Sui là loại cây thân gỗ lớn, có tên gọi khác là Nong, Nỗ tiễn tử, Cây thuốc bắn. Đây là một loại dược liệu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Sui nhé.

daydreaming distracted girl in class

SUI

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Antiaris toxicaria (Pers.) Leschen.

Họ: Dâu tằm (Moraceae)

Tên gọi khác: Nong, Nỗ tiễn tử, Cây thuốc bắn.

Đặc điểm thực vật

Sui là loại cây thân gỗ lớn, có hình trụ, rắn chắc, mọc thẳng. Vỏ ngoài xù xì, có màu xám trắng, nhiều xơ. Gốc cây phình to, cành mập, có nhiều lông mềm màu vàng nhạt khi còn non, sau đó nhẵn và chuyển sang màu xám, có nhựa mủ trắng.

Lá mọc đối xứng, so le, hình trứng dài. Phiến lá có màu xanh đậm, hai mặt có lông ngắn, nhám, mép lá nguyên hoặc hơi khía răng, gân chạy dọc từ gốc đến ngọn lá, các gân nhỏ tỏa ra từ gân chính. Gốc tròn, đầu nhọn. Cuống lá ngắn, có lông ít, lá kèm rụng sớm.

Hoa đơn tính, mọc thành cụm cùng gốc ở kẽ lá. Hoa đực mọc tụ trên một đế hoa phồng phồng khum lên, quanh đế hoa có tổng bao gồm nhiều hang lá bắc, lá bắc hình vảy; hoa cái mọc đơn độc trên một đế cũng có tổng bao

Quả nạc mỏng, màu tím. Vỏ quả trong rất cứng. Hạt có hình bầu dục hoặc hình trứng, dẹt bên.

Mùa hoa quả: từ tháng 2 đến tháng 4.

Phân bố, sinh thái

Sui là loài cây ưa sáng, có bộ rễ phát triển, mọc nhanh, sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có tầng đất sâu, giàu chất mùn. Cây có thể chống chịu được với giông bão, kể cả khi mọc đơn độc ở nơi trống trải.

Cây sui được tìm thấy ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, nóng như châu Phi, Ấn Độ, Tây nam Trung Quốc, Việt Nam,… Ở nước ta, cây mọc hoang nhiều tại các các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La… Ngoài ra cây cũng có thể được trồng để làm cảnh và cho bóng mát.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Nhựa và hạt. Tuy nhiên, cây sui ít được sử dụng làm dược liệu do có nhiều độc tính.

Thu hái, chế biến: Có thể thu hái nhựa cây quanh năm. Nhựa được thu hoạch bằng cách băm nhỏ vỏ cây cho mủ chảy ra. Sau đó dùng mủ sử dụng để làm thuốc hoặc dùng để săn bắt. Tuy nhiên dược liệu chứa độc tính mạnh, vì vậy cần tránh tình trạng tùy tiện thu hoạch. 

Thành phần hóa học 

Trong sui có chứa thành phần hóa học là 2 chất glucoside, bao gồm beta antiarin và alpha antiarin. Khi thủy phân mạnh, 2 glucoside đều cho hoạt chất dihydroantiarigenin. 

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học hiện đại, cây sui được ứng dụng trong việc nghiên cứu và bào chế những loại thuốc có khả năng trợ tim, hạ sốt, tăng huyết áp… Một số tác dụng của cây sui như:

- Hỗ trợ tim mạch: α-antiarin và β-antiarin có tác dụng trên hệ tuần hoàn cao hơn so với Digitalis. Hai chất glucoside trong dược liệu chứa độc tính mạnh và tác dụng mạnh đối với hệ tim mạch. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy, tác dụng của beta antiarin mạnh hơn so với alpha antiarin.

- Gây nôn ói mạnh: Theo các nghiên cứu, nhựa cây khi tiêm dưới da đối với chó, có một số dấu hiệu không mong muốn như khó thở, nôn ói, chân tay co cứng lại, có thể gây chết.

- Kích ứng da: Sử dụng nhựa cây lên da có thể gây kích ứng da nghiêm trọng.

Theo Y học cổ truyền, Sui có một số tác dụng:

- Sui có tác dụng giảm sốt hiệu quả đối với người bị sốt cao.

- Nhựa cây có tác dụng gây tiêu chảy, nôn ói mạnh và chữa đau bụng… Nếu dùng trực tiếp lên vết thương hở hoặc vết loét thì chất độc từ nhựa cây sẽ theo đó mà đi vào tuần hoàn máu của cơ thể. Vì nhựa cây chứa chất độc mạnh nên hầu như không được sử dụng ở dạng uống.

- Nhựa cây chứa tannin nên còn được người dân sử dụng để nhuộm vải.

- Ở Nhật Bản, rễ và lá cây sui được sử dụng để trị bệnh tâm thần.

- Ở Philipine, nhân dân sử dụng vỏ cây và lá được dùng để hạ sốt.

Cách dùng - Liều dùng 

Phần nhựa có độc tính mạnh nên hầu như không được sử dụng ở dạng uống, cũng như dùng trên các vết loét, vết thương hở. Thế nhưng, cây vẫn có lợi ích cao trong các trường hợp như:

- Gỗ thân có thể dùng làm ván, đóng thùng.

- Vỏ sui có nhiều sợi, dùng lợp bếp, che chắn xung quanh nhà, làm chăn nệm vì có khả năng giữ nhiệt tốt.

- Ngoài ra, người dân cũng sử dụng nhựa cây tẩm vào mũi tên khi săn bắt thú rừng.

- Vỏ cây rất đa dụng có thể may quần áo, túi đựng đồ vật, chăn đắp…Ngâm nước vỏ cây trong vài ngày. Sau đó loại bỏ chất bám sần sùi bên ngoài, thu giữ lại phần vỏ. Không nên để nhựa dính vào những vết thương hở, rất nguy hiểm.

Lưu ý

Hiện nay các nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của cây sui chưa thống nhất. Vì vậy không nên tự ý dùng và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng dược liệu này.

Một số triệu chứng ngộ độc nhựa sui như:

- Hệ tuần hoàn: Tim đập chậm, cơ tim giãn ra… sau đó thì ngừng tim.

- Hệ hô hấp: Khó thở, mệt mỏi, suy hô hấp.

- Mắt: Gây viêm sưng, đỏ mắt, có thể dẫn đến mù lòa.

- Cơ quan khác: Giãn cơ, mặt xanh tái, mắt nhắm nghiền… 

Cách xử trí ngộ độc:

- Đầu tiên, cần rửa và loại bỏ ngay nhựa cây với nước sạch.

- Sau đó, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Nếu chậm trễ, chất độc trong dược liệu có thể gây ngừng tim và tử vong.

Có thể bạn quan tâm?
BÈO NHẬT BẢN

BÈO NHẬT BẢN

Bèo Nhật Bản hay còn được biết đến với những tên gọi như: Lục bình, bèo tây, bèo lộc bình, bèo sen, bèo bầu,... Cây bèo Nhật là loài cây không còn quá xa lạ đối với người nông dân Việt nam. Loài cây này không chỉ được sử dụng trong chăn nuôi mà còn được sử dụng vào nhiều ngành khác nữa. Đặc biệt bèo Nhật Bản là một dược lý được ứng dụng khá phổ biến trong khối ngành chăm sóc sức khỏe nói chung là Đông Y nói riêng.
administrator
KIM VÀNG

KIM VÀNG

- Tên khoa học: Barleria lupulina Lindl - Họ Ô rô (Acanthaceae) - Tên gói khác: Trâm vàng, Gai kim vàng, Gai kim bóng
administrator
MÍA DÒ

MÍA DÒ

Tên khoa học: Costus speciosus Smith Họ Mía dò (Costaceae) Tên gọi khác: Tậu chó, Đọt đắng, Đọt hoàng, Củ chốc, Cát lồi
administrator
CÂY CẢI CỦ

CÂY CẢI CỦ

Cải củ rất quen thuộc với người Việt Nam, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Không chỉ làm thực phẩm, cải củ còn được sử dụng làm dược liệu với công dụng giảm ho, dễ tiêu, chống nôn,… Tuy nhiên cải củ ít được thu hoạch để làm thuốc, thường dùng làm thực phẩm phổ biến hơn.
administrator
TRÁI CHÚC

TRÁI CHÚC

Chúc là một loại thực vật có nguồn gốc từ Châu Á. Trong đó, trái chúc có nhiều múi là đặc sản của tỉnh An Giang. Những bộ phận của cây đều có nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt trong ẩm thực. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về trái chúc và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
NGHỆ VÀNG - KHƯƠNG HOÀNG

NGHỆ VÀNG - KHƯƠNG HOÀNG

Nhắc đến Nghệ vàng, ai cũng sẽ biết đến một loại dược liệu có vẻ ngoài giống với Gừng nhưng có mùi vị và màu sắc rất đặc trưng và thường được sử dụng từ xa xưa. Phần thân rễ cây Nghệ vàng được gọi là Khương hoàng. Ngoài công dụng thường thấy là dùng để làm gia vị trong những món ăn, Khương hoàng còn được biết đến như là một vị thuốc tốt với nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý về dạ dày. Bên cạnh đó, còn nhiều những công dụng tuyệt với khác mà Nghệ vàng hay Khương hoàng còn có thể mang lại cho sức khỏe con người.
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator
HOÀNG LIÊN

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chi liên, vượng thảo, vận liên, xuyên nhã liên, chích đởm chi, cổ dũng liên, thượng thảo. Cây hoàng liên là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền. Dược liệu này có tác dụng an thần, kháng viêm, khử khuẩn, chống virus.. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator