RAU MÁC

Rau mác (Sagittaria sagittifolia) là loại cây thân thảo, sống lâu năm, phần thân dưới nước là thân rễ củ. Rau mác có vị hơi đắng, ngọt, tính mát và có độc ít, có tác dụng giảm đau, trừ thấp, giải độc, thanh nhiệt, cầm máu, lợi tiểu, giảm sưng…

daydreaming distracted girl in class

RAU MÁC

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Sagittaria sagittifolia L.

Họ: Alismataceae (Trạch tả)

Tên gọi khác: Từ cô, Hèo nèo, Rau chóc.

Đặc điểm dược liệu

Rau mác là loại cây thân thảo, sống lâu năm, phần thân dưới nước là thân rễ củ. 

Lá có cuống dài và bẹ to, có 2 dạng: Lá chìm hình bản dài, lá khí sinh hình mũi mác chia 3 thùy, 2 thùy bên dài hơn thùy giữa, 2 mặt nhẵn, gân lá hình chân vịt.

Cụm hoa mọc từ giữa các cụm lá, hoa trắng từ nửa trên ló ra. Lá bắc hình tam giác, hoa xếp thành 3 hình tròn, cách nhau. Sắp xếp theo vị trí, hoa cái ở dưới cùng và hoa đực ở trên. Đài hoa có răng nhỏ, khoảng 3 cái, màu xanh lục, đài hoa có cánh hoa màu trắng. Ở hoa đực có khoảng 15 nhị xếp thành nhiều vòng. Ngoài ra, ở hoa cái có nhiều lá noãn, tập hợp thành hình cầu.

Quả bế dẹt, chứa 1 hạt.

Mùa hoa: tháng 5-7, mùa quả: tháng 9-11.

Phân bố, sinh thái

Rau mác sinh sống ở khắp nơi trên thế giới, chủ yếu ở các nước có khí hậu á nhiệt đới và nhiệt đới ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á. Cây mọc ở vùng nước nông êm đềm, mọc thành cụm hoặc rải rác.

Ở Việt Nam, cây mọc nhiều các những nơi có bùn như ruộng, ao đầm hoặc đầm lầy, ở miền Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây.

Thu hái, chế biến: Cây được thu hái chủ yếu vào mùa hè. Sau đó rửa sạch và phơi khô dùng dần. Củ được thu hái vào mùa đông để chế biến thành món ăn.

Bảo quản: Dược liệu nếu đã qua sơ chế cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học 

Rau mác chứa các thành phần như:

- Lá: Nước 91,6%, protid 2,4%, glucid 1,5%, cellulose 3,1%, tro 1,4%, calcium 61 mg%, phosphor 1,7 mg%, caroten 3.6 mg%, vitamin C 12,7 mg%…

- Thân rễ (củ): Nước 69%, protein 5%, chất béo 0,2%, cacbohydrat 27,3%, tro 1,6%, chất xơ 0,8%, canxi 16 mg%, sắt 1,4 mg%, đường glucose, fructose…

- Rễ: Chứa các men ức chế protein A và B với hơn 150 acid amin.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, Rau mác có vị hơi đắng, ngọt, tính mát và có độc ít, có tác dụng: Giảm đau, trừ thấp, giải độc, thanh nhiệt, cầm máu, lợi tiểu, giảm sưng… Do đó, dược liệu được dùng để điều trị:

- Củ dùng làm thuốc bổ dưỡng, cường tráng và cũng dùng làm thuốc cầm máu. Chuyên dùng chữa sản hậu chóng mặt, đau nhói trong tim, chữa bệnh lậu có sỏi, chữa ho, ho ra máu nhưng dùng nhiều thì có độc. 

- Hoa giúp sáng mắt, trừ chứng thấp, đinh độc, trĩ, lậu. 

- Lá chữa thũng độc lâu ngày, trẻ em nổi đơn độc, mụn lở và hôi nách (giã nát đắp vào). Lá non và cuống lá thường được làm rau luộc, xào hay nấu canh ăn.

- Ở Trung Quốc, Rau mác còn được dùng để trị sản dịch, an thai và bệnh ngoài da, rắn cắn ong đốt, các loại mụn nhọt lở ngứa, cảm nắng.

Theo Y học hiện đại: Thí nghiệm trên chuột cho thấy dược liệu Rau mác có khả năng chống viêm và giảm đau rất tốt.

Cách dùng - Liều dùng 

​​​​​​​​​Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với liều lượng và cách dùng khác nhau. Rau mác có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc dùng làm nguyên liệu nấu ăn, rất ngon và bổ dưỡng.

Liều dùng: Chưa có liều lượng cụ thể cho dược liệu Rau mác, vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng chính xác.

Một số bài thuốc có dược liệu Rau mác:

- Bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa: Cạo bỏ vỏ ngoài củ mài và củ rau mác (dùng với lượng bằng nhau), rửa sạch và đem phơi khô hoàn toàn. Sau đó tán thành bột mịn và thoa lên da hằng ngày.

- Bài thuốc chữa hôi nách và chứng tăng tiết mồ hôi: Rửa sạch một ít rau mác non, sau đó giãn nát và lấy nước cốt thoa vào nách. Sáng sớm sau khi ngủ dậy, dùng nước cốt chanh xát vào nách và rửa sạch.

- Bài thuốc chữa mụn nhọt gây sưng đau: Rửa sạch một ít lá rau mác rồi giã nát và đắp trực tiếp lên mụn nhọt. Sau đó dùng vải băng kín lại, cứ 2 giờ thay 1 lần. Thực hiện 3 lần/ ngày, dùng 2-3 ngày.

- Bài thuốc chữa phù thũng: Sắc 12 g rễ thủy xương bồ (đã thái nhỏ) và 20 g rau mác (đã phơi khô) cùng với 500ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 150ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

- Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa do thực phẩm: Rửa sạch 100 rễ củ rau mác, sau đó cạo bỏ vỏ ngoài và giã nát, vắt lấy nước cốt và chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Nên thực hiện liên tục trong 2 – 3 ngày, đồng thời cần ăn cháo đậu xanh để giải độc.

- Bài thuốc chữa khí hư: Trộn đều 1 ít mật ong và 30g rễ củ rau mác (đã giã nhuyễn). sau đó đem hấp cách thủy cho chín, ăn khi thuốc còn nóng. Thực hiện liên tục trong vòng 7 ngày.

- Bài thuốc chữa rắn cắn: Rửa sạch 1 ít rễ củ hoặc lá rau mác, sau đó giã nát và cho thêm nước vào. Gạn lấy nước, uống và dùng bã đắp xung quanh vết cắn. Sau khi sơ cứu cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý

Phụ nữ có thai và cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng dược liệu.

Hiện tại chưa có ghi nhận tác dụng phụ khi sử dụng các bài thuốc từ rau mác. Tuy nhiên dược liệu này có ít độc tính nên cần thận trọng khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐỊA LIỀN

ĐỊA LIỀN

Địa liền, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tam nại, sơn nại, thiền liền, sa khương. Cây địa liên là một loại cây được trồng hay mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Từ lâu đời cây thuốc này đã được sử dụng trong điều trị một số trường hợp đau nhức xương khớp và bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, đầy bụng,... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LA BẠC TỬ

LA BẠC TỬ

La bạc tử, hay còn được biết đến với những tên gọi: La bặc tử, Lai phục tử, Tử hoa tòng, Thổ tô tử, Ôn tòng, Địa khô lâu, Địa khô la, La ba tử, La điền tử, Đường thanh tử, Lai bặc tử, hạt Củ cải, rau Lú bú. La bạc tử còn có tên gọi khác là Hạt củ cải, La bặc tử, La phục tử. Trong Đông y, dược liệu này có vị cay, ngọt, tính bình, được quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị, có tác dụng trị đàm, ho thông thường, các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ em và người lớn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

Hoa oải hương hay còn gọi là hoa lavender là một loài thực vật vô cùng phổ biến. Tinh dầu được chiết xuất từ dược liệu này còn là một trong những loại tinh dầu sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Thế nhưng hơn 2500 năm trước, loài hoa này đã được người dân sử dụng rộng rãi. Không chỉ có một mùi hương dễ chịu, tinh dầu oải hương còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa oải hương và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
DẦU HẠNH NHÂN

DẦU HẠNH NHÂN

Dầu hạnh nhân được ép từ hạnh nhân tươi nguyên chất. Bên trong chúng chứa hàm lượng axit béo lớn tốt cho cơ thể vì vậy nó là nguyên liệu tuyệt vời để làm dầu. Ngoài ra nhờ vào số lượng vitamin và khoáng chất khá nhiều trong dầu mà chúng có lợi ích rất tích cực đối với sức khỏe cơ thể. Trong mỗi hạt hạnh nhân chứa 1/2 trọng lượng là dầu. Hạt hạnh nhân chín sẽ được ép dầu, nếu không qua tinh chế thì gọi là dầu hạnh nhân thô. Dầu này có đầy đủ dưỡng chất và giữ được hương vị cho dầu. Sau đó, dầu thô được đem đi tinh chế bằng hóa chất và nhiệt độ cao. Dầu trở thành dầu tinh luyện. Dầu tinh luyện chịu được nhiệt độ tốt hơn dầu thô.
administrator
SƠN TRA

SƠN TRA

Sơn tra có vị ngọt, chua nhẹ, tính hơi ôn, không độc, có công dụng trợ tiêu hóa, hoạt huyết, giảm ứ, lợi tiểu,… Do đó được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, không ngon miệng, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy…
administrator
CỎ DÙI TRỐNG

CỎ DÙI TRỐNG

Cỏ dùi trống được sử dụng làm thuốc trong Đông y với tên gọi là cốc tinh thảo. Dược liệu này có vị cay, ngọt nhẹ, tính bình giúp làm sáng mắt, điều trị đau đầu, viêm họng, tăng nhãn áp, ho do phong nhiệt.
administrator
LƯỠI RẮN

LƯỠI RẮN

Cây lưỡi rắn được biết đến như một loài cỏ dại nhỏ mọc ven đường. Loài thực vật này có những tác dụng thanh nhiệt, giải độc & thường được sử dụng để hạ sốt, trị rắn độc cắn hoặc dùng để giảm đau, lợi tiểu. Tuy nhiên Lưỡi rắn cũng có nhiều những tác dụng dược lý khác như kháng khuẩn, kháng viêm, bảo vệ gan & lợi mật.
administrator
TINH DẦU CAM BERGAMOT

TINH DẦU CAM BERGAMOT

Tinh dầu Bergamot, hay còn gọi là tinh dầu cam ngọt là một thành phần có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Tuy nhiên, những người yêu thích hương thơm, chắc hẳn cũng đã từng ngửi qua loại tinh dầu mang mùi thơm dễ chịu này. Tuy nhiên, tinh dầu Bergamot còn có nhiều tác dụng khác và hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
administrator