DỀN GAI

Dền gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Rau giền gai, thích hiện, giền hoang, phjăc hôm nam, la rum giê la, dền hoang. Dền gai là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng giảm đau, thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DỀN GAI

Đặc điểm tự nhiên

Dền gai thuộc cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 0,3 – 0,7 m. Cây không có lông nhưng phân thành nhiều cành. 

Lá mọc so le với hình thuôn dài, mặt trên có màu xanh dợt. Cuống lá dền gai dài, có cánh. Ở gốc cây có gai dài khoảng 3 – 15 mm. 

Hoa mọc thành sim và xếp sát nhau ở nách lá. Quả có dạng túi, hình trứng nhọn một đầu. Hạt có màu đen.

Mùa hoa quả khoảng tháng 6 đến tháng 8.

Dền gai là loại cây mọc dại nên có thể tìm thấy ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam.

Cây mọc tự nhiên, phổ biến ở vùng đồng bằng và trung du nước ta, có thể tìm thấy cây ở các khu đất bỏ trống hoặc ven đường.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây đều có thể được sử dụng để bào chế thuốc, đặc biệt là rễ và lá.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Đối với dạng khô, sau khi thu hoạch về đem rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô

Bảo quản dược liệu trong bọc kín, cất trữ nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng. 

Thành phần hóa học

Toàn thân Dền gai chứa:

+Lượng nitrat kali nhất định.

+Nhiều sắt, đây là một trong loại rau ở Việt Nam về thành phần sắt bên trong giúp bổ máu.

+Ngoài ra còn có nhiều các vitamin B2, C, A, hàm lượng canxi nhiều,

+Giàu nước, chất xơ, đạm thực vật, glucid các axit amin như lysin, axit nicotic…

+Rễ chứa spinasterol. Toàn cây chứa sterol. Phần trên mặt đất chứa rutin 1,9%.

Tác dụng

+Dền gai có hoạt tính kích thích thực bào.

+Cao nước có tác dụng diệt nấm đối với nấm Cercospora cruenta gây bệnh ở cây.

+Hàm lượng canxi và các khoáng chất giúp cho quá trình tạo xương chắc khỏe hơn, hạn chế loãng xương và thoái hóa khớp, tốt cho xương khớp đồng thời điều trị đau nhức xương khớp,đau lưng, gai cột sống.

+Hỗ trợ điều trị kiết lỵ, chảy máu cam.

+Tác dụng trong việc điều trị bệnh sỏi thận.

+Tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, làm mát gan, bảo vệ gan.

+Giảm ho khan, ho có đờm, viêm họng.

+Điều trị khí hư, kinh nguyệt không đều.

+Tác dụng chung thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, giảm đau, cầm tiêu chảy,...

Công dụng

Dền gai vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị mụn nhọt chưa vỡ.

+Điều trị ứ huyết hoặc trật đả.

+Điều trị ho có đờm.

+Hỗ trợ điều trị sỏi thận.

+Điều trị viêm hoặc đau bụng.

+Điều trị kinh nguyệt không đều.

+Điều trị da nổi mẫn đỏ do tiếp xúc với rơm rạ.

+Điều trị bỏng nhẹ.

+Điều trị khí hư, bạch đới.

Lưu ý khi sử dụng

+Dền hoang hay các loại rau dền thuộc họ dền đều có tính mát. Do đó, những người bị tiêu chảy mãn tính, phụ nữ có thai hư hàn hoặc người có cơ địa tính hàn không nên sử dụng loại rau này.

+Người bị gút, viêm khớp dạng thấp hoặc sỏi thận nên hạn chế sử dụng. Bởi rau dền gai có chứa nhiều acid oxalic có thể làm cơ thể khó hấp thu kẽm và canxi. Bên cạnh đó, chúng có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi oxalat khiến bệnh thêm trầm trọng.

+Không ăn dền hoang hoặc bất kỳ loại dền nào khác với thịt ba ba. Nguyên nhân là vì hai loại thực phẩm này kỵ nhau. Nếu sử dụng chung có thể gây độc.

+Không nên nấu rau dền quá lâu hoặc tránh nấu đi nấu lại nhiều lần vì hoạt chất nitrat có trong dền hoang có thể phân hủy và biến đổi thành chất gây ung thư, không tốt đối với sức khỏe.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
HẠT BO BO

HẠT BO BO

Hạt bo bo hay Ý dĩ là hạt của cây Lúa miến (sorghum) dùng làm thực phẩm và thay thế gạo thóc, ngoài ra Ý dĩ nhân còn được dùng trong đông y và được dùng trong các vị thuốc trừ tý, kiện tỳ, chỉ thống, điều trị viêm phổi, tiêu chảy, gân co quắp không duỗi thẳng được,…
administrator
CÂY NỔ

CÂY NỔ

Cây nổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sâm tanh tách, cây nổ, sâm đất, tử lị hoa, tiêu khát thảo, tam tiêu thảo. Cây nổ mọc hoang nhiều ở nước ta. Sở dĩ người ta gọi là cây Quả nổ vì quả chín sẽ phát nổ. Đặc biệt khi cho vào nước sẽ phát ra tiếng lép bép rất vui tai. Cây không chỉ để làm cảnh mà còn là vị thuốc điều trị trong Đông y. Quả nổ có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, điều trị những bệnh về đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm nhiễm niệu đạo và nhiều công dụng khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SÂM VŨ DIỆP

SÂM VŨ DIỆP

Nhắc đến Sâm hoặc các loại dược liệu thuộc nhà Sâm thì chúng ta đều nghĩ ngay đến những loại thuốc đến từ thiên nhiên giúp bồi bổ cơ thể với những công dụng tuyệt vời, thậm chí được ví như thần dược.
administrator
TÍCH DƯƠNG

TÍCH DƯƠNG

Trong thời gian gần đây, nhiều người truyền tai nhau về một vị thuốc được xem là thần dược của đấng mày râu, chỉ đứng sau Nhục thung dung, với tên gọi Tích dương. Đây là một loại nấm, đã được ghi nhận rất lâu theo Y học cổ truyền từ hàng ngàn năm trước, sống ký sinh trên thân rễ của Nitraria schoberi. Loại dược liệu này có công dụng bổ dương, bổ thận, được sử dụng để trị di hoạt tinh, liệt dương hay huyết khô, vô sinh ở nữ giới. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tích dương, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng nhé.
administrator
BẠCH ĐỒNG NỮ

BẠCH ĐỒNG NỮ

Bạch đồng nữ, hay còn được biết đến với những tên gọi: mò trắng, bấn trắng, lẹo trắng. Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến. Vậy bạch đồng nữ là gì và tác dụng của nó như thế nào đối với sức khỏe. Bài viết này sẽ giải đáp những băn khoăn trên của bạn đọc.
administrator
CÂY HẸ

CÂY HẸ

Cây hẹ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái, cửu thái. Hẹ từ lâu đã trở thành cây trồng và món ăn quen thuộc với các hộ gia đình. Không chỉ là một loại rau gia vị với nhiều cách chế biến đa dạng, hẹ còn là vị thuốc đắc lực. Theo Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, tính nóng, mùi hăng; có công dụng trị ho, hen suyễn, tiêu hóa kém, mồ hôi trộm…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LÁ CÁCH

LÁ CÁCH

Lá cách, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vọng cách, cách biển, lộc cách. Lá cách được biết đến là một trong những loại rau thường xuất hiện trong các bữa ăn tại các gia đình Việt. Nhưng ít ai biết rằng nó còn được coi như một vị thuốc quý, có tác dụng điều trị hữu hiệu nhiều loại bệnh như là vị thuốc bảo vệ gan, thanh nhiệt, chữa lỵ, hạ huyết áp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY SẢ

CÂY SẢ

Cây sả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sả chanh, cỏ sả, hương mao, lá sả. Cây sả mọc hoang và được trồng trên khắp mọi miền của nước ta, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Sả cũng là một trong mười vị thuốc trong toan căn bản của Y Học Cổ Truyền, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, sả còn là nguyên liệu trong mỹ phẩm làm mượt tóc, cất tinh dầu,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator