BẠCH CHỈ

Bạch chỉ (tên khoa học Angelica dahurica), thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Người ta thường gọi nó là Hương Bạch Chỉ (hay Phong hương, Hàng Bạch chỉ tức Bạch chỉ Hàng Châu). Ngoài ra còn có loại Bạch chỉ khác ít dùng hơn là Xuyên Bạch chỉ. Nhưng vì trong củ của nó có hoạt chất angelicotoxin, một chất gây hưng phấn với liều thấp nhưng ở liều cao nó sẽ làm mạch đập chậm, tăng huyết áp, hơi thở kéo dài, nôn mửa, thậm chí là co giật và tê liệt toàn thân. Vì thế nên ít được sử dụng hơn. Ở đây chúng ta thiên hướng mô tả về cây Hương Bạch chỉ (Angelica dahurica).

daydreaming distracted girl in class

BẠCH CHỈ

Đặc điểm tự nhiên

Bạch chỉ là cây thân thảo sống lâu năm; Thân rỗng, mập, đường kính dao động từ 2 – 3 cm. Bên ngoài nhẵn, màu tím hồng hoặc xanh lục ánh tía. Phần thân dưới nhẵn, thân trên có lông tơ ngắn.

Lá to, cuống dài khoảng 4 – 20cm, phát triển thành bẹ rộng, ôm lấy thân. Phiến lá xẻ 2 – 3 lần, hình lông chim, màu xanh. Thùy hình trứng dài 2 – 6cm, rộng 1 – 3cm. Hai bên mép lá hình răng cưa, đường gân phía mặt trên được bao phủ một lớp lông tơ mềm, còn 2 lá thì không có lông.

Hoa Bạch chỉ màu trắng, mọc thành cụm ở đầu cành hoặc kẽ lá, cuống chung dài 4 – 8cm, cuống tán dài 1cm. Hoa mẫu 5, cánh hoa có khía, hình trứng ngược. Bầu nhụy có thể nhẵn hoặc chứa lông tơ.

Quả bế đôi dẹt, chiều dài khoảng 6mm, hình bầu dục hoặc hơi tròn.

Mùa hoa vào khoảng tháng 5 – 7, ra quả vào tầm tháng 8 – 9. Cả rễ, thân, lá đều có tinh dầu, mùi thơm đặc trưng.

Cây ưa mọc bìa rừng, nơi có độ cao 500 – 1000m so với mực nước biển, hoặc các vùng thung lũng, đồng cỏ, ven suối. Tại Việt Nam, cây được di thực và trồng tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Người ta hay dùng phần rễ của cây. Ruột rễ màu trắng ngà, có nhiều chất bột, phía ngoài xốp. Thuốc có mùi thơm hơi hắc, vị hơi cay.

Thu hái: Vào mùa thu, khi lá úa vàng, tiết trời khô ráo, người ta sẽ đào lấy rễ Bạch chỉ.

Chế biến: Những cây khoảng 10 tháng tuổi trở lên, có lá bắt đầu úa vàng nhưng chưa kết hạt sẽ được đào lên để lấy rễ. Sau đó đem về rửa sạch, cắt bỏ cổ rễ và các rễ con nhỏ mọc xung quanh. Thuốc cất và bảo quản ở nơi kín, tránh nóng và có thể bảo quản bằng vôi sống.

Thành phần hóa học

Trong Bạch chỉ có tinh dầu, giàu Hydrocarbon và đặc biệt chứa các hợp chất lacton vòng lớn. Ngoài ra vị thuốc này còn có nhiều Coumarin loại đơn giản, loại Furanoid,…

Tác dụng

Cây Bạch chỉ có tác dụng sau đây:

+Tác dụng kháng khuẩn

+Tác dụng giảm đau

+Chống viêm

+Tác dụng hưng phấn thần kinh trung khu

Công dụng

Bạch chỉ là vị thuốc có tính ấm, vị cay thường được sử dụng chữa trị:

+Trừ phong, hàn, thấp, hoạt huyết tiêu mủ, giảm đau, lên da non, chữa ung nhọt, nhức đầu, đi đại tiện ra huyết (Đông dược học thiết yếu).

