ME RỪNG

Tên khoa học: Phyllanthus emblica L. Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu) Tên gọi khác: Chùm ruột núi, Ngưu cam tử, Du cam tử, Mận rừng.

daydreaming distracted girl in class

ME RỪNG

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Phyllanthus emblica L.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Tên gọi khác: Chùm ruột núi, Ngưu cam tử, Du cam tử, Mận rừng.

Đặc điểm thực vật

Me rừng là loại cây, phân cành nhỏ mềm, có lông. Lá nhỏ, xếp sít nhau trông như lá kép lông chim, lá kèm rất nhỏ.

Hoa nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm xim, ở nách lá. 

Quả hình cầu, trước mọng, sau khô thành quả nang. 

Phân bố, sinh thái

Me rừng có nguồn gốc từ Malaysia và Ấn Độ, là cây ưa ánh sáng, chịu khô hạn, mọc hoang ở khu vực rừng núi, đồi trọc ở nhiều nước vùng nhiệt đới châu Á như Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Ấn Độ. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Lá, vỏ cây, rễ và quả 

Thu hái, chế biến

Thu hái quanh năm, quả hái vào mùa thu đông, dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Thành phần hóa học 

Me rừng chứa các thành phần như: tanin (axit chebulinic, terchebin, axit chebulic, axit galic, axit ellagic), kaempferol 3-glucozit, vitamin C,…

Tác dụng - Công dụng 

Me rừng được sử dụng để trị cảm sốt, cao huyết áp, tiểu tiện không thông, tiểu đường, đau răng, viêm ruột, đau thượng vị, bệnh bạch huyết, viêm da mẩn ngứa, chàm,… 

Cách dùng - Liều dùng 

Cách dùng: giã đắp, ngâm rửa, sắc hoặc ngâm rượu.

Liều dùng:

Rễ: 15 – 30g/ ngày

Lá: 10 – 20g/ ngày

Quả: 10 – 30g/ ngày.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
SƠN NẠI

SƠN NẠI

Sơn nại có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tiêu thực và trừ thấp. Do đó dược liệu được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.
administrator
TRẦN BÌ

TRẦN BÌ

Trần bì là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông y, là vỏ phơi khô của quả Quýt. Theo y văn cổ: “Nam bất thiểu Trần bì, Nữ bất ly Hương phụ” vị thuốc này có khả năng tiêu thực trừ chướng đặc hiệu, đặc biệt tốt cho nam giới, thường xuyên phải hội họp, ăn nhậu. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trần bì và những công dụng của vị thuốc này nhé.
administrator
TỬ TÔ

TỬ TÔ

Tử tô hay tía tô là một loại thảo dược thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Những bộ phận bao gồm lá, hạt và thân của dược liệu này được sử dụng rất nhiều trong Y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tía tô và những công dụng của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
PHỤC THẦN

PHỤC THẦN

Là một bộ phận của loài nấm Phục linh - Phục thần là một loài dược liệu quý hiếm với nhiều tác dụng hiệu quả và được quan tâm nghiên cứu để sản xuất ra nhiều chế phẩm với giá trị kinh tế rất cao, được ví như thần dược với tác dụng an thần và nâng cao sức khỏe của người sử dụng.
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không (Piper betle) là một loại cây thân leo có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Á, được sử dụng như một dược liệu quý từ lâu đời trong y học cổ truyền. Trầu không, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy Trầu không có nhiều thành phần hóa học quan trọng như tannin, phenol, alkaloid và flavonoid, có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lý răng miệng.
administrator
NHỤC THUNG DUNG

NHỤC THUNG DUNG

Nhục thung dung là một loại dược liệu có nguồn gốc từ xa xưa và được biết đến với nhiều công dụng có ích cho sức khỏe, nổi bật trong số đó là hỗ trợ đời sống tình dục như giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, tăng cường sinh lực, chữa vô sinh, hiếm muộn, cải thiện các chức năng sinh lý cho cả phái mạnh và phái đẹp.
administrator
CỎ BẠC ĐẦU

CỎ BẠC ĐẦU

Ở nhiều nơi trên đất nước ta, cỏ đầu trắng mọc hoang ven đường, bờ ruộng. Cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, tác dụng giải biểu, khu phong, chỉ thống, tiêu thũng, vị thuốc này được dùng để chữa cảm mạo, ho gà, viêm phế quản, viêm xoang...
administrator
THẠCH HỘC

THẠCH HỘC

Thạch hộc là một dược liệu quý, đã được sử dụng với mục đích y học trong ít nhất 2.000 năm, bằng chứng được ghi chép trong Thần Nông Bản Thảo Dược, viết từ 2300 đến 2780 năm trước. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng vị thuốc này có những thành phần hoạt chất phong phú, có công dụng rất tốt trên lâm sàng trong điều trị các bệnh lý bao gồm viêm họng mãn tính, bệnh về mắt, bệnh đường tiêu hóa, đái tháo đường hay viêm khớp.
administrator