BỒ HÒN

Bồ hòn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vô hoạn thụ, bòn hòn, mộc hòn tử, mác hón, co hón, mầy quyến ngần. Bồ hòn được nhiều người biết tới với “vai trò’ là một loại xà phòng từ thiên nhiên an toàn và ít kích ứng da. Bạn có thể dùng chúng để rửa chén, giặt đồ, lau nhà,... rất đơn giản và dễ dàng. Song, không ít người biết Bồ hòn là một loại dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Quả bồ hòn có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, làm tan máu bầm và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh đường lý hô hấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BỒ HÒN

Đặc điểm tự nhiên

Bồ hòn là một cây gỗ lớn, cao 5-10m hoặc có thể hơn, rụng lá vào mùa khô. Lá kép lông chim, mọc so le, có 4-6 đôi lá chét mọc gần đối, nhẵn, gốc lệch, đầu nhọn, mép nguyên, gân nổi rõ ở cả hai mặt.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm hoặc chùy gồm rất nhiều hoa nhỏ, màu lục nhạt; đài 5-răng có ít lông; tràng 5 cánh hình trứng có vảy ngắn ở gốc, có lông, không nở xoè, nhị 8, cong, dài hơn tràng, bầu hình trứng nhẵn, có 3 ô.

Quả hình cầu, có đường sống nổi rõ, vỏ ngoài dày, khi chín nhăn theo, màu vàng nâu, hạt tròn màu đen.

Độ khoảng tháng 7 – 9 hằng năm sẽ là mùa hoa nở, còn mùa quả sẽ dao động từ tháng 10 – 12.

Ở Việt Nam có 4 loài, đều là cây gỗ. Trong đó, bồ hòn là cây khá quen thuộc, bởi quả được sử dụng như xà phòng từ xa xưa. Bồ hòn là loại cây gỗ ưa sáng và mọc nhanh. Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Song tốt nhất là ở những nơi có tầng đất mặt dày, ẩm và còn tương đối màu mỡ. Cây phân bố rải rác hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp (thường dưới 1000m) Và trung du bao gồm các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. V.V. Cây còn được trồng ở một số nơi như ở đình chùa, quanh làng bản để lấy quả và bóng mát.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Bộ phận dùng chủ yếu của Bồ hòn là phần rễ và quả của nó. Thường thì phần quả sẽ được sử dụng nhiều hơn và được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong đời sống mà còn cả trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.

Thu hái: Thông thường, loại quả này sẽ được thu hoạch vào mùa thu, để nguyên hay bỏ hạt rồi phơi khô.

Chế biến: Quả Bồ hòn sau khi thu hái về, có thể để nguyên cả hạt rồi phơi khô dùng. Hoặc có thể tách bỏ vỏ, chỉ lấy phần thịt rồi xâu thịt vào một que tre. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần. Ngoài ra, phần hạt của quả sau khi phơi khô cũng được ứng dụng nhiều trong làm thuốc.

Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Tránh nơi có độ ẩm cao và ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Trong quả bồ hòn có chưa 18% saponizit hay còn gọi là sapindus saponozit C41H61O13-Sapindus saponin. Đây là một chất bột vô định hình, có màu trắng. Khi thủy phân cho tinh thể với độ nóng chảy 319 độ C, vào lại triterpen.

Các saponin trong dược liệu đều có dược tính mạnh như Sapindosid A, B, E, E1, C, Y2, X, Y,...Ngoài ra hạt bồ hòn còn chứa 9-10% dầu béo.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn: Cao chiết xuất từ quả bồ hòn có tác dụng ức chế các vi khuẩn thường gặp như Staphylococcus pyogenes, Staphylococcus aureus, Staphylococcus viridans,

+Tác dụng diệt tinh trùng: Cao chiết xuất từ phần trên mặt đất của dược liệu có tác dụng tiêu diệt tinh trùng. Khi tiếp xúc với cao dược liệu, 100% tinh trùng đều bị bất động.

+Tác dụng trị bỏng: Dùng cao lỏng bồ hòn lên vùng da bị bỏng do nhiệt, vôi tôi hoặc do sét đánh nhận thấy vết bỏng nhanh lên da non, không có hiện tượng tụ mủ và nhiễm trùng. Tuy nhiên cao từ dược liệu có thể gây nóng và xót da trong những lần sử dụng đầu tiên.

+Tác dụng làm giảm sưng đau do côn trùng đốt và nhanh lành vết thương.

+Tác dụng thanh nhiệt, tiêu đàm, giải độc, điều trị cảm mạo, sốt cao, ho, khó thở.

Công dụng

Bồ hòn có vị rất đắng, tính mát. Rễ hơi có độc. Và sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị viêm amidan, viêm họng gây khó nuốt, nuốt đau, ứ đờm.

+Hỗ trợ điều trị ghẻ lở, nấm, nhanh lành vết thương.

+Điều trị hôi miệng, trừ sâu răng, đau răng.

+Điều trị hắc lào.

+Điều trị bỏng.

+Điều trị chứng lỵ, tiểu buốt, tiểu ra máu và tiểu nhiều lần.

+Hỗ trợ điều trị viêm xoang.

+Điều trị chứng sốt cao, khó thở và ho do cảm mạo.

Liều dùng

Tùy vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Có thể dùng ở dạng sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột dùng ngoài.

Liều dùng mỗi ngày:

+Quả 3-9g/ngày.

+Rễ 12-16g/ngày.

+Vỏ rễ 6-9g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Do có tính tẩy rửa nên cần tránh nuốt một lượng lớn hoặc để rơi trực tiếp và mắt.

+Nước bồ hòn lành tính nhưng phụ nữ mang thai giai đoạn đầu không nên sử dụng.

+Hạn chế sử dụng dược liệu để ăn uống.

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH ĐẦU ÔNG

BẠCH ĐẦU ÔNG

Bạch đầu ông, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hồ vương sứ giả, bạch đầu thảo, miêu đầu hoa, phấn thảo, phấn nhũ thảo. Cây bạch đầu ông là một loại thảo dược phổ biến có nhiều tác dụng hữu ích. Cây có tên gọi là bạch đầu ông là vì phía gần gốc của cây người ta thấy có chỗ trắng như bạch nhung, hình dáng lại như đầu ông lão, nên cái tên bạch đầu ông là bắt nguồn từ hình dáng của chúng. Còn về cụ thể công dụng, cách sử dụng vị thuốc đó như thế nào, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết đến quý bạn đọc.
administrator
TÔ NGẠNH

TÔ NGẠNH

Tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong mọi căn bếp Việt. Không chỉ thế nhiều bộ phận của dược liệu này bao gồm lá, quả, cành... đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Lá của Tía tô gọi là Tô diệp, quả gọi là Tô tử (thường bị hiểu nhầm là hạt) và cành là Tô ngạnh. Mỗi bộ phận có những tác dụng khác nhau đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô ngạnh và những công dụng tuyệt vời của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
XUYÊN LUYỆN TỬ

XUYÊN LUYỆN TỬ

Xuyên luyện tử - một cái tên nghe xa lạ nhưng lại rất đỗi quen thuộc. Đây là quả của cây Xoan, một loại thực vật được trồng nhiều ở khắp nơi trên Việt Nam. Vỏ của cây Xoan được sử dụng rất phổ biến với tác dụng như một loại thuốc trị giun. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng vị thuốc Xuyên luyện tử.
administrator
ĐƯỜNG PHÈN

ĐƯỜNG PHÈN

Đường phèn là một loại gia vị quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, làm thức uống giải khát mà còn là dược liệu quý báu. Với sự đa dạng trong thành phần, đường phèn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
GĂNG TU HÚ

GĂNG TU HÚ

Găng tu hú, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tu hú, mây nghiêng pa, găng tía, găng trâu, găng trai. Găng tu hú,dược liệu thuộc họ cà phê. Dược liệu có tác dụng kích thích gây nôn, gây sảy thai, cầm lỵ. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, điều trị mụn nhọt, lở loét, bổ và lợi tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HẠT ĐÁC

HẠT ĐÁC

Hạt đác là loại hạt ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng, vitamin… có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như chữa sốt, lợi tiểu, chữa viêm cuống phổi, tiêu hóa...
administrator
VÀNG ĐẮNG

VÀNG ĐẮNG

Vàng đắng (Coscinium fenestratum) là một loài cây thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. Cây có tên tiếng Anh là "tree turmeric" và được sử dụng trong y học truyền thống để chữa các bệnh như tiêu chảy, sốt rét, viêm gan, và rối loạn tiêu hóa. Thành phần hoạt chất chính của Vàng đắng là alkaloid berberin. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vàng đắng và những công dụng của dược liệu này nhé.
administrator
QUA LÂU

QUA LÂU

Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim) là cây dây leo dài 3-10m, rễ củ thuôn dài thắt khúc.
administrator