+Trừ phong hàn, chữa đau, giải độc. Trị viêm xoang mũi, đau đầu, đau răng, đau vùng trước trán, chữa khí hư ở phụ nữ, chữa mụn nhọt, ghẻ lở, ngứa ngoài da, rắn cắn, bỏng do nóng (theo “Trung dược đại từ điển”).

Liều dùng

Rễ bạch chỉ được dùng với liều lượng 3 – 6g một ngày hoặc cao hơn tùy theo khuyến cáo của thầy thuốc. Các hình thức sử dụng thuốc như sau:

+Sắc uống

+Tán bột làm hoàn

+Nấu nước tắm

+Làm thuốc xông, ngâm

Lưu ý

Các thành phần trong cây bạch chỉ có tác dụng kích thích ngoài da. Vì vậy, khi sử dụng bạch chỉ nên tránh để da tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời vì dễ gây kích ứng da, viêm nhiễm, dễ gây ung thư da.

Khi bị mụn nhọt, mụn tự nặn hoặc vỡ, say nắng, nhức đầu, say nắng và chóng mặt thì không được dùng bạch chỉ. Ngoài ra, bệnh nhân tâm thần phân liệt, bốc hỏa, sốt xuất huyết cũng không nên sử dụng bạch chỉ.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc từ Bạch chỉ.

Có thể bạn quan tâm?
Ô MÔI

Ô MÔI

Ô môi là loại cây thường được người ta trồng làm cảnh ở rất nhiều nơi trên thế giới do loài này có hoa đẹp và cho bóng mát. Bên cạnh đó Ô môi còn là một loại dược liệu thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh.
administrator
BA KÍCH

BA KÍCH

Cây ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae), là cây mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên…
administrator
DÂY GẮM

DÂY GẮM

Dây gắm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vương tôn, dây gắm lót, dây mấu, dây sót. Dây gắm là loài thực vật thân leo, mọc hoang ở các vùng núi cao tại miền Bắc nước ta. Dược liệu này có vị đắng, tính bình, công năng tán hàn, khu phong, trừ thấp, giải độc, sát trùng và tiêu viêm. Nhân dân thường sử dụng dây gắm để chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc thống phong (bệnh gút). Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HẠT BO BO

HẠT BO BO

Hạt bo bo hay Ý dĩ là hạt của cây Lúa miến (sorghum) dùng làm thực phẩm và thay thế gạo thóc, ngoài ra Ý dĩ nhân còn được dùng trong đông y và được dùng trong các vị thuốc trừ tý, kiện tỳ, chỉ thống, điều trị viêm phổi, tiêu chảy, gân co quắp không duỗi thẳng được,…
administrator
LÔ CĂN

LÔ CĂN

Lô căn là phần thân rễ của cây sậy, được bào chế để làm thuốc với các công dụng giúp thanh nhiệt, sinh tân, lợi thủy, tả hỏa và được dùng trong các bài thuốc trị miệng khô khát, viêm dạ dày cấp, ợ chua, ho, khạc đờm và một vài bệnh lý khác.
administrator
TINH DẦU HOA ANH THẢO

TINH DẦU HOA ANH THẢO

Tinh dầu hoa anh thảo là một chế phẩm ngày càng phổ biến, thường có trong các sản phẩm thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thành phần này được ghi nhận có nhiều công dụng điều trị nhiều bệnh lý mạn tính. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ và có thể sử dụng tinh dầu Hoa anh thảo hợp lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa anh thảo và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CÂY THUỐC BỎNG

CÂY THUỐC BỎNG

Cây thuốc bỏng, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây sống đời, diệp căn sinh, thổ tam thất, trường sinh, tầu púa sung, lạc địa sinh căn. Cây thuốc bỏng hay còn được gọi nhiều bằng cây sống đời. Cây thường được biết đến dùng làm thuốc chữa bỏng. Ngoài tác dụng chữa bỏng cây còn có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MẬT MÔNG HOA

MẬT MÔNG HOA

Dược liệu Mật mông hoa hay còn được gọi với các tên gọi khác như Lão mông hoa, Tiểu cẩm hoa, Kê cốt đầu hoa,... thường xuất hiện trong các bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị những bệnh lý ở mắt. Hiện nay, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng Mật mông hoa còn có các tác dụng tuyệt vời khác như kháng viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về mạch máu hoặc cải thiện chức năng gan.
administrator