RAU SAM

Theo Y học cổ truyền, rau Sam có vị chua, tính hàn, không độc, quy kinh tâm, can và tỳ, có tác dụng: Kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt,…

daydreaming distracted girl in class

RAU SAM

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Portulaca oleracea L.

- Họ: Portulacaceae (Rau Sam).

- Tên gọi khác: Mã xỉ hiện, mã xỉ thái, trường thọ thái,…

Đặc điểm thực vật

Rau sam là loai cây thân cỏ sống hàng năm, mọc bò, thân mầm, trơn nhẵn. Thân hình trụ, có màu đỏ nhạt, mọng nước, phân nhánh nhiều. 

Lá đơn, nguyên, mọc cách hoặc mọc đối, hình bầu dục, Phiến lá dày dày, trơn bóng, không cuống dài 2cm, rộng 8 - 14mm. Những lá phía trên họp thành một thứ tổng bao quanh các hoa thường có xu hướng mọc vòng, bao quanh hoa

Hoa lưỡng tính, thường mọc ở đầu cành, không có cuống hoa và cánh hoa, lá bắc hình tam giác dạng vảy, 5 lá đài màu vàng, đều. 

Quả nang hình bầu dục, hơi nhọn, mở bằng đường nứt ngang, bên trong chứa nhiều hạt đen bóng. Mùi đặc trưng, vị hơi chua.

Phân bố, sinh thái

Cây rau sam dễ phát triển và có thể sinh sống ở những vùng đất khô hạn, cứng và nghèo dinh dưỡng. Cây mọc hoang hầu hết khắp cả nước ta. Ngoài ra còn gặp ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Âu. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây trên mặt đất

Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm, cây thường được thu hái nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu. Chỉ thu hái những cây có thân to, đỏ và tươi. Sau khi thu hái, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Ngoài ra có thể bào chế rau sam theo những cách sau:

- Khi dùng giã nát rau với ít muối, đắp trực tiếp vào chỗ bị thương hoặc vắt lấy nước uống.

- Rửa sạch rau sam, dùng chày gỗ giã cho nát rồi phơi khô, dùng dần.

Thành phần hóa học 

Rau Sam chứa trên 44 hợp chất như: acid béo α-linolenic và β-caroten, flavonoid, coumarin, monoterpen glycoside, N-trans-feruloyltyramin, dopamin, noradernaline, acid ferulic, adenosine, alkaloid. Ngoài ra cây còn chứa một số vitamin PP, B1, B2, C, A, acid folic, choline, sắt, magie, natri, canxi, kali, oxalic, nicotinic, biflavonoid, liquiritin và noradrenalin,… Trong đó, flavonoid là hợp chất chiếm ưu thế và có nhiều tác dụng sinh học.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, rau Sam có vị chua, tính hàn, không độc, quy kinh tâm, can và tỳ, có tác dụng: Kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt,… Do đó dược liệu thường được sử dụng để trị một số bệnh như:

- Chữa lỵ trực trùng, giun kim, lở ngứa.

- Dùng ngoài chữa mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài da, viêm kết mạc cấp do vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu và vi khuẩn khác.

- Dùng làm rau ăn hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu.

Theo Y học hiện đại, rau Sam có công dụng:

- Hàm lượng acid béo Omega 3 trong rau sam có tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ mạch máu, giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

- Tác dụng chống ung thư: các nghiên cứu cho thấy, các hợp chất như polysacarit, cerebroside, homoisoflavonoid, và alkaloid có trong rau sam, có tác dụng gây độc tế bào ung thư, điều hòa miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng như kẽm, mangan, magie và đồng trong dược liệu còn có tác dụng chống khối u.

- Các thành phần trong rau sam có thể khử các gốc tự do, giảm quá trình chết các tế bào thần kinh, giảm thiếu hụt dopamine. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rau sam có thể bảo vệ thần kinh và hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson. 

- Điều trị đái tháo đường: Nghiên cứu cho thấy rau sam có tác dụng làm giảm cân nặng, giảm các axit béo tự do trong máu, tăng nồng độ insulin trong máu, giảm tình trạng đề kháng insulin và giảm các biến chứng mạch máu của bệnh đái tháo đường type 2.

- Các thành phần chứa trong dược liệu, như gallotannin, omega-3, axit ascorbic, ?-tocopherol, kaempferol, quercetin và apigenin giúp điều chỉnh hoạt động chống oxy hóa của các enzyme. Do đó, làm giảm tổn thương bởi các chất oxy hóa gây ra cho cơ thể.

- Các nghiên cứu còn cho thấy rau sam có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, cồn chiết xuất từ dược liệu còn có tác dụng ức chế trực khuẩn E. coli.

Ngoài ra, rau sam còn có tác dụng bảo vệ dạ dày, chống loét dạ dày do tác nhân axit, bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị hen suyễn, chữa lành vết thương ngoài da.

Cách dùng - Liều dùng 

Rau sam thường được dùng tươi, sắc uống hoặc dùng ngoài da. Có thể dùng phối hợp với các thuốc khác hoặc dùng ngoài để bôi.

Liều dùng hằng ngày:

- Nếu dùng dạng tươi, nên sử dụng 50 – 100g/ ngày. 

- Nếu dùng dạng khô dưới dạng thuốc sắc, liều dùng của rau Sam là 6 - 12g/ ngày 

Một số bài thuốc có rau Sam:

- Bài thuốc trị chứng bí tiểu và nhiễm trực khuẩn lỵ: Sắc uống hằng ngày rau sam tươi và cỏ sữa lá nhỏ mỗi thứ 100g.

- Bài thuốc chữa lỵ ở trẻ nhỏ: Giã nát một ít rau sam tươi, sau đó vắt lấy nước cốt đun sôi, thêm ít mật vào và cho trẻ uống.

- Bài thuốc chữa sốt phát ban gây nổi mẩn trên da: Giã nát một ít rau sam tươi, sau đó vắt lấy nước cốt uống p, bã dùng xoa lên người (tập trung vào vùng cổ, nách và bẹn)

- Bài thuốc chữa đau nhức răng: Giã nát một ít rau sam tươi, vắt lấy nước cốt dùng ngậm súc miệng. Hoặc sắc đặc và súc miệng nhiều lần trong ngày.

- Bài thuốc chữa mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Giã nát một ít rau sam tươi, và đắp trực tiếp lên vùng bị nhọt

- Bài thuốc trị giun kim và giun đũa: Giã nát 100g rau sam tươi, vắt lấy nước uống.

- Bài thuốc trị giun móc: Giã nát 300g rau sam tươi, sau đó vắt lấy nước và thêm một ít đường hoặc muối. Uống 2 lần trong ngày, uống khi đói

- Bài thuốc trị miệng và môi bị lở loét: Sắc đặc một ít rau sam, sau đó bôi lên vùng niêm mạc bị lở loét.

Lưu ý

- Không nấu quá chín, đung sôi quá lâu.

- Không sử dụng cho phụ nữ có thai vì rau sam có tính hàn và tác dụng hoạt huyết mạnh.

- Thận trọng khi sử dụng cho người bệnh có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, bị tiêu chảy và Tỳ Vị hư. Nếu sử dụng, cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ khi sử dụng rau sam.

- Hàm lượng oxalate và nitrate trong loại rau này có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Do đó người có tiền sử sạn thận nên thận trọng dùng rau sam.

Có thể bạn quan tâm?
THƯƠNG NHĨ TỬ

THƯƠNG NHĨ TỬ

Thương nhĩ tử là một dược liệu quý, còn được gọi là Ké đầu ngực, đã được sử dụng từ lâu với công dụng điều trị viêm xoang vô cùng hữu hiệu. Bên cạnh đó, dược liệu này có thể được sử dụng với tác dụng điều trị bệnh đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi hay đau nhức xương khớp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng thương nhĩ tử trong bài viết sau.
administrator
HY THIÊM

HY THIÊM

Hy thiêm là một loại cỏ mọc hoang, được tìm thấy nhiều nơi tại Việt Nam. Hy thiêm được sử dụng trong y học với tác dụng khử phong thấp, chữa tay chân tê dại, lưng mòi, gối đau, lợi gân cốt, đau lưng, mỏi gối tê tay,….
administrator
BẠCH THƯỢC

BẠCH THƯỢC

Bạch thược, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mẫu đơn trắng, kim thược dược, cẩm túc căn, tiêu bạch thược, thược dược,... Bạch thược là một vị thuốc từ cây Thược dược Trung Quốc. Không chỉ nổi bật bởi màu sắc và hình dạng tuyệt đẹp của hoa, rễ của loài cây này còn là một vị thuốc quý. Cũng là loại dược liệu đã được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với công dụng bổ máu, điều kinh, giảm đau, làm mát, lợi tiểu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THỐT NỐT

THỐT NỐT

Thốt nốt là một loại dược liệu thường được trồng và biết đến với mục đích sản xuất đường thốt nốt. Không chỉ vậy, đây còn là một loại thực vật thường được sử dụng trong điều trị bệnh theo Đông y. Thành phần hoạt chất đa dạng trong loại dược liệu này với công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, được sử dụng rất hiệu quả trong điều trị đau họng, trị giun sán... Sau đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng và những lưu ý khi sử dụng Thốt nốt.
administrator
NÚC NÁC

NÚC NÁC

Núc nác là một loại cây rừng khá nổi tiếng đối với người dân ở vùng núi rừng Tây Bắc khi đây là một trong các loại thực phẩm từ thiên nhiên của họ có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm chất văn hóa Tây Bắc.
administrator
HẠT GẤC

HẠT GẤC

Gấc là một loại cây không còn xa lạ gì với chúng ta. Cây gấc là loại cây thân leo lâu năm, có chiều dài khoảng 10 đến 15m, mỗi năm có thể héo một lần nhưng đến mùa xuân năm sau thì nhiều thân mới mọc ra từ rễ hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hạt gấc và các công dụng trong y học nhé.
administrator
TIỀN HỒ

TIỀN HỒ

Tiền hồ là một loại dược liệu quý trong dân gian, thường được gọi với những tên khác như quy nam, xạ hương thái, thổ dương quỳ hay tử hoa tiền hồ. Tiền hồ thuộc họ Hoa tán, có tính hàn, vị cay đắng. Theo Y học cổ truyền, Tiền hồ có công dụng tuyên tán phong nhiệt, giảng khí trừ đàm, hạ khí chỉ ho. Các bài thuốc Đông Y ghi nhận Tiền hồ là một trong những thành phần quan trọng điều trị viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên...
administrator
BẠCH QUẢ

BẠCH QUẢ

Bạch quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử. Bạch quả là một loại nguyên liệu thường được sử dụng trong các món ăn như món chè, món bánh vì chúng mang đến một hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não.
administrator