CÂY MẶT QUỶ

Cây mặt quỷ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Nhàu tán, cây gạch, nhàu lông, dây đất. Cây mặt quỷ là một loại dược liệu mọc hoang phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về những công dụng mà cây thuốc mà lại. Theo y học cổ truyền, cây có công dụng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh về da như mụn nhọt, mẩn ngứa, các vết cắn và nhiều bệnh khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY MẶT QUỶ

Đặc điểm tự nhiên

Mặt quỷ là một loại cây mọc tỏa, thân leo có thể dài tới khoảng 10m. Lá cây có hình trứng rộng, đầu tù hoặc nhọn dài, phía cuống thường hẹp lại. Chiều dài lá khoảng 2 – 12,5cm, rộng khoảng 3 – 4cm. Lá nhẵn, hay có lông ở mặt dưới, phần cuống dài khoảng 1cm, mỗi lá thường có 4 – 6 cặp gân phụ.

Hoa có màu trắng xếp thành đầu hay thành hình tán ở ngọn nành với đường kính khoảng 6mm. Tràng có ống chứa lông ở vùng cổ, thùy 4 thon, cây có thể ra hoa quanh năm.

Quả hạch dính nhau có màu đỏ, rộng khoảng 8 – 10mm, gần như có hình cầu dẹp. Bề mặt quả xù xì, hình thù quái dị, đây cũng là lý do cây có tên mặt quỷ. Nhân quả cao 4mm, dày 2mm, mỗi nhân quả sẽ chứa 1 hạt.

Cây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh nước ta. Cây thường được tìm thấy mọc ở các bờ đất dưới chân đồi, ven suối. Người ta cũng hay gặp cây mặt quỷ mọc bò trên các cây bụi nơi đất khô trãi nắng miền trung từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh,…Trên thế giới, thường thấy cây mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ và lá của cây mặt quỷ là những bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Lá và thân cây có thể thu hái quanh năm, riêng lá có thể dùng tươi đắp ngoài da. Còn rễ thường được thu hái vào mùa xuân hay mùa thu.

Chế biến: Sau khi đào về đem rửa sạch loại bỏ rễ con, ngâm nước ấm rồi cắt ngắn phơi khô.

Dược liệu đã được sơ chế khô cần cho vào đựng trong túi kín, để ở những nơi khô thoáng, tránh mối mọt, ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Phân tích cho thấy, rễ cây mặt quỷ có các dẫn xuất anthraquinone và glucosid.

Tác dụng

+Chiết xuất từ lá có tính kháng khuẩn đối với Bacillus megaterium, B. subtilis, E. coli, K. pneumonia, M. luteus, P. aeruginosa, S. typhi, S. flexneri, S. aureus.

+Nghiên cứu đánh giá các chiết xuất dung môi khác nhau của lá cây mặt quỷ có tác dụng ổn định tế bào mast và chống phản vệ. Các chất chiết xuất từ lá methanolic, n-hexan và chloroform cho thấy chống lại sự thoái hóa tế bào mast ở màng bụng.

+Nghiên cứu gây sốc phản vệ ở chân động vật, sau đó được điều trị bằng chiết xuất ethanolic và n-hexan của lá cho thấy sự giảm phù nề đáng kể do giảm nồng độ albumin. Các hợp chất phenolic và flavonoid trong lá đã góp phần vào tác dụng ức chế sự phân hủy tế bào mast do kháng nguyên gây ra và chống phản vệ.

Công dụng

Cây mặt quỷ có vị cay, ngọt, tính hơi nóng sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị đau nhức xương khớp.

+Điều trị giun sán, lỵ, tiêu chảy.

+Điều trị mẩn ngứa.

+Hỗ trợ điều trị viêm gan cấp tính.

+Điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp.

+Điều trị tiêu chảy kiết lỵ, ăn không tiêu.

+Điều trị bệnh giang mai, bệnh lậu.

Liều dùng

Dược liệu có thể được dùng ngoài da nhưng phổ biến nhất là dùng ở dạng nước sắc. Liều lượng được khuyến cáo cho một ngày là khoảng từ 8 – 20g. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể điều chỉnh cho hợp lý. Nhất là khi kết hợp dùng được liệu chung với các vị thuốc khác.

Lưu ý khi sử dụng

Mặc dù có tác dụng trị bệnh rất tốt nhưng cây mặt quỷ lại có tính độc. Chính vì thế người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng dược liệu cho bất cứ mục đích nào. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trước khi dùng cần hỏi kỹ ý kiến thầy thuốc hoặc những người có chuyên môn.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÚC TẦN

CÚC TẦN

Cúc tần là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa chứng nhức đầu cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp,… và một số bệnh lý khác.
administrator
CỦ ẤU

CỦ ẤU

Củ ấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu nước, ấu trúi, lăng mác. Củ ấu là một loại thức ăn quen thuộc của miền sông nước. Ngoài hương vị thơm ngon, củ ấu còn có thể được dùng như một loại thuốc với công dụng trị sốt, viêm dạ dày, chữa được mụn nhọt, ngứa lở. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HẠT GẤC

HẠT GẤC

Gấc là một loại cây không còn xa lạ gì với chúng ta. Cây gấc là loại cây thân leo lâu năm, có chiều dài khoảng 10 đến 15m, mỗi năm có thể héo một lần nhưng đến mùa xuân năm sau thì nhiều thân mới mọc ra từ rễ hơn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hạt gấc và các công dụng trong y học nhé.
administrator
QUẢ SIM

QUẢ SIM

Sim có tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa. Quả sim mọng hình elip có đường kính 1 – 1,5 cm. Quả chưa chín có vỏ xanh và vị chát. Chúng chuyển sang màu đen tía khi chín, mềm và ngọt.
administrator
CÀNG CUA

CÀNG CUA

Rau càng cua là thảo dược “vàng” cho sức khỏe; Có công dụng thanh nhiệt, chữa viêm họng, thiếu máu hay cả đái tháo đường. Rau càng cua thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), một loại rau dại mọc nhiều nơi và sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Rau càng cua có vòng đời 1 năm, vị chua nhẹ khi ăn sống và có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng. Tên gọi khác: Rau tiêu hay còn gọi là kim đơn, cúc áo, thích châm thảo, cương hoa thảo...
administrator
SÂM NGỌC LINH

SÂM NGỌC LINH

Sâm Ngọc Linh – cũng là một loại dược liệu được dân gian gọi là Sâm vì nó có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe con người. Giờ đây, đã có rất nhiều những loại Sâm được con người nghiên cứu và sử dụng. Tuy nhiên, khi nhắc đến đất nước Việt Nam thì không thể không nói đến Sâm Ngọc Linh, là một loại dược liệu quý.
administrator
TẦM GỬI

TẦM GỬI

Tầm gửi (Taxillus chinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, tầm gửi đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, tầm gửi còn có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức khỏe tâm lý, và cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm gửi cần tuân thủ đúng liều lượng và cách thực hiện để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này cũng như công dụng của nó trong Y học.
administrator
CÂY BÌM BỊP

CÂY BÌM BỊP

Bìm bịp (Clinacanthus nutans) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền của Đông Nam Á. Nó có mùi thơm và vị đắng, được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh như viêm da, mẩn ngứa, cảm cúm, và đau đầu. Ngoài ra, Bìm bịp còn có các thành phần hoạt chất quan trọng như flavonoid và phenolic, đã được nghiên cứu cho hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý khác. Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về đặc điểm, tính chất và công dụng của dược liệu Bìm bịp.
administrator