LÁ DONG

Lá dong, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây lùn, dong, dong gói bánh, dong lá. Lá dong vừa là tên bộ phận, vừa là tên cây quen thuộc mỗi dịp tết đến xuân về. Tưởng chừng như chỉ là một loại lá gói bánh nhưng dong còn là một vị thuốc bất ngờ. Lá tươi hoặc qua chế biến chữa được say rượu, giải độc và trị rắn cắn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

LÁ DONG

Đặc điểm tự nhiên

Lá dong là thực vật thân cỏ có chiều cao 1m.

Lá mọc thẳng to và thuôn dài có đầu nhọn và nhẵn. Kích thước bình thường dài 35cm, rộng 12cm, cuống dài 22cm, trong đó 2 – 3cm phía trên nhẵn. Gân lá vàng hình rẻ quạt. Lá có đặc tính toàn xanh, to bản, dày, dẻo khi dùng để gói bánh dễ dàng, khó rách hoặc gãy.

Hoa hay gọi theo danh từ khoa học là cụm hoa. Cụm hoa hình đầu, bẹ của lá che chắn một phần của cụm hoa, đường kính 4 – 5 cm có từ 4 đến 5 hoa. Cụm hoa có sắc trắng hoặc đỏ tùy thổ nhưỡng.

Quả lớn dài 11mm hình trứng, một phía khum nhiều hơn phía kia, cụm hoa có xu hướng vươn ra khỏi thân cây. Hạt cũng tương tự như quả, thuôn dài gồm 2 phiến áo hạt.

Cây ra hoa quả trong mùa hè từ tháng 4 đến tháng 6. Lá còn dùng làm thuốc, thường dùng tươi hoặc qua chế biến.

Cây lá dong sinh trưởng mạnh những vùng đất ẩm ướt và có bóng râm. Cây dong mọc khắp nơi tại Việt Nam, một số vùng trồng dong để phục vụ nhu cầu gói bánh nhất là dịp tết đến xuân về. Thường được trồng nhiều tại vùng Bắc bộ.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá của cây được sử dụng để gói bánh và được dùng để bào chế dược liệu.

Thu hái và chế biến: Có thể thu hái lá dong quanh năm nhưng nhân dân thường thu hái vào thời điểm gần tết (khoảng tháng 11 – 12 âm lịch) nhằm phục vụ nhu cầu gói bánh chưng và bánh tét vào dịp Tết Nguyên đán. Nếu dùng làm thuốc, lá dong thường được sử dụng ở dạng tươi.

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học được tách chiết chứa nhiều hoạt chất có tính oxi hóa. Có lẽ vì vậy mà món ăn được gói trong lá cây dong thường bảo quản được thời gian dài. Ngoài ra, các nhà khoa học bước đầu tìm cách tách chiết hoạt chất tiếp theo.

Tác dụng

Lá dong là thảo dược được sử dụng trong phạm vi nhân dân nên hiện nay chưa được nghiên cứu trên cơ sở khoa học.

Theo dân gian, lá dong có tác dụng lợi niệu, chỉ huyết, giải độc, lương huyết, làm se và thanh nhiệt. Do đó thảo dược này thường được dùng để giải ngộ độc rượu, trị lở loét miệng, men gao cao, suy nhược và cầm máu vết thương. Ngoài ra rễ của cây còn có tác dụng chữa lỵ, tiểu tiện đỏ, đau, sưng gan.

Công dụng

Lá dong có vị ngọt, nhạt, tính hơi mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị ngộ độc.

+Giúp giải độc rượu, chữa ngộ độc rượu và say rượu.

+Điều trị rắn cắn.

+Điều trị vết thương chảy máu.

+Điều trị rối loạn tiêu hóa và đi ngoài nhiều lần.

+Điều trị hen suyễn.

Liều dùng

Ngoài việc được sử dụng để gói bánh, lá dong còn được sử dụng để chữa bệnh bằng cách giã nát đắp ngoài, vắt lấy nước hoặc sắc uống. Liều dùng thông thường: 100 – 200g/ ngày (dược liệu tươi).

Lưu ý khi sử dụng

Lá dong không đơn thuần được sử dụng để gói bánh và tạo màu cho món ăn mà còn có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên phần lớn bài thuốc từ dược liệu này chỉ được lưu truyền trong dân gian nên tác dụng và mức độ cải thiện lâm sàng vẫn chưa được xác định. Vì vậy để tránh tình trạng thực hiện các bài thuốc không có hiệu quả, bạn nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
KHA TỬ

KHA TỬ

Tên khoa học: Terminalia chebula Retz Họ: Bàng (Combretaceae) Tên gọi khác: Chiêu liêu, Chiêu liêu đồng, Kha lê lặc, Kha lê, Hạt chiêu liêu
administrator
CÂY CẢI CỦ

CÂY CẢI CỦ

Cải củ rất quen thuộc với người Việt Nam, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Không chỉ làm thực phẩm, cải củ còn được sử dụng làm dược liệu với công dụng giảm ho, dễ tiêu, chống nôn,… Tuy nhiên cải củ ít được thu hoạch để làm thuốc, thường dùng làm thực phẩm phổ biến hơn.
administrator
QUY BẢN

QUY BẢN

Quy bản (Testudo elongata) được lấy từ loài rùa nhỏ, thân ngắn, thân rùa được bảo vệ bởi phần lưng (mai rùa) dày như tấm giáp, là phiến sừng hoặc nhiều vảy cứng ghép lại và phần bụng phảng (yếm rùa).
administrator
HỒNG BÌ

HỒNG BÌ

Hồng bì được sử dụng làm dược liệu trong Đông y với công dụng: Lợi tiêu hóa, tiêu phù, long đờm, giảm ho, cầm nôn mửa, hạ nhiệt – giảm sốt... dùng để làm thuốc chữa một số bệnh như cảm sốt, ho, ho có đờm, bệnh dạ dày, đau thượng vị, đau bụng kinh,…
administrator
TRẦM HƯƠNG

TRẦM HƯƠNG

Trầm hương là một loại dược liệu quý, được đánh giá và phân bậc chất lượng qua câu “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”. Tức chất lượng phân theo thứ tự màu sắc: trắng, sáp xanh, sáp vàng, vằn hổ. Do đặc biệt quý giá, loại cây này ở Việt Nam bị khai thác và chặt phá bừa bãi. Nhiều người thường chặt nhầm cây không có trầm hay mới hình thành. Vì vậy, loại cây này đã được Việt Nam đưa vào sách Đỏ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầm hương và những giá trị to lớn của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
MƯỚP SÁT

MƯỚP SÁT

Mướp sát là một loài cây thường được tìm thấy ở các vùng bờ biển của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và vùng phía Bắc của nước Úc. Tuy là một dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ, Mướp sát lại chứa độc tố, nếu không biết cách sử dụng có thể gây hại đến sức khỏe thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
administrator
ÍCH MẪU

ÍCH MẪU

- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. - Họ: Lamiaceae (Hoa môi) - Tên gọi khác: Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái) Cây ích mẫu sở dĩ có tên như vậy vì nó có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ).
administrator
CÂY DUNG

CÂY DUNG

Chè dung là một loại thảo dược được sử dụng để pha uống như lá trà, chè xanh.Với đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, cây dung được dùng như vị thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng và khó chịu ở dạ dày. Đồng thời, dược liệu tự nhiên này còn giúp trung hòa acid dạ dày. Từ đó giúp làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày và thông huyết đau bụng, làm giảm đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator