CỦ ẤU

Củ ấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu nước, ấu trúi, lăng mác. Củ ấu là một loại thức ăn quen thuộc của miền sông nước. Ngoài hương vị thơm ngon, củ ấu còn có thể được dùng như một loại thuốc với công dụng trị sốt, viêm dạ dày, chữa được mụn nhọt, ngứa lở. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CỦ ẤU

Đặc điểm tự nhiên

Cây củ ấu là loài cây sống dưới nước, có thân ngắn và có lông ở phía ngoài thân. Cây có 2 loại lá. Lá nổi sẽ có phao ở cuống, hình quả trám, phần mép trên có răng cưa. Lá nổi dài khoảng 4 – 5cm, rộng khoảng 6 – 7cm, cuống lá dài 6 – 15cm, giữa có phao.

Còn lá chìm thì phiến lá giảm và xẻ lông chim, tuy nhiên đường xẻ rất nhỏ, quan sát chỉ thấy các đường gân. Hoa có màu trắng, thường mọc đơn độc hoặc ở kẽ lá. Phần hoa có 4 lá đài, 4 cánh hoa và 4 nhị bầu trung 2 ô, mỗi ô sẽ chữa một noãn.

Phần quả thì được gọi là củ, có 2 sừng, cao khoảng 35mm, rộng tầm 5cm, phần sừng dài tầm 2cm. Đầu phần sừng có hình mũi tên, sừng này do các lá đài phát triển thành. Ở bên trong quả có chứa một hạt ăn được.

Cây củ ấu được trồng rất phổ biến ở các ao đầm ở trong khắp cả nước. Cả hạt hay chồi của cây đều có thể được dùng làm giống.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Quả dùng để ăn, còn vỏ quả và toàn cây được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Phần quả của củ ấu thường được thu hái vào khoảng mùi thu hằng năm. Còn toàn cây thì có thể thu hái quanh năm để làm vị thuốc.

Chế biến: Sau khi thu hái thì thường được đem rửa sạch, có thể dùng được cả dạng tươi và dạng phơi khô. Thông thường nếu phơi khô để bảo quản dùng dần thì cần phơi trong bóng râm hoặc dưới nắng nhẹ. Dạng dược liệu đã phơi khô nên được để trong túi kín và bảo quản nơi khô ráo và thông thoáng.

Thành phần hóa học

Củ ấu chứa carbohydrate và vitamin, cụ thể là Vitamin B-complex (thiamine, riboflavin, axit pantothenic, pyridoxine, axit nicotinic), vitamin-C, vitamin-A, D-amylase, amylase, và một lượng đáng kể phosphorylase, Cycloeucalenol, axit ursolic và axit 2 beta , 3 alpha , 23-trihydroxyurs-12-en-28-oic.

Tác dụng

+ Tác dụng giảm đau: Các nhà khoa học đã thử nghiệm và phát hiện chiết xuất methanolic từ rễ cây ấu có tác dụng giảm đau đáng kể. Tác dụng giảm đau được ghi nhận từ 30-45 phút.

+Tác dụng đối với bệnh đái tháo đường: Tác động của củ ấu đối với sự dung nạp glucose ở miệng và ảnh hưởng của nó trên chuột cống đã được nghiên cứu. Những con chuột tăng đường huyết được điều trị bằng củ ấu theo đường uống với liều 100 và 200 mg / kg thể trọng mỗi ngày trong 15 ngày.

+Tác dụng cải thiện nhận thức: Chiết xuất Củ ấu cho thấy tác dụng hỗ trợ đáng kể và được nghiên cứu bất ngờ về hoạt động nootropic của nó bằng cách sử dụng các mô hình thực nghiệm khác nhau về học tập và trí nhớ. Từ thí nghiệm trên, người ta đã chứng minh rằng chiết xuất cồn nước của Củ ấu có hoạt tính nootropic đáng kể.

+Tác dụng bảo vệ thần kinh: Ảnh hưởng của chiết xuất hydroalcoholic của Củ ấu đã được nghiên cứu trên sản phẩm huỳnh quang và các thông số sinh hóa như quá trình peroxy hóa lipid, hoạt động của catalase, và hoạt động của glutathione peroxidase trong não của chuột bạch tạng cái. Quá trình lão hóa được đẩy nhanh trong 15 ngày. Điều này dẫn đến tăng sản phẩm huỳnh quang, tăng quá trình peroxy hóa lipid và giảm enzym chống oxy hóa như glutathione peroxidase và catalase trong vỏ não.

+Tác dụng điều hoà miễn dịch: Tác dụng điều hòa miễn dịch được đánh giá ở chuột chống lại các tế bào hồng cầu như một kháng nguyên bằng cách nghiên cứu phản ứng quá mẫn kiểu chậm qua trung gian tế bào, đáp ứng miễn dịch dịch thể và phần trăm thay đổi số lượng bạch cầu trung tính.

Công dụng

Củ ấu có vị ngọt, tính mát và sẽ có các công dụng sau:

+Điều trị trĩ ra máu.

