TINH DẦU KHUYNH DIỆP

Tinh dầu khuynh diệp hiện nay đang nổi lên trên thị trường, được sử dụng rộng rãi trong các dạng dầu bôi ngoài hay thuốc giảm ho. Các chuyên gia đã nghiên cứu và áp dụng loại tinh dầu này vào nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe. Một số công dụng đã được biết tới của tinh dầu Khuynh diệp bao gồm thông xoang, giảm đau nhức cơ bắp, giảm căng thẳng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Khuynh diệp và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU KHUYNH DIỆP

Giới thiệu về tinh dầu Khuynh diệp

Tinh dầu là phần được chiết xuất từ dược liệu, trong đó Khuynh diệp sử dụng phần cành lá. Những bộ phận này sau khi phơi khô, đem nghiền nát và tiến hành chưng cất. Tinh dầu Khuynh diệp thu được có màu vàng nhạt, dạng lỏng với mùi thơm đặc trưng. Vị của tinh dầu lúc đầu mát về sau nóng.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học được các chuyên gia nghiên cứu và ghi nhận trong tinh dầu khuynh diệp chủ yếu là 1,8-cincole (khoảng 73%), sau đó là α-pinene, α-terpineol, linalool, bicostol...

Thành phần cineole (còn gọi là eucalyptol), được ghi nhận với tác động kháng viêm, giảm đau và là hoạt chất tạo mùi thơm. Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng loại tinh dầu này như phương thuốc tự nhiên nhằm chữa trị vết thương, nhiễm trùng, đau nhức hay cảm lạnh.

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền, tinh dầu Khuynh diệp đã được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, giảm đau nhức và cứng khớp, đau dây thần kinh.

Lợi ích trên tóc

Trị chấy, rận ở trẻ em

Tinh dầu khuynh diệp được ghi nhận là có hiệu quả gấp đôi trong chữa chấy trên đầu khi so sánh với phương pháp điều trị pyrethrins, piperonyl butoxide.

Nghiên cứu chỉ ra rằng lượng chấy giảm đáng kể sau khi sử dụng tinh dầu Khuynh diệp. Phương pháp sử dụng được nghiên cứu là bôi tinh dầu này lên tóc lúc còn ướt, 3 lần mỗi tuần. Nghiên cứu còn cho thấy tinh dầu có khả năng giải quyết cả trứng chấy.

Các tác dụng phụ ghi nhận khá nhẹ, thoáng qua và tự hết. Một vài triệu chứng phổ biến bao gồm ngứa, cảm giác châm chích, rát da. Nghiên cứu cho thấy sử dụng tinh dầu Khuynh diệp không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, toàn thân. Nghiên cứu vẫn ghi nhận tỷ lệ nhỏ người bệnh điều trị thất bại do trứng chấy còn sót lại hoặc do tái nhiễm.

Trị nấm tóc không triệu chứng

Piedra là bệnh nhiễm nấm Trichosporon ovoides. Tình trạng này không có triệu chứng ở thân tóc, mà gây xuất hiện các nốt có độ cứng khác nhau trên tóc. Tinh dầu khuynh diệp đã được ghi nhận có hiệu quả điều trị tình trạng nhiễm nấm này.

Hiệu quả kháng viêm trên bệnh đường hô hấp

Tinh dầu Khuynh diệp có chứa 1,8-cineole, được ghi nhận có hiệu quả điều trị một số bệnh hô hấp, với công dụng giảm ho, giúp tống chất nhầy, thư giãn cơ hô hấp. Bên cạnh đó, 1,8-cineole còn ức chế mạnh các cytokine, hứa hẹn hiệu quả trong điều trị lâu dài chứng viêm ở những bệnh lý chỉ định sử dụng steroid.

Theo Đông y, tinh dầu khuynh diệp được sử dụng khá phổ biến để giải quyết các bệnh lý đường hô hấp như cảm lạnh, đau họng, nghẹt mũi, ho, sổ mũi, hen suyễn, viêm phế quản và viêm xoang.

Trong thời gian gần đây, Khuynh diệp được sử dụng phối hợp với nhiều dược liệu khác tạo nên thành phần trong các loại thuốc ho không kê đơn.

Kháng dị ứng

Phản ứng dị ứng là tình trạng được ghi nhận là do Histamine. Tình trạng này thường gây ra triệu chứng ngứa, nổi mề đay, hắt hơi, nặng hơn là khó thở, hen suyễn. Theo các tài liệu ở Indonesia, tinh dầu Khuynh diệp là một phương pháp bổ sung để điều trị tình trạng dị ứng. Nghiên cứu đã chứng minh được công dụng này của tinh dầu thông qua cơ chế ức chế sự giải phóng histamin phụ thuộc IgE từ tế bào RBL-2H3.

Kháng khuẩn, kháng virus

Thành phần Eucalyptol G chiết xuất từ tinh dầu khuynh diệp đã được chứng minh có tính kháng khuẩn trên một số chủng vi sinh bao gồm Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, nấm Trichophyton mentagrophytes và tác động kháng mạnh trên vi khuẩn Escherichia coli. Tuy nhiên, hiệu quả kháng khuẩn này phụ thuộc vào nồng độ tinh dầu.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn ghi nhận khả năng ức chế hoạt động của một số chủng virus như Epstein-Barr, Rotavirus Wastrain, Herpes simplex virus (HSV-1, HSV-2), Coxsackievirus B4.

Tác dụng giãn cơ, giảm đau

Tinh dầu khuynh diệp có chứa thành phần Terpineol với tác động ngăn chặn dẫn truyền tín hiệu đau ở dây thần kinh tọa khi thử nghiệm trên chuột. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng xoa bóp bằng tinh dầu giúp ngăn chặn tình trạng viêm, giảm các triệu chứng do kết tập các bạch cầu neutrophil cũng như phù nề.

Thành phần khác là cineole hiệu quả như một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giữ cho vị trí tổn thương không bị nhiễm trùng và tăng tốc độ chữa bệnh. Do đó, rất phù hợp sử dụng cho những người bị đau nhức, đau thắt lưng, xơ hóa, thấp khớp, bong gân, giãn dây chằng, co cứng cơ, đau dây thần kinh.

Chống oxy hóa, hạ đường huyết

Tinh dầu Khuynh diệp chứa nồng độ cao các chất chống oxy hóa dồi dào. Do đó, thành phần này có công dụng giảm lượng đường trong máu, giảm sự sản sinh các gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy nó tác động tới quá trình glycation của protein. Tác động hạ đường huyết nhờ vào cơ chế tăng cường insulin từ tế bào β hiện có của tiểu đảo tụy Langerhans.

Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng ghi nhận hiệu quả của tinh dầu Khuynh diệp đáng tin cậy hơn. Do đó, nên hỏi ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng thành phần này.

Chữa lành vết thương

Tinh dầu khuynh diệp với đặc tính kháng khuẩn, khử trùng chính vì vậy được sử dụng rất tốt để điều trị vết thương, vết cắt, vết bỏng, vết loét và vết xước. Tinh dầu khuynh diệp thường được bổ sung vào thành phần của một số loại thuốc mỡ bôi ngoài, muối tắm chữa bệnh hay dầu bôi lên vết thương.

Kháng ký sinh trùng sốt rét, đuổi muỗi và côn trùng

Thuốc xịt DEET là sản phẩm đuổi muỗi phổ biến nhất, nhưng được sản xuất với thành phần hóa chất mạnh. Hiện nay, tinh dầu Khuynh diệp đã được sử dụng làm thành phần của nhiều sản phẩm đuổi muỗi, thay thế cho DEET.

Mùi thơm của tinh dầu có hiệu quả trên một số loài muỗi bao gồm Aedes aegypti và Culexquinque fasciatus. Đây là 2 loài muỗi thường gặp nhất, gây ra một số bệnh theo mùa bao gồm sốt xuất huyết Dengue, viêm não,… Bên cạnh đó, nghiên cứu còn ghi nhận khả năng ức chế 50% ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, sau 24 và 72 giờ.

Lợi ích trong nha khoa

Giống như bạc hà hay đinh hương, tinh dầu khuynh diệp được ghi nhận hiệu quả trong hỗ trợ giảm triệu chứng ở trường hợp sâu răng, mảng bám, viêm lợi và một số bệnh nhiễm trùng răng miệng khác. Tinh dầu Khuynh diệp thường được bổ sung vào thành phần trong nước kem đánh răng, súc miệng, các sản phẩm vệ sinh răng miệng khác.

Cách dùng - Liều dùng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có tinh dầu khuynh diệp trong thành phần. Một số dạng phổ biến bao gồm dầu bôi vết cắn côn trùng, xà phòng, nước hoa, chất tẩy rửa,… Tinh dầu này được sử dụng đơn giản, ít tốn kém và thân thiện với môi trường vì có thể phân hủy sinh học.

  • Khi bôi ngoài da, nên trộn 2 – 3 giọt tinh dầu Khuynh diệp cùng 20 giọt dầu nền. Sử dụng hỗn hợp này xoa bóp cơ thể có thể giúp thư giãn, giảm đau cơ.

  • Đối với nấm da đầu, sử dụng gạc bông vô trùng để thấm hỗn hợp dầu. Sau đó phủ lên vùng da bị tổn thương. Đảm bảo rằng chỉ chạm vào vùng da bị bệnh, tránh không lây lan nấm sang vùng da lành. Có thể thoa tinh dầu từ 2 – 3 lần mỗi ngày tùy tình trạng bệnh. Áp dụng trong vài tuần để nhận thấy kết quả rõ ràng nhất.

  • Thêm một vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán sẽ có công dụng diệt khuẩn, diệt nấm, đuổi côn trùng. Bên cạnh đó còn làm cho không khí trong lành và có mùi hương dễ chịu hơn.

Lưu ý

Bất kỳ tinh dầu nào cũng có nguy cơ gây xuất hiện phản ứng dị ứng, đặc biệt trên những người nhạy cảm, hen suyễn,… Nếu đã từng bị dị ứng với khuynh diệp cần cẩn trọng khi sử dụng tinh dầu. 

Trước khi dùng trên da, nên bôi thử lên một vùng da nhỏ với một lượng nhỏ tinh dầu đã pha loãng. Theo dõi vùng da được bôi trong ít nhất 24 giờ, đảm bảo rằng không xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mề đay, bóng nước... trước khi dùng thường xuyên.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TỎI

TỎI

Tỏi (Allium sativum) là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và cũng được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi các nghiên cứu y học hiện đại. Tỏi có tính vị cay, hơi đắng và tính ôn, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, giảm cholesterol, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỏi và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
BẠC HÀ

BẠC HÀ

Bạc hà, hay còn được biết đến với những tên gọi: Băng hầu úy, liên tiền thảo, bạc hà ngạnh, tô bạc hà, anh sinh. Từ lâu, cây bạc hà đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, thảo dược này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như chữa khó tiêu, chống cảm cúm, cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HY THIÊM

HY THIÊM

Hy thiêm là một loại cỏ mọc hoang, được tìm thấy nhiều nơi tại Việt Nam. Hy thiêm được sử dụng trong y học với tác dụng khử phong thấp, chữa tay chân tê dại, lưng mòi, gối đau, lợi gân cốt, đau lưng, mỏi gối tê tay,….
administrator
CÀ DĂM

CÀ DĂM

Cây cà dăm (Anogeissus Acuminata) là cây gỗ cao 10-20m (cây non 6-9m). Nhánh cây mịn, tán dẹp. Lá cây nhỏ, mọc đối hay gần đối và có lông. Trong dân gian, phần vỏ được dùng làm dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh liệt nửa người (bán thân bất toại), chữa các vết cắn của bọ cạp và rắn.
administrator
TINH DẦU HOA LY

TINH DẦU HOA LY

Tinh dầu chiết xuất từ các loài hoa đang là một xu hướng vô cùng thịnh hành ngày nay. Trong đó, tinh dầu hoa ly mang đến một mùi hương vô cùng quý phái. Không những thế, tinh dầu Hoa ly còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa ly cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
CÂY MÚ TỪN

CÂY MÚ TỪN

Cây mú từn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cù boong nậu. Từ lâu, cây mú từn đã được đồng bào dân tộc sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ điều trị các vấn đề về sinh lý nam giới. Vị thuốc này theo như thầy thuốc Đông Y thì mang lại hiệu quả cao, nhanh và hạn chế được tác dụng phụ không mong muốn. Để thảo dược phát huy hết công dụng thì người dùng cần nắm rõ thông tin và phương pháp dùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY CANH CHÂU

CÂY CANH CHÂU

Cây canh châu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chanh châu, kim châu, tước mai đằng, xích chu đằng, khan slam, sơn minh trà. Canh châu được biết đến là loài cây thường được trồng để làm cảnh. Dân gian lại thường dùng lá Canh châu dùng riêng hoặc phối với lá vối, hãm nước uống thay trà, có tác dụng giải khát, đề phòng bệnh sởi. Ngoài ra, lá của cây canh châu còn được nấu để uống vào mùa hè nhằm giải khát và thanh nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LÁ DONG

LÁ DONG

Lá dong, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây lùn, dong, dong gói bánh, dong lá. Lá dong vừa là tên bộ phận, vừa là tên cây quen thuộc mỗi dịp tết đến xuân về. Tưởng chừng như chỉ là một loại lá gói bánh nhưng dong còn là một vị thuốc bất ngờ. Lá tươi hoặc qua chế biến chữa được say rượu, giải độc và trị rắn cắn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator