KIM VÀNG

- Tên khoa học: Barleria lupulina Lindl - Họ Ô rô (Acanthaceae) - Tên gói khác: Trâm vàng, Gai kim vàng, Gai kim bóng

daydreaming distracted girl in class

KIM VÀNG

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Barleria lupulina Lindl

- Họ Ô rô (Acanthaceae)

- Tên gói khác: Trâm vàng, Gai kim vàng, Gai kim bóng

Đặc điểm thực vật

Kim vàng là cây bụi nhỏ, nhánh vuông, mọc thẳng đứng, không lông. Lá nguyên, đơn, không lông, lá kèm biến thành gai nhọn. Hoa mọc thành cụm ở đầu ngọn cành, màu vàng. Mỗi cụm hoa thường chứa 18 – 20 hoa nhỏ nhưng hoa thường không nở đồng loạt. 

Quả nang, có 2 hạt dẹt được bao bọc bởi một vỏ cứng màu đen. Khi quả chín đến khô sẽ phát ra tiếng nổ nhỏ phân tán các hạt ra xung quanh.

Mùa hoa: mùa đông xuân.

Phân bố, sinh thái

Kim vàng là cây có nguồn gốc từ Mauritius và miền đông Ấn Độ. Hiện được trồng nhiều ở Ấn Độ, Myanmar, Indonesia. Tại Việt Nam, cây thường mọc ở các tỉnh miền Nam, cũng có nhiều nhà đem trồng làm cảnh hoặc trong chậu, hoặc trồng thành hàng rào.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Lá, rễ và thân cây.

Thu hái, chế biến

Lá và rễ được thu hái quanh năm, thường dùng dạng tươi hoặc phơi nắng và sấy khô để dùng dần.

Thành phần hóa học 

Kim vàng chứa các thành phần như: tinh dầu, saponin, flavonoid, scutellarein-7-Rhamnosyl glucoside, proteins, iridoid glucosides, acetylbarlerin, ipolamiidoside, mussaenosidic acid, shanzhiside methyl ester.

Tác dụng - Công dụng 

Kim vàng thường được dùng làm thuốc chữa rắn cắn, vết côn trùng cắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp, bong gân, trật khớp. Hỗ trợ trị đau răng, chảy máu răng, viêm lợi.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng: 10 – 20 g/ngày, dùng sắc nước uống hoặc giã nát đắp ngoài.

Có thể bạn quan tâm?
KHIẾM THỰC

KHIẾM THỰC

Tên khoa học: Euryales ferox Salisb. Họ: Hoa súng (Nymphaeaceae) Tên gọi khác: Kê đầu thực, Nhạn đầu, Thủy kê đầu, Kê đầu liên, Khiếm thật, Khiếm thực mễ, Đại khiếm thực. Khiếm thực là dược liệu được lấy từ phần củ của cây hoa súng.
administrator
BẠCH ĐẬU KHẤU

BẠCH ĐẬU KHẤU

Bạch đậu khấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: bạch khấu xác, đới xác khấu, đông ba khấu, đậu khấu, xác khấu, bạch khấu nhân, đa khấu, tử đậu khấu,... Bạch đậu khấu - loài cây với cái tên nghe hơi “lạ lạ” mọc tự nhiên với nhiều công dụng trong đời sống con người. Ở một số nơi, người ta lấy hạt cách đậu khấu làm gia vị rất thơm ngon. Vậy bạch đậu khấu có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết công dụng và cách dùng của loại dược liệu này.
administrator
CỐT TOÁI BỔ

CỐT TOÁI BỔ

Cốt toái bổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tổ diều, hầu khương, thân khương, hồ tôn khương, cây tổ phượng, bổ cốt toái. Cốt toái bổ là vị thuốc quý trong Đông y, được dùng để chữa rất nhiều bệnh. Kèm theo đó cốt toái bổ còn có thể dùng để làm mạnh gân xương, hoạt huyết dưỡng máu, cầm máu, bổ thận và giảm đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU ÔM

RAU ÔM

Theo Y học cổ truyền, rau ôm có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu, thông hoạt trung tiện.
administrator
CÂY MẶT QUỶ

CÂY MẶT QUỶ

Cây mặt quỷ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Nhàu tán, cây gạch, nhàu lông, dây đất. Cây mặt quỷ là một loại dược liệu mọc hoang phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về những công dụng mà cây thuốc mà lại. Theo y học cổ truyền, cây có công dụng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh về da như mụn nhọt, mẩn ngứa, các vết cắn và nhiều bệnh khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

Tóc thường trở nên mỏng và rụng nhiều hơn khi bạn lớn tuổi hoặc do thói quen sinh hoạt như ăn kiêng hoặc sử dụng các công cụ tạo kiểu tóc có nhiệt. Vì vậy, bạn có thể quan tâm đến việc sử dụng tinh dầu để giúp tóc mọc dài và khỏe mạnh hơn. Tinh dầu đã được biết đến như một loại dưỡng chất với khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe và trong đó, tinh dầu còn được sử dụng để dưỡng tóc. Dưới đây là thông tin về các loại tinh dầu dưỡng tóc và lợi ích của chúng.
administrator
LÁ DONG

LÁ DONG

Lá dong, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây lùn, dong, dong gói bánh, dong lá. Lá dong vừa là tên bộ phận, vừa là tên cây quen thuộc mỗi dịp tết đến xuân về. Tưởng chừng như chỉ là một loại lá gói bánh nhưng dong còn là một vị thuốc bất ngờ. Lá tươi hoặc qua chế biến chữa được say rượu, giải độc và trị rắn cắn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LÁ SEN

LÁ SEN

Lá sen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hà diệp, liên diệp. Từ xưa, sen được xem là nguồn dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như trị tiêu chảy, giúp giảm cân, giảm mỡ máu, chống béo phì,... Lá sen là một bộ phận quen thuộc từ trước đến nay với công dụng đơn giản là gói xôi, cốm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bộ phần này còn chứa nhiều tác dụng khác có giá trị cho sức khỏe con người. Chính vì những công dụng tuyệt vời, mà mọi người thường truyền tai nhau sử dụng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator