HOA DẺ

Hoa dẻ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoa dẻ thơm, nồi côi, chập chại. Hoa dẻ là một loài hoa với những cánh hoa vàng lục, cánh rủ xuống nhẹ nhàng. Có người còn gọi nó là dẻ thơm, có lẽ vì mùi thơm nồng nàn của chúng. Nhưng một điều có lẽ ít ai biết, bản thân cây hoa dẻ cũng có những tác dụng chữa bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOA DẺ

Đặc điểm tự nhiên

Hoa dẻ là một loài cây bụi sống lâu năm có chiều cao trung bình khoảng từ 1 – 3m.

Thân và cành của cây mảnh, mọc trườn, ban đầu phủ một lớp lông màu trắng nhạt nhưng sau đó nhẵn và có màu đen cùng những nốt sần nhỏ.

Lá dẻ có hình trái xoan hay bầu dục thuôn và mọc so le nhau, phần gốc lá tròn, phần đầu lá nhọn. Lá dài khoảng 8 – 10cm, rộng khoảng 3 – 5cm, mặt trên nhẵn bóng, còn mặt dưới có phủ lông tơ màu vàng nhạt. Phần cuống lá ngắn và có lông.

Hoa dẻ có màu vàng nhạt mọc đơn độc ở kẽ lá hay đối diện với lá. Lá đài có hình tam giác, có lông ở mặt ngoài, có 6 cánh hoa, dài gấp 6 – 7 lần lá đài. Phiến cánh hoa dày, loăn xoăn, lá noãn và nhị nhiều. Mùa hoa rơi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 6. Phần quả hình chuỗi dài, mỗi quả có từ 1 – 4 hạt.

Đây là loại cây có khả năng chịu hạn rất tốt nhờ bộ rễ khỏe ăn sâu vào lòng đất. Cây ra nhiều hoa quả. Những cây mọc ở nơi có nhiều ánh sáng sẽ cho nhiều hoa quả hơn là những cây bị che bóng. Cây hoa dẻ có thể tái sinh tự nhiên chủ yếu dựa vào hạt.

Đây là loại cây ưa sáng thường mọc trên các đồi cây bụi hay bờ nương rẫy, ven rừng thứ sinh. Cây có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, trong đó có cả đất đồi bị xói mòn mạnh chỉ còn trơ tầng đá ong. Ở nước ta, cây phân bố tương đối rộng rãi ở nhiều tỉnh thuộc vùng trung du, núi thấp và đồng bằng từ miền Bắc đến miền Nam. Như các tỉnh: từ Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa… tới Khánh Hòa, Kontum, Lâm Ðồng, Ðồng Nai,...

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, lá và hoa của cây hoa dẻ là bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Hoa thường thu hái vào mùa hè, khi hoa mới nở. Còn rễ cây nên thu hoạch lúc cây đã trưởng thành để có lượng hoạt chất dồi dào hơn. Lá Dẻ có thể thu hái quanh năm.

Chế biến: Hoa lấy về đem phơi nắng nhẹ hay sấy nhẹ cho khô nhưng vẫn giữ được mùi thơm. Rễ đem rửa sạch đất cát, rồi thái mỏng, phơi hay sấy khô để dùng dần.

Dược liệu khi đã được sơ chế khô cần bảo quản vào trong túi kín và để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, ẩm mốc, mối mọt.

Thành phần hóa học

Trong Hoa Dẻ chứa: 5–methoxy–7 hydroxy–flavanon; 8–formyl–2,5,7–trihydroxy–6-methyl–flavanon.

Rễ chứa: 4,7 –dihydroxy–5–methoxy–6–methyl–8–formylflavan và 5,7–dihydroxy–6,8–dimethyl–dihydroflavon.

Ngoài ra khi nghiên cứu thành phần trong tinh dầu hoa cây Dẻ, người ta thấy chủ yếu là hợp chất Sesquiterpen.

Tác dụng

+Tác dụng kháng nấm.

+Tác dụng kháng khuẩn.

+Dùng nước sắc hoa dẻ cho phụ nữ uống có thể chữa chứng đẻ khó.

+Rễ và lá trị các bệnh đường tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy, đau dạ dày.

+Ngoài ra còn chữa đau bụng thống kinh, xuất huyết trước khi sinh.

+Tác dụng tốt với chứng đau nhức xương, phù thũng, viêm thận.

+Dùng ngoài còn giúp trị đòn ngã tổn thương.

Công dụng

Hoa dé có vị cay, tính hơi ôn và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị tê thấp, chân tay tê bại, đau nhức gân xương.

+Điều trị mụn nhọt, ngộ độc nấm.

+Điều trị đau bụng trước khi sinh và xuất huyết, thống kinh.

+Điều trị các bệnh đường tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy, đau dạ dày.

+Điều trị lỵ, chóng mặt.

+Điều trị mất ngủ, giúp trấn kinh, an thần.

Liều dùng

Dược liệu thường được dùng phổ biến ở dạng thuốc sắc với liều dùng được khuyến cáo khoảng từ 10 – 15g ở dạng khô. Có thể kết hợp với các vị thuốc khác, đồng thời điều chỉnh liều lượng cho phù hợp để nâng cao công dụng chữa bệnh.

Lưu ý khi sử dụng

Nếu có ý định dùng dược liệu này cho mục đích chữa bệnh, bạn nên trao đổi trước với bác sĩ hay thầy thuốc để đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe.

 

Có thể bạn quan tâm?
NGƯU BÀNG TỬ

NGƯU BÀNG TỬ

Cây Ngưu bàng là một loại dược liệu quý, với nhiều giá trị dinh dưỡng và có sự hiện diện đa dạng của các loại hoạt chất có nhiều tác dụng dược lý. Từ lâu đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
administrator
LÁ ĐU ĐỦ

LÁ ĐU ĐỦ

Lá đu đủ có chứa những hợp chất thực vật độc đáo đã được chứng minh tiềm năng dược lý rộng rãi trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về con người, nhưng nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, chẳng hạn như trà, chiết xuất, viên nén và nước trái cây, thường được sử dụng để điều trị bệnh và giúp tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
administrator
RAU SAM

RAU SAM

Theo Y học cổ truyền, rau Sam có vị chua, tính hàn, không độc, quy kinh tâm, can và tỳ, có tác dụng: Kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt,…
administrator
XUYÊN TIÊU

XUYÊN TIÊU

Xuyên tiêu (Zanthoxylum simulans) là một loại cây thuộc họ Rutaceae, được sử dụng rộng rãi trong y học truyền thống của Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. Cây Xuyên tiêu được biết đến với tác dụng chữa trị đau nhức cơ bắp, đau đầu, đau răng và các triệu chứng viêm nhiễm khác. Ngoài ra, lá và quả của cây Xuyên tiêu cũng được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực và sản xuất rượu truyền thống.
administrator
NẤM CHAGA

NẤM CHAGA

Nấm Chaga trong thời gian gần đây nổi cộm lên như là một thần dược. Dường như chúng ta có thể nghe những câu giới thiệu, quảng cáo về loại nấm này tại các cửa hàng cũng như những trang web.
administrator
CHÈ VẰNG

CHÈ VẰNG

Cây chè vằng là một loại cây mọc tự nhiên ở các vùng núi và miền Trung của Nhật Bản, thường được dùng làm thuốc chữa mẩn ngứa, vết thương, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở.
administrator
HƯƠNG THẢO

HƯƠNG THẢO

Hương thảo là dược liệu được biết đến với tác dụng chữa các bệnh về ho, viêm họng, thấp khớp, đau nửa đầu, viêm giác mạc, trướng bụng khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, chữa căng thẳng thần kinh, ngăn ngừa rụng tóc...
administrator
CÂY MẶT QUỶ

CÂY MẶT QUỶ

Cây mặt quỷ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Nhàu tán, cây gạch, nhàu lông, dây đất. Cây mặt quỷ là một loại dược liệu mọc hoang phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về những công dụng mà cây thuốc mà lại. Theo y học cổ truyền, cây có công dụng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh về da như mụn nhọt, mẩn ngứa, các vết cắn và nhiều bệnh khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator