CAO BAN LONG

Cao ban long là sản phẩm được bào chế từ sừng hươu và nai già. Nguyên liệu có xuất xứ từ tự nhiên, trải qua quá trình xử lý đã tạo nên dược liệu cô đặc, có tính ấm và vị ngọt.

daydreaming distracted girl in class

CAO BAN LONG

Giới thiệu về dược liệu

Cao ban long là sản phẩm được bào chế từ sừng hươu và nai già. Nguyên liệu có xuất xứ từ tự nhiên, trải qua quá trình xử lý đã tạo nên dược liệu cô đặc, có tính ấm và vị ngọt.

Tên dược liệu: Cao ban long

Tên gọi khác: Cao sừng hươu, lộc giác giao và bạch giao

Tên gọi trong Tiếng Anh: Colla Cornus Cervi

Đặc điểm tự nhiên

Lấy sừng hươu và nai đã già chế biến ra loại dược liệu này, vì vậy nó mang những đặc điểm riêng rất dễ nhận biết. Người dùng có thể phân biệt vị thuốc này qua những đặc điểm cơ bản như sau:

+Bên ngoài, dược liệu có hình dáng gần giống bánh xà phòng cà có độ dày khoảng 5cm.

+Vị thuốc có màu nâu sẫm và trên bề mặt có nhiều nếp nhăn to – nhỏ, không giống nhau. Bề mặt có sự xuất hiện bọt khí, những vết lõm và khi sờ vào thường có cảm giác dính tay.

+ Cao ban long khi nấu ra được đóng thành từng miếng, có màu nâu cánh gián. Trên mặt miếng cao có những nếp nhăn to nhỏ không đều, có bọt hơi lỗ chỗ.  Bề mặt cao khá bóng, cao mềm nhưng chắc, dẻo dai.

+Thứ cao ban long tốt sẽ có mùi hơi tanh ngậy đặc trưng của động vật, ăn vào có vị ngọt, hơi mằn mặn. Và khi hòa tan trong nước hay rượu, cao có thể tan ra, không bị đóng cặn.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Sừng hươu

Thu hái: sừng hươu nai rụng hàng năm sẽ có chất lượng tốt, sừng có đế sẽ tốt  hơn sừng không có đế.

Chế biến: Khá công phu như sau:

+ Sử dụng nước phèn 1% để ngâm nguyên liệu trong khoảng thời gian 10 – 15 phút. Ngoài ra cũng có thể ngâm nguyên liệu với nước ấm, để qua đêm cho lớp sừng mềm ra. Theo kinh nghiệm, nên sắp xếp sừng theo chiều dọc để đảm bảo đế sừng sẽ không bị va chạm vào nước trong quá trình ngâm rửa.

+ Sử dụng bàn chải chà sạch lớp vỏ bên ngoài sừng và để lộ ra phần sừng ở bên trong.

+Dùng vật dụng sắc nhọn để cưa sừng thành từng đoạn ngắn dài khoảng 5 – 6 cm. Thái lát sừng thành những miếng mỏng hoặc chẻ đôi.

+ Cạo phần tủy bên trong sừng và rửa lại với nước, sau đó đem phơi khô hoàn toàn.

+ Xếp nguyên liệu đã sơ chế vào thùng nho,, sao cho khít với nhau rồi đặt rọ tre ở giữa để chiết lấy dịch. Cho nước vào sừng, để ngập nước khoảng 10cm và đun liên tục trong khoảng thời gian 24 giờ.

+ Khi đun cần chú ý, không để nước bị cạn và vớt sạch bọt khi có. Sau đó dùng phần nước chiết được để cô đặc.

+ Tiếp tục thực hiện như vậy 2 lần rồi gộp 3 phần nước chiết với nhau. Đun thật nhỏ lửa, khuấy đều tay cho tới khi thu được phần cao đặc.

+ Chuẩn bị một khay nhôm, bôi một lớp dầu lạc lên trên để tránh dính khay. Đổ cao vào khay rồi chờ cho cao nguội hẳn thì cắt thành từng miếng có trọng lượng từ 50gr – 100gr.

+ Bọc dược liệu bằng giấy bóng rồi bảo quản tại khu vực thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc những khu vực ẩm thấp, hạn chế việc ảnh hưởng tới dược tính của cao.

 
Có thể bạn quan tâm?
CÂY SI

CÂY SI

Cây si, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây gừa, cây cừa. Cây si,có thể nói đây là loại cây phổ biến ở Việt Nam, nó có sức sống mãnh liệt, có thể sống ở mọi nơi, mọi khí hậu hay hoàn cảnh môi trường khác nhau. Nó xuất hiện ở nhiều nơi từ nhà của các hộ gia đình cho đến nơi công cộng như đình, chùa và các công trình của nhà nước. Nhưng cây Si không chỉ là cây cảnh đơn thuần mà còn là một loại cây làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂY THÌA CANH

DÂY THÌA CANH

Dây thìa canh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây muôi, lõa ti. Dây thìa canh là một loại thảo mộc được phát hiện ở nước ta vào khoảng năm 2006. Dây thìa canh là một loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh tiểu đường và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ MẬT

CỎ MẬT

Cỏ mật là dược liệu có tác dụng giải độc gan, nhuận gan, tăng tiết mật, được dùng để hỗ trợ điều trị ung thư gan, chữa cảm cúm, sốt xuất huyết, cao huyết áp, đái tháo đường, ngăn ngừa bệnh về tim mạch, chữa bệnh phong, hư lao sau sinh, rong huyết, tiểu tiện không thông, mệt mỏi, mất ngủ sau sinh…
administrator
RAU CẦN TA

RAU CẦN TA

Rau cần ta có tên khoa học là Oenanthe javanica, là một dược liệu được sử dụng rất nhiều với công dụng cải thiện sức khỏe.
administrator
KHỔ QUA

KHỔ QUA

- Tên khoa học: Momordica charantia - Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae) - Tên gọi khác: Mướp đắng, Mướp mủ, Lương qua, Cẩm lệ chi, Mác khấy (Tày)
administrator
HOÀNG TINH

HOÀNG TINH

Hoàng tinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng tinh lá mọc vòng, hoàng tinh hoa đỏ, cây cơm nếp, cứu hoang thảo, mễ phủ. Hoàng tinh là một loài cây mọc ở những nơi rừng ẩm ở các tỉnh miền Bắc. Người xưa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất sinh ra nên có tên Hoàng tinh. Nó có công dụng bổ Phổi, giúp ích tiêu hoá, chữa các bệnh do lao lực. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TẦM GỬI

TẦM GỬI

Tầm gửi (Taxillus chinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, tầm gửi đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, tầm gửi còn có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức khỏe tâm lý, và cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm gửi cần tuân thủ đúng liều lượng và cách thực hiện để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này cũng như công dụng của nó trong Y học.
administrator
CỌ LÙN

CỌ LÙN

Cọ lùn (Serenoa repens) là một thành viên của họ cọ có nguồn gốc từ miền đông nam Hoa Kỳ. Cây cọ lùn được sử dụng như một loại thuốc bổ và điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.
administrator