các vị thuốc còn lại đem đi sắc 2 lần với nước (đun sôi mỗi lần sắc trong khoảng 45 phút). Sau đó chắt lấy phần nước còn nóng rồi thêm Một dược cùng với Nhũ hương vào và khuấy đều. Tiếp đến cho bột Địa miết trùng và Địa long đã tán mịn vào rồi khuấy đều, sử dụng uống ngay khi còn ấm. Phần thuốc đã hoàn thành được chia thành 3 lần uống để sử dụng hết trong ngày.

- Bài thuốc chữa sưng đau do chấn thương: 

  • Bài thuốc 1: Huyết kiệt & Hồng hoa mỗi vị 6 g, 3 g Băng phiến, 5 g Chu sa, 5 g Nhũ hương, 5 g Một dược, 10 g Nhĩ trà và 2 g Xạ hương. Các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 0,2 g bột thuốc và uống cùng với rượu.

  • Bài thuốc 2: 5 g Xuyên khung, 5 g Một dược, 5 g Nhũ hương, 10 g Sinh địa, 10 g Bạch chỉ, 10 g Đơn bì, 10 g Xích thược và 3 g Cam thảo . Các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn, tiếp đên sử dụng khoảng 3 – 4 g bột này uống với nước tiểu trẻ em đã chưng lên hoặc với rượu. sử dụng 2 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa chứng ung nhọt mới mưng mủ:

  • Chuẩn bị: 4 – 8 g Cam thảo , 8 – 12 g Thiên hoa phấn, 8 – 12 g Xuyên sơn giáp, 8 – 12 g Bạch chỉ , 8 – 12 g Tạo giác thích (đã sao), 12 g Xích thược , 8 – 12 g Quy vĩ, 6 – 8 g Phòng phong, 6 – 8 g Nhũ hương, 6 – 8 g Trần bì, 6 – 8 g Một dược, 12 – 20 g Kim ngân hoa và 8 – 12 g Bối mẫu.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên với nước hoặc với nửa rượu nửa nước sử dụng hết trong ngày.

  • Lưu ý: nếu có tình trạng đau mắt đỏ hoặc sưng do can nhiệt, nên thêm vào Mộc tặc, Cúc hoa và Hạ khô thảo.

- Bài thuốc chữa viêm khớp mãn tính và viêm khớp dạng thấp 

  • Chuẩn bị: 36 g Thương truật, 36 g Ngưu tất, 36 g Nhũ hương, 36 g Một dược, 36 g Cương tàm, 36 g Toàn yết, 36 g Cam thảo, 36 g Ma hoàng; Mã tiền tử & Đậu xanh mỗi vị 300 g.

  • Tiến hành: 2 vị Mã tiền & Đậu xanh cho vào nồi đất, thêm nước vào rồi nấu đến khi Đậu xanh nứt ra. Tiếp đến lấy Mã tiền tử ra để nguội bớt rồi lột bỏ phần vỏ đen, cắt thành các lát mỏng rồi đem đi phơi khô. Đến khi vị thuốc khô thì cho vào nồi & sao với cát đến khi thành màu vàng đen. Tiếp đến cho Một dược & Nhũ hương lên 1 tấm ngói rồi sao đến khi hết dầu (khi vị thuốc không còn sủi bọt là được). Những vị thuốc còn lại thì sẽ cho vào nồi đất và sao vàng. Cuối cùng đem dược liệu tán thành bột mịn rồi trộn đều. Mỗi lần sử dụng từ 0,5 – 1 g, uống với rượu trước lúc đi ngủ.

  • Lưu ý: đối với người cao tuổi, người có thể trạng yếu hoặc người cần tránh gió sau khi uống thuốc thì nên giảm liều lượng sử dụng.

- Bài thuốc chữa u xơ tử cung:

  • Chuẩn bị: 160 g Hải tảo, 160 g Đào nhân, 160 g Miết giáp, 160 g Mẫu lệ, 160 g Xích thược, 160 g Quế chi, 80 g Tam lăng, 80 g Nga truật, 80 g Nhũ hương, 80 g Một dược và 100 g Hồng hoa.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn, sau đó chế mật làm thành viên hoàn. Mỗi lần sử dụng từ 10 – 12 g bột, uống 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Một dược

- Một dược là 1 vị thuốc phá huyết ứ tốt, vì vậy phụ nữ mang thai không nên dùng. 

- Phụ nữ sau khi sinh bụng hư đau, ác lộ chợt ra nhiều thì không sử dụng.

- Phàm khớp xương đau & ngực bụng sườn xương sườn đau do khí hư thì không sử dụng.

- Ung nhọt hoặc mụn nhọt đã vỡ bọc nước thì không sử dụng.

- Mắt đỏ có màng không phải huyết nhiệt nặng thì không sử dụng.

- Người không có ứ trệ thì nên hạn chế dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
CỎ ROI NGỰA

CỎ ROI NGỰA

Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.) là loại cây thân thảo, mọc thành bụi cao trung bình 30-60 cm. Thân hình vuông, mọc thẳng và có nhiều lông.
administrator
HUYẾT GIÁC

HUYẾT GIÁC

Huyết giác được dùng nhiều trong dân gian, có công dụng chữa ứ huyết, bị thương máu tụ, sưng tím bầm, mụn nhọt, u hạch, tê thấp, ... Dùng huyết giác kết hợp với một số dược liệu khác sắc uống hoặc huyết giác ngâm rượu để xoa bóp.
administrator
CÂY TRẨU

CÂY TRẨU

Cây trẩu là một loại cây lớn, cao khoảng 8-10 m, thân nhẵn, không lông, chứa nhựa mủ trắng. Các thành phần của cây trẩu được sử dụng rất nhiều trong dân gian để điều trị một số tình trạng bệnh lý.
administrator
KIM TIỀN THẢO

KIM TIỀN THẢO

- Tên khoa học: Grona styracifolia (Osbeck) H.Ohashi & K.Ohashi - Họ Đậu (Fabaceae) - Tên gọi khác: Bạch Nhĩ Thảo, Vẩy Rồng, Đậu Rồng, Mắt Trâu, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Nhũ Hương Đằng,….
administrator
PHẬT THỦ

PHẬT THỦ

Khi nói đến Phật thủ người dân sẽ liên tưởng ngay đến thứ quả của cây này được dùng để thờ cúng, làm bánh mứt hay nấu chè vào các dịp lễ Tết của người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đây còn là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà ngày càng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của dân gian.
administrator
SÒI

SÒI

Sòi là cây thân gỗ rụng lá hằng năm, cao từ 4-6m. Thân màu xám, lá mọc so le, hình bầu dục hay quả trám, đầu lá thuôn nhọn, cuống lá dài. Hoa màu trắng ngà hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái rất nhiều, ở gốc, và hoa đực ở ngọn.
administrator
CÂY CƠM NGUỘI

CÂY CƠM NGUỘI

Cây cơm nguội, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cơm nguội năm cạnh, quả nổ trắng, Mác ten (tên tiếng Tày), co cáng (tên tiếng thái). Cây cơm nguội phân bố rộng rãi ở khắp nước ta, đây là một cây thuốc Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Ở Việt Nam nó được trồng tại nhiều không gian chung như trên đường phố, trong công viên,… để làm đẹp không gian và tạo nên sự mới lạ cho người nhìn. Cây cơm nguội được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý như viêm gan, các bệnh về thực quản, viêm da, chàm, đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị ung thư thực quản. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MA HOÀNG

MA HOÀNG

Ma hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang ở vùng Hoa Bắc, Tây Bắc. Ma hoàng chưa thấy ở nước ta, hiện nay dược liệu chủ yếu được ngập khẩu từ Trung Quốc.
administrator