RAU ÔM

Theo Y học cổ truyền, rau ôm có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu, thông hoạt trung tiện.

daydreaming distracted girl in class

RAU ÔM

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Limnophila aromatica (Lamk.) Merr.

Họ: Mã đề (Plantaginaceae).

Tên gọi khác: Ngò Ôm, Ngổ Ôm, Ngổ Hương, Ngổ Thơm, Ngổ Điếc, Thạch Long Vĩ

Đặc điểm dược liệu

Rau ôm là loại cây thân thảo. Thân mọc bò trên mặt đất, mập, giòn, bên trong rỗng, có mùi thơm. Dọc thân cây có lớp lông mịn bao phủ. Rễ cây tập trung ở các mắt bên dưới.

Lá đơn mọc sát và hơi ôm lấy thân, mọc đối xứng hoặc mọc vòng từ 3 – 5 lá, kích thước nhỏ, mặt nhẵn, không có cuống. Mép lá hình răng cưa nhỏ, mặt dưới có nhiều đốm tuyến màu xanh.

Hoa mọc đơn độc ở nách lá, hình loa kèn, mọc không đều, có 5 cánh màu tím nhạt trên đầu, trắng ở phía dưới. Nhụy hoa màu vàng.

Quả nang hình trứng, không có lông, nằm trong đài, bên trong quả có hạt nhẵn hình trụ, sắc đen nhạt.

Toàn cây có mùi thơm.

Phân bố, sinh thái

Cây rau ôm ưa sống ở môi trường nóng và có nhiều nước, cây mọc nổi trên mặt nước và được tìm thấy nhiều nhất ở các nước khu vực Châu Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Indonesia, Philippines, Bắc Australia, New Guinea và Micronidi,...

Tại Việt Nam, rau ôm phát triển hoang dại ở những nơi đầm, vũng lầy, ruộng nước, nơi khí hậu tương đối nóng. Nếu mọc trên đất thì phải tưới nhiều nước. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: toàn cây. Loại cây tốt nhất là những cây mọc hoang hoặc đã được trồng 1 năm trở lên.

Thu hái, chế biến: Có thể thu hái quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa hè, đây là thời điểm có khí hậu thuận lợi cho cây phát triển mạnh nhất. Nên thu hái những cây mọc hoang hoặc đã được trồng 1 năm trở lên.

Sau khi thu hái, rửa dược liệu nhiều lần với nước cho sạch bùn đất, ngâm trong nước muối. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng, hạ thổ làm thuốc. Ngoài ra một số nơi còn chiết xuất tinh dầu rau ôm để làm thuốc giảm đau trong các bài thuốc trị liệu tự nhiên. 

Bảo quản: Dược liệu khô thường được cho vào túi ni lông, cột chặt miệng lại để nơi thoáng mát nhằm tránh bụi bặm và ẩm mốc. Không bảo quản ở những nơi ẩm ướt, gần bồn nước hay nhà tắm.

Thành phần hóa học 

Thành phần hóa học chính của rau ôm là tinh dầu (Monoterpenoid cetone, Limonene), flavonoid (Nevadensin) và tanin. Ngoài ra còn có Coumarin, Protid, Glucid Aldehyd perilla, các loại vitamin: B, C, Carotene và các acid hữu cơ.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, rau ôm có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu, thông hoạt trung tiện. Do dó dược liệu được dùng điều trị các bệnh lý sỏi thận, sỏi mật, bí tiểu, tiểu không tự chủ, ăn không tiêu, viêm khớp, ho cảm, bệnh gout, tiểu đường, viêm gan, ra nhiều huyết trắng ở phụ nữ, giải độc do ngộ độc thực phẩm, giãn nở các cơ ruột và làm giãn nở các mạch máu, trị rắn độc cắn.

Theo Y học hiện đại, rau ôm có tác dụng:

- Các hoạt chất nhóm coumarin và flavonoid trong rau ôm có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm nên được dùng để chữa viêm khớp, viêm gan, tổn thương nhiễm trùng ngoài da. Ngoài ra, flavonoid còn có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do.

- Hoạt chất nevadensin chiết xuất từ rau ôm có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là trong các trường hợp bị ung thư dạ dày hay tuyến tiền liệt.

- Tác dụng lợi tiểu, điều trị sỏi thận: rau ôm giúp làm giãn nở mạch máu, tăng cường chức năng lọc của cầu thận. Lượng nước tiểu tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để viên sỏi bị đẩy ra ngoài khi đi tiểu tiện.

- Tính năng giải độc của rau ôm: giúp cơ thể khỏe mạnh, da bớt nổi mụn, đầu óc minh mẫn, hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.

- Chữa các cơn đau nội tạng: Rau ôm có tác dụng làm giãn cơ tạng phủ như ruột, thận, do đó làm mất các cơn đau bụng.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng khuyến cáo hằng ngày: 10 – 20g dược liệu khô hoặc tươi dưới dạng thuốc sắc. Ngoài ra, có thể lấy cây rau ôm tươi ăn sống, ép nước uống hoặc dùng ngoài giã đắp vào vùng tổn thương.

Một số bài thuốc có rau ôm:

- Chữa đầy hơi, bí tiểu, đi tiểu ra máu do nhiệt: Rửa sạch 30g rau ôm tươi với nước muối. Sau đó giã nát, thêm 300ml nước đun sôi để nguội, khuấy đều, chắt lấy nước cốt. Có thể thêm chút đường cho dễ uống.