+Điều trị viêm loét dạ dày.

+Hỗ trợ điều trị ung thư tử cung và ruột.

+Điều trị tỳ vị hư suy ở người cao tuổi.

+Điều trị chứng đau lạnh bụng, ăn uống khó tiêu.

+Điều trị lỵ đại tiện ra máu.

+Điều trị tiêu chảy.

+Điều trị mụn nhọt.

Liều dùng

Củ ấu có thể được sử dụng theo rất nhiều cách khác nhau. Thông thường là dùng luộc ăn hay chế thành bột rồi trộn với mật hoặc đường để làm bánh.

Về liều lượng, thường căn cứ vào mục đích sử dụng, trong đó liều được khuyến cáo ở vào khoảng 10 – 16g dưới dạng thuốc sắc. Còn nếu dùng ngoài thì không kể đến liều lượng, có thể lên đến 250g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Tránh lạm dụng hay ăn nhiều củ ấu trong cùng một thời điểm. Bạn sẽ rất dễ gặp tình trạng đầy hơi hoặc đau chướng vùng bụng do dược liệu này có tính hàn.

+Ngoài ra, sau khi ăn củ ấu không nên uống nước liền bởi sẽ gây cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, những người đại tiện lỏng hay tỳ vị hư yếu cũng cần tránh sử dụng dược liệu này ở dạng sống.

 

Có thể bạn quan tâm?
THANH TÁO

THANH TÁO

Thanh táo (Justicia gendarussa) là một loại cây thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh như đau đầu, sốt, đau răng và các bệnh nhiễm trùng. Đây là một dược liệu quý có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được sử dụng từ hàng trăm năm nay. Những nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh được các tính chất chữa bệnh của Thanh táo, đồng thời đưa ra một số cách sử dụng và lưu ý quan trọng khi sử dụng loại dược liệu này.
administrator
BỒ HÒN

BỒ HÒN

Bồ hòn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vô hoạn thụ, bòn hòn, mộc hòn tử, mác hón, co hón, mầy quyến ngần. Bồ hòn được nhiều người biết tới với “vai trò’ là một loại xà phòng từ thiên nhiên an toàn và ít kích ứng da. Bạn có thể dùng chúng để rửa chén, giặt đồ, lau nhà,... rất đơn giản và dễ dàng. Song, không ít người biết Bồ hòn là một loại dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Quả bồ hòn có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, làm tan máu bầm và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh đường lý hô hấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HƯƠNG PHỤ

HƯƠNG PHỤ

Cây Hương phụ là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y với công dụng: Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, nhức đầu, giải cảm, đau bụng, tiêu thực, huyết ứ, tiêu đờm, đau dạ dày, viêm tuyến vú, chống viêm, làm ra mồ hôi, lợi tiểu...
administrator
TỎI TÂY

TỎI TÂY

Tỏi tây (Allium ampeloprasum) là một loại cây thuộc họ Alliaceae, được sử dụng như một loại dược liệu trong Y học cổ truyền từ rất lâu đời. Tỏi tây có nguồn gốc từ châu u và đã được trồng trên khắp thế giới. Trong Y học cổ truyền, Tỏi tây được coi là một loại thực phẩm và thuốc quan trọng nhờ vào tính năng ấm dương, thông khí, chống đau, kháng viêm, tiêu viêm và kháng khuẩn. Hiện nay, Tỏi tây vẫn là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong Y học hiện đại và được nghiên cứu về tác dụng và cơ chế hoạt động của nó trên cơ thể người.
administrator
TINH DẦU QUÝT

TINH DẦU QUÝT

Tinh dầu quýt được chiết xuất từ phần vỏ của quả quýt, cùng với những tinh dầu thuộc nhóm cam chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này mang lại hiệu quả thư giãn thần kinh, cải thiện các bệnh lý hệ hô hấp và nhiều tình trạng khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu quýt và công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
ONG ĐEN

ONG ĐEN

Ong đen hay còn được dân gian gọi với cái tên Ong mướp có nhiều những công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Ong đen có các tác dụng như thanh nhiệt, khử phong.
administrator
THIÊN TIÊN TỬ

THIÊN TIÊN TỬ

Thiên tiên tử là một vị thuốc được phân nhóm độc bảng A. Theo y học cổ truyền, Thiên tiên tử có công dụng chữa đau răng, dùng trong trường hợp co giật hay hoảng sợ quá độ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên tiên tử, cũng như công dụng và thận trọng khi sử dụng.
administrator
XƯƠNG KHỈ

XƯƠNG KHỈ

Xương khỉ là một loại thảo dược phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý. Loại cây này có tên khoa học là Clinacanthus nutans, thuộc họ Acanthaceae, phân bố ở các khu vực nhiệt đới châu Á. Xương khỉ có thành phần hóa học phong phú, đặc biệt là axit ursolic và oleanolic, flavonoid, polypeptide, carotenoid và tinh dầu, giúp nó có tác dụng kháng viêm, chống oxi hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch.
administrator