MƯỚP GAI

Mướp gai có tác dụng chống oxy hóa, có vai trò trong hiệu quả bảo vệ gan. Thân rễ có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, trừ đờm, bình suyễn.

daydreaming distracted girl in class

MƯỚP GAI

Giới thiệu về dược liệu 

- Tên khoa học: Lasia spinosa (L.) Thwaites

- Họ: Ráy (Araceae)

- Tên gọi khác: Chóc gai, ráy gai, mớp gai, móc gai, mác gai, sơn thục gai, khoai sọ gai

- Tên nước ngoài: Pimply lasia

Đặc điểm thực vật 

- Cây thân thảo, cao khoảng 1,5m, sống dai nhờ thân rễ. Các bộ phận thân rễ, thân, cuống lá đều mang gai nhọn.

- Thân rễ hình trụ, tiết diện tròn, mặt cắt ngang màu nâu đỏ, vỏ ngoài màu xanh lục, mang nhiều gai nhọn.

- Lá đơn, mọc cách, lá non phiến lá hình mũi tên, lá già phiến lá xẻ lông chim, cuống lá dài 50-70 cm và có bẹ hình lòng máng. 

- Cụm hoa dạng bông mo thuôn dài mọc ở nách lá. Cụm không phân nhánh, mang hoa lưỡng tính, gồm nhiều hoa xếp sát nhau suốt chiều dài bông. Hoa nở vào mùa hè, mang 4-6 phiến hoa rời, hình thìa, bên trên màu hồng cam, bên dưới màu vàng nhạt. Bộ nhị có 4-6 nhị, chỉ nhị hình phiến, màu nâu. Bộ nhụy có bầu hình trứng ngược, 1 lá noãn tạo bầu 1 ô, đầu nhụy hình đĩa, màu cam.

- Quả mọng, hình trứng vuông, có gai ngắn rậm ở phần đỉnh của quả. 

- Hạt hình trứng dẹp, không phôi nhũ. 

Phân bố, sinh thái

Phân bố ở các nước khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca… Hiện nay, loài mướp gai được xem là cây thuốc quý hiếm ở Mỹ và Châu Âu.

Cây mướp gai thường sống tập trung thành đám ở môi trường ẩm ướt, gần mép nước như đầm lầy, bờ sông, rãnh nước. Cây phát triển quanh năm, ra hoa quả nhiều, quả rụng và phát tán nhờ nước. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Mướp gai dùng toàn cây, thu hái quanh năm tốt nhất vào mùa đông. Bộ phận sau thu hái rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô. 

Phần thân rễ thu hái, rửa sạch bùn đất, sau đó gọt rồi thái nhỏ, phơi và sấy khô để sử dụng.

Thành phần hóa học 

Trong các thành phần cây mướp gai, acid ascorbic và polyphenol đóng vai trò chất chống oxy hóa.

- Toàn cây chứa saponin triterpen.

- Thân rễ chứa nhiều tinh bột, polyphenol và khoảng 7% chất xơ. 

- Lá non chứa nhiều acid ascorbic, chất khoáng và vitamin.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học hiện đại, thành phần acid ascorbic và polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, có vai trò trong hiệu quả bảo vệ gan.

Theo đông y, thân rễ có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, trừ đờm, bình suyễn. 

Vì thế, cây mướp gai dùng chữa viêm gan, xơ gan, sưng hạch bạch huyết, viêm họng, đau dạ dày, vết thương ngoài da, lở ngứa da, vết côn trùng cắn, vết rắn cắn, đau nhức xương khớp, tê buốt bàn chân, cơ thể suy nhược sau sốt rét.

Cách dùng – Liều dùng 

Tùy thuộc từng mục đích sử dụng mà có thể dùng mướp gai với nhiều dạng và liều lượng khác nhau khác nhau.

Một số bài thuốc từ mướp gai như:

- Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan từ thân rễ mướp gai: Thân rễ phơi khô, dùng khoảng 30 gram nấu cùng các vị thuốc khác: 30 gram trái dứa dại khô, 10 gram chó đẻ răng cưa khô, nấu với 2.000 ml nước, đun nhỏ lửa đến khi còn 300 ml, bỏ xác. Ngày uống 3 lần. 

- Bài thuốc chữa viêm gan siêu vi B từ mướp gai: Toàn thân mướp khai khô 20 gram, cùng các vị diệp hạ châu khô 20 gram, cỏ mực 20 gram, cỏ lưỡi rắn 20 gram, xuyên tâm liên 12 gram, mã đề 20 gram, bột nấm linh chi 12 gram. Nấu với 2 lít nước, đun sôi 30 phút, uống thay nước mỗi ngày. Dùng trong 3 tháng. 

- Bài thuốc chữa lở ngứa ngoài da từ mướp gai: Lấy toàn cây hoặc phần thân rễ 100 gram nấu với nước. Dùng nước rửa phần da bị tổn thương mỗi ngày một lần đến khi thuyên giảm triệu chứng trên da.  

- Bài thuốc chữa tê buốt chân, lưng gối từ thân rễ mướp gai: Thân rễ tươi dùng 12 gram, kết hợp sắc nước cùng các vị khác: 12 gram mỗi vị cẩu tích, tỳ giải, kim cang, kê đằng, ngưu tất. Ngày uống 1 lần, dùng 5 - 7 ngày liền. 

- Bài thuốc chữa cơ thể suy nhược sau sốt rét: Cân 12 gram mỗi vị mướp gai, đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo. Sắc với nước dùng uống mỗi ngày. 

- Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp: Cân 20 gram mỗi vị mướp gai, ngưu tất, ngũ gia bì, cẩu tích, bạch thược, cốt toái bổ, đỗ trọng, trần bì. Ngâm với rượu làm thuốc bôi. 

- Bài thuốc chữa ho do phế nhiệt, nước tiểu đậm màu: Cân 10-12 gram mỗi vị mướp gai, bạc hà, huyền sâm, mạch môn, râu ngô. Sắc với nước, uống mỗi ngày. Dùng trong 1-2 tuần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm và hết.

- Bài thuốc chữa nám mặt do độc trong gan: Cân 20 gram thân rễ mướp gai khô, nấu cùng 2 lít nước, đun sôi để nguội, dùng uống thay nước hàng ngày. Kiên trì uống trong nhiều ngày để thấy hiệu quả. 

Lưu ý 

Tuyệt đối không dùng vị thuốc từ mướp gai ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Không nên dùng vị thuốc từ mướp gai ở trẻ em dưới 10 tuổi.

Tránh nhầm lẫn mướp gai với các cây cùng họ như ráy leo, ráy dại, củ chóc cũng như với thổ phục linh do giống về màu sắc, hình dáng.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOÀNG NÀN

HOÀNG NÀN

Hoàng nàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mã tiến quế, vỏ doãn, vỏ dãn. Hoàng nàn là dược liệu có công dụng giảm đau và sát khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu này có độc tính khá mạnh, cần được chế biến và sử dụng đúng cách để không gây tác động xấu đối với sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU ÔM

RAU ÔM

Theo Y học cổ truyền, rau ôm có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu, thông hoạt trung tiện.
administrator
THẦU DẦU

THẦU DẦU

Thầu dầu là một loại dược liệu đa số trồng để lấy hạt (đậu). Dầu thầu dầu sản xuất từ hạt chín đã bỏ vỏ, được sử dụng trong Y học từ rất lâu đời với công dụng điều trị táo bón, sử dụng trước nội soi ruột kết, và cũng như nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, phần vỏ của hạt Thầu dầu lại chứa độc tố có tên là ricin. Thành phần này đã được thử nghiệm như một tác nhân trong chiến tranh hóa học, được tinh chế và tạo ra ở dạng hạt rất nhỏ có thể hít vào được. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thầu dầu, công dụng đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
TỲ BÀ

TỲ BÀ

Tỳ bà (Eriobotrya japonica) là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dược liệu này có công dụng điều trị bệnh như viêm gan, đau dạ dày, đau thần kinh và các vấn đề về tình dục. Bài viết này sẽ giới thiệu về các đặc tính và công dụng của Tỳ bà, cũng như những lưu ý cần biết khi sử dụng Tỳ bà để điều trị bệnh.
administrator
TỬ UYỂN

TỬ UYỂN

Tử uyển (Aster tataricus) là một loài thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng trong y học cổ truyền với công dụng giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tử uyển và cách sử dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé.
administrator
TỲ GIẢI

TỲ GIẢI

Tỳ giải (Dioscorea lokoro) là một loại thảo dược quý được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Dược liệu Tỳ giải được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỳ giải và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
ĐẠI HOÀNG

ĐẠI HOÀNG

Đại hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỏa Sâm, Phu Như, Phá Môn, Vô Thanh Hổ, Cẩm Trang Hoàng, Thiệt Ngưu Đại Hoàng, Cẩm Văn, Sanh Quân, Đản Kết, Sanh Cẩm Văn, Chế Quân, Xuyên Quân, Chế Cẩm Văn, Sanh Đại Hoàng, Xuyên Văn, Xuyên Cẩm Văn, Tửu Chế Quân, Thượng Quản Quân, Thượng Tướng Quân, Tây Khai Phiến, Thượng Tương Hoàng.Trong Đông y có một loại thảo dược quý hiếm, có màu rất vàng gọi là Đại hoàng (tiếng Hán Việt là màu vàng). Tác dụng nhuận tràng của loại thuốc này rất mạnh. Ngoài ra nó còn có nhiều công dụng khác như khử trùng, cầm máu... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RỄ CAU

RỄ CAU

Theo y học cổ truyền, rễ cau giúp tiêu hóa, sát trùng. Dùng để điều trị các bệnh giun sán, ký sinh trùng đường ruột, thực tích khí trệ, bụng đầy tiện bón, chứng tả lị mót rặn, phù thũng.
administrator