- Điều trị bệnh sỏi thận: Cắt nhỏ, giã nát 50g cây rau ngổ cùng với muối ăn, sau đó lọc lấy nước. Thực hiện 2 lần/ ngày, trong 5 – 7 ngày liên tục. Có thể kết hợp rau ngổ chung với râu ngô, kim hoa thảo (cối xay) hay cây bông mã đề để tăng hiệu quả.

- Trị chứng ra nhiều huyết trắng ở phụ nữ: Xay nhuyễn 500g rau ngổ lấy nước uống. Dùng 2 ngày 1 lần

- Điều trị sỏi túi mật: Cắt ngắn và giã nát 100g rau ôm, sau đó vắt nước lấy cốt. Pha với 2 thìa cà phê mật ong uống vào sáng sớm trước khi ăn 30 phút. Tùy theo tình trạng bệnh mà duy trì dùng thuốc đều đặn trong thời gian từ 10 – 15 ngày để thấy được hiệu quả.

- Điều trị nọc rắn cắn: Giã nát Rau ôm 15 gam và kiến ​​cò 25 gam, thêm chút rượu trắng, chắt lấy nước uống, bã đắp vào vết thương.

Lưu ý

- Không nên dùng rau ôm cho phụ nữ có thai vì trong dược liệu chứa các chất làm giãn cơ nội tạng, do đó có thể dẫn đến sảy thai.

- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi áp dụng những bài thuốc chữa bệnh từ cây rau ôm cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi. 

- Một số trường hợp có thể bị dị ứng với rau ôm gây ra những tác dụng không mong muốn như: Da sưng đỏ, kích ứng, nổi mẩn ngứa, mề đay ngoài da, sưng môi, lưỡi, họng, khó thở…

- Rau ôm có thể chứa trứng giun sán, giun kim và ký sinh trùng. Do đó để đảm bảo an toàn, khi sơ chế dược liệu nên ngâm rau ôm với nước muối pha loãng, dung dịch thuốc tím hoặc nhúng vào nước ấm khoảng 45 độ C.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU NGHỆ

TINH DẦU NGHỆ

Nghệ là một loại gia vị được sử dụng rất phổ biến cùng với nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Tinh dầu nghệ là thành phần được chiết xuất từ thân rễ. Tinh dầu này đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những lợi ích đối với sức khỏe như đẹp da, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng dị ứng, chống ký sinh trùng và điều trị nhiều bệnh lý khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu nghệ và cách dùng tinh dầu nghệ hiệu quả nhất nhé.
administrator
NHÓT

NHÓT

Nhót (Elaeagnus Latifolia) là loại cây bụi trườn, mọc dựa, phân nhiều cành. Thân, cành, mặt sau của lá và quả Nhót thường có một lớp vảy mỏng màu trắng, tròn, màu trắng xếp sát cạnh nhau. Lớp vảy này thường bám rất dày và chắc ở quả Nhót khi quả còn non. Đế khi quả già lớp vảy sẽ mỏng dần đi và dễ chà xát.
administrator
SƠN THÙ DU

SƠN THÙ DU

Sơn thù có vị chua, sáp, tính ấm, có tác dụng ôn can, liễm tinh, chỉ hãn, chỉ huyết, cố tinh khí, sáp tinh khí, bổ can thận, trợ thủy tạng, phá trưng kết, noãn yêu tất. Dùng trong các trường hợp lưng đau gối mỏi, di tinh, can hư, chóng mặt, liệt dương, ù tai, hàn nhiệt, kinh nguyệt ra nhiều, hư nhiệt khiến mồ hôi ra nhiều.
administrator
DẦU BƠ

DẦU BƠ

Dầu bơ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây thủy kiện, lễ dấu. Dầu bơ là loại dầu thực vật khá phổ biến trong đời sống chúng ta. Với hương vị nhẹ và điểm bốc khói cao, nó trở thành một loại dầu ăn được nhiều người ưa chuộng. bên cạnh đó, loại dầu này được sử dụng khá nhiều không chỉ trong lĩnh vực làm đẹp mà nó còn có nhiều công dụng khác cho sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGẤY HƯƠNG

NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.
administrator
BÁN HẠ BẮC

BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…
administrator
CÂY RÁY

CÂY RÁY

Cây ráy, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dã vu, ráy dại. Cây ráy là loài thực vật mọc hoang nhiều ở những vùng đất ẩm thấp. Ít ai biết rằng, loài cây dại này có nhiều tác dụng chữa bệnh và lợi ích đối với sức khỏe. Dân gian thường sử dụng củ ráy để giảm sốt, trị bệnh gout, mụn nhọt ngoài da và đau nhức xương khớp do phong tê thấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOA DẺ

HOA DẺ

Hoa dẻ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoa dẻ thơm, nồi côi, chập chại. Hoa dẻ là một loài hoa với những cánh hoa vàng lục, cánh rủ xuống nhẹ nhàng. Có người còn gọi nó là dẻ thơm, có lẽ vì mùi thơm nồng nàn của chúng. Nhưng một điều có lẽ ít ai biết, bản thân cây hoa dẻ cũng có những tác dụng chữa bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator