LƯỠI RẮN

Cây lưỡi rắn được biết đến như một loài cỏ dại nhỏ mọc ven đường. Loài thực vật này có những tác dụng thanh nhiệt, giải độc & thường được sử dụng để hạ sốt, trị rắn độc cắn hoặc dùng để giảm đau, lợi tiểu. Tuy nhiên Lưỡi rắn cũng có nhiều những tác dụng dược lý khác như kháng khuẩn, kháng viêm, bảo vệ gan & lợi mật.

daydreaming distracted girl in class

LƯỠI RẮN

Giới thiệu về dược liệu Lưỡi rắn

Tên khoa học: Oldenlandia corymbosa hoặc Hedyotis corymbosa (L.) Lam.

Họ thực vật: Rubiaceae (Họ Cà phê)

Tên gọi khác: Cỏ lưỡi rắn, Vương thái tô, Đơn đòng, Nọc sở, Cóc mẩn, Xà thiệt thảo, Đơn thảo, Bòi ngòi ngù, Vỏ chu, Tán phong hoa nhĩ thảo,…

Lưỡi rắn và Bạch hoa xà thiệt thảo (Oldenlandia diffusa Willd hoặc Hedyotis diffusa Willd) có cùng họ và chi thực vật nhưng khác loài.

Mô tả dược liệu Lưỡi rắn

Lưỡi rắn là một loài cỏ nhỏ, thân thảo mọc sát mặt đất và mọc hằng năm. Thân cây lúc còn non hơi vuông, mềm yếu, nhẵn và có màu xanh hoặc màu nâu tím, thân lúc già thì có dạng tròn, màu nâu mang nhiều cành, có chiều cao khoảng từ 30 – 40 cm.

Lá đơn, mọc đối, phiến lá hơi rộng, hình mũi mác hẹp & dài. Phiến lá dài khoảng 1 – 5 cm và rộng khoảng 1 – 5 mm, đôi lúc có là có chiều rộng lên đến 1 cm, hai đầu lá nhọn, cuống lá ngắn và có lá kèm, đôi khi nhìn như không có cuống, mép lá nguyên, gân lá có hình lông chim với gân chính nổi rõ, mặt trên của lá màu xanh thẫm.

Cụm hoa mọc xim mang 2 - 4 hoa ở phần nách lá, hoa nhỏ màu trắng hoặc màu tím nhạt, các lá đài hoa có chiều dài xấp xỉ 2 mm và có màu xanh, tràng hoa có chiều dài dài khoảng 2,5 mm. Hoa đều và lưỡng tính có chỉ nhị dài bằng bao phấn, bao phấn có hình bầu dục, màu nâu và đính giữa, hướng vào trong, nứt dọc. Hoa có 1 vòi nhụy rất ngắn, có màu trắng và nhiều gai nạc.

Quả nang có hình bán cầu, đỉnh quả hơi phồng lên và có 2 thùy cạn, mặt ngoài quả có 4 gân nổi rõ, đài còn tồn tại. Quả khi non có màu xanh và khi già thì có màu vàng nhạt. Hạt nhỏ có màu nâu vàng và số lượng hạt khá nhiều.

Bộ phận dùng, phân bố, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: toàn cây đều có thể được sử dụng làm thuốc

- Phân bố: 

  • Lưỡi rắn là loại cây ưa sáng và ưa ẩm do đó chúng thường mọc dại thành đám trên những bãi đất hoang, ruộng vườn ca hoặc nương rẫy. Cây mọc hoang khắp nước Việt Nam, thường gặp nhất là ở những đường ray xe lửa hoặc những nơi râm mát. Cây có khả năng sống trên nhiều loại đất và có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh chóng vào mùa hè và lụi tàn dần trước mùa đông. Cây ra hoa rất nhiều, quả khi già sẽ bung ra để phân tán hạt.

  • Lưỡi rắn phân bố ở khắp nơi, thường gặp ở các vùng bình nguyên hoặc ở những khu vực có độ cao khoảng 300 m. Trên thế giới, Lưỡi rắn phân bố chủ yếu ở các nước trong những khu vực có khí hậu nhiệt đới như Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Thái Lan, Lào, Indonesia, Campuchia và Trung Quốc. Bên cạnh đó còn có thể tìm thấy Lưỡi rắn ở các nước nhiệt đới khác thuộc Châu Phi và Châu Mỹ.

  • Tại Việt Nam, cây mọc nhiều ở những khu rừng hoặc đồng bằng ở các tỉnh Lào Cai (Sapa), Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà nẵng.

- Thu hái và chế biến: thu hái quanh năm, tuy nhiên thời điểm thu hái tốt nhất là vào mùa hè khi cây đang ra hoa. Cây sau khi thu hoạch sau khi rửa sạch có thể dùng tươi, hoặc đem đi phơi khô hoặc đem đi sao vàng để dùng.

Thành phần hóa học

Theo tài liệu “Trung dược từ hải”, tập I năm 1993: cây có chứa các chất như corymbosin, asperuloside, acid geniposidic, acid oleanolic, p-coumic, β-sitosterol, acid ursolic và scandoside,... Ngoài ra trong lá Lưỡi rắn còn chứa rất nhiều vitamin C. 

Các bộ phận trên mặt đất của Lưỡi rắn chứa deacetylasperulosid, asperuloside, acid asperulosidic, acid diacetyl asperuloside và 10-O-p-hydroxybenzoyl scandoside methyl ester,…

Công dụng – Tác dụng theo Y học hiện đại

- Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm: tác dụng kháng khuẩn in vitro của Lưỡi rắn không thực sự mạnh. Cụ thể, Lưỡi rắn có tác dụng yếu đối với tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và trực khuẩn lỵ. Tuy nhiên Lưỡi rắn có tác dụng đáng kể đối với thỏ thử nghiệm bị viêm ruột thừa. Các nhà khoa học cho rằng cơ chế kháng viêm có thể là do cây có tác động trên hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm tăng hoạt lực của các đại thực bào từ đó tăng cường chức năng miễn dịch không đặc hiệu Ngoài ra Lưỡi rắn còn được ghi nhận khả năng cải thiện chức năng của vỏ thượng thận. Do đó tăng khả năng kháng viêm.

- Tác dụng giảm độc tố của rắn độc: những nghiên cứu thử nghiệm trên chuột bị rắn độc cắn được cho uống dịch chiết Lưỡi rắn cho kết quả là tỷ lệ tử vong giảm đi đáng kể so với nhóm chứng không được cho uống dịch chiết Lưỡi rắn.

- Tác dụng bảo vệ gan: các nghiên cứu tại Ấn Độ sử dụng chiết xuất methanolic của toàn bộ cây Lưỡi rắn trên dòng chuột Wistar. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây lưỡi rắn có tác dụng bảo vệ gan cũng như lợi mật.

- Tác dụng đối ung thư: theo các nghiên cứu của Đại học Y Học Cổ Truyền Phúc Kiến (Trung Quốc), cây Lưỡi rắn trắng còn có thể có khả năng khống chế sự phát triển của ung thư đại tràng, ung thư gan giai đoạn đầu. Từ đó giúp ức chế sự phát triển của các khối u lành tính & ác tính và các bệnh lý gan mật có liên quan đến virus gây viêm gan B.

Vị thuốc Lưỡi rắn trong Y học cổ truyền

Tính vị: tính mát, vị ngọt nhạt.

Quy kinh: Vị, Tâm, Can, Tiểu tràng, Đại tràng.

Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, lợi thấp, chống u.

Cách dùng – Liều dùng

Sử dụng từ 25 – 30 g mỗi ngày, có thể lên đến 60 g mỗi ngày. Dùng bằng cách sắc uống hoặc hãm như nước trà để uống hằng ngày. Dùng ngoài tùy theo loại bệnh lý.

Hoặc mỗi ngày sử dụng 160 g cây tươi, đem rửa sạch, sao vàng rồi thêm 600 mL nước, sắc còn 100 mL, chia làm 3 lần uống trong ngày (sáng, trưa, tối).

Một số bài thuốc có vị thuốc Lưỡi rắn

- Trị sốt cao: sử dụng 30 g Lưỡi rắn khô đem đi sao vàng hạ thổ hoặc sắc với 600 mL nước đến khi còn 300 mL, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

- Trị viêm ruột thừa cấp tính đơn thuần, viêm phúc mạc nhẹ: sử dụng 60 g thuốc sắc Lưỡi rắn chia thành 2 - 3 lần uống hằng ngày.

- Trị rắn cắn:

  • Lưỡi rắn tươi có khả năng giải độc và chữa rắn cắn khá hiệu quả.

  • Lấy 100 g cây tươi rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt để uống, bã sau khi vắt dùng đắp lên vết thương và băng lại.

  *Lưu ý: Đây chỉ là biện pháp sơ cứu, giải độc ban đầu cho người bị rắn độc cắn khi chưa có thuốc giải độc, sau khi thực hiện xong các biện pháp trên cần lập tức đưa nạn nhân đến bệnh viện tiêm huyết thanh giải độc & điều trị càng sớm càng tốt.

- Trị viêm tiết niệu, bí tiểu: sử dụng 80 g cây Lưỡi rắn tươi giã nát, thêm 1 ít nước, dùng khăn mỏng bọc lại để vắt lấy nước, thêm 1 ít đường để uống hàng ngày. Cách này vừa có tác dụng thanh nhiệt, và giúp lợi tiểu, bên cạnh đó còn điều trị viêm đường tiết niệu rất hay & hiệu quả.

- Trị ho, viêm họng, hạ sốt, an thần, giảm đau nhức xương khớp: sử dụng 20 g cây Lưỡi rắn khô hoặc 80 g cây Lưỡi rắn tươi đem đi sao vàng hạ thổ rồi đem hãm với 1 L nước (như hãm trà). Ủ trong vòng khoảng 20 phút, sau đó chắt lấy nước uống trong ngày.

- Trị viêm gan, vàng da: sử dụng Lưỡi rắn phối hợp với Hạ khô thảo và Cam thảo có công dụng cải thiện chức năng gan, cải thiện tình trạng vàng da trên người bệnh viêm gan.

Lưu ý khi sử dụng

Mặc dù công dụng của vị thuốc Lưỡi rắn rất đa dạng và có hiệu quả đối với nhiều người, tuy nhiên phụ nữ có thai nên tránh sử dụng loại cây này. Phụ nữ đang cho con bú cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tóm lại, để sử dụng vị thuốc Lưỡi rắn hiệu quả và an toàn, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
RÂU NGÔ

RÂU NGÔ

Theo Y học cổ truyền, Râu bắp có vị ngọt, tính bình có tác dụng bình can, lợi đàm, tiêu thũng, lợi niệu, được dùng để điều trị các bệnh như tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu, viêm tiết niệu, sán trong gan, mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật, vàng da…
administrator
LONG CỐT

LONG CỐT

Long cốt có tên khoa học là Os Dracois, (Fossilia Ossis Mastodi): là xương hoá thạch của những động vật cổ đại thuộc loài khủng long như tê giác ngựa 3 ngón chân Rhinoceros sinensis Owen.; Rhinoceros indet, loài hươu: Cervidae indet; loài trâu: Bovidae indet...; Long xỉ (Dens Draconis) cũng là một loại long cốt, có cùng thành phần hóa học và công dụng. Long cốt là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Với các tác dụng như an thần, trị đổ mồ hôi trộm, di tinh, hoạt tinh,…
administrator
MƯỚP SÁT

MƯỚP SÁT

Mướp sát là một loài cây thường được tìm thấy ở các vùng bờ biển của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và vùng phía Bắc của nước Úc. Tuy là một dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ, Mướp sát lại chứa độc tố, nếu không biết cách sử dụng có thể gây hại đến sức khỏe thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
administrator
MÃ TIÊN THẢO

MÃ TIÊN THẢO

Mã thầy là cây thân thảo, nhỏ, sống lâu năm, cây cao từ 10cm và có thể cao đến 1m. Thân màu xanh lục, có 4 cạnh.
administrator
Ô RÔ NƯỚC

Ô RÔ NƯỚC

Ô rô được chia thành 2 loại chủ yếu là Ô rô cạn và Ô rô nước. Mỗi loại Ô rô khác nhau sẽ có các đặc tính thực vật và tác dụng dược lý khác nhau. Đối với Ô rô nước, đây là một vị thuốc Y học cổ truyền rất quý khi nó có thể mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe.
administrator
CÂY BÀNG

CÂY BÀNG

Cây Bàng (Terminalia catappa) là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và châu Phi, được trồng rộng rãi ở khu vực nhiệt đới trên toàn thế giới. Ngoài việc làm cây cảnh, cây Bàng còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học. Với những thành phần hoạt tính đa dạng, cây Bàng được đánh giá là một trong những cây thuốc quý trong y học cổ truyền và được nghiên cứu sâu rộng về những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
administrator
THUỐC MỌI

THUỐC MỌI

Cây thuốc mọi, còn được gọi với tên khác là cây cơm cháy, thuộc họ Cơm cháy là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học cổ truyền để trị bệnh. Dược liệu này thường được sử dụng để điều trị viêm gan, phong thấp, táo bón, một số bệnh ngoài da rất hiệu quả bao gồm chàm, nổi mề đay mẩn ngứa,… Nhưng, toàn cây có chứa độc tính nên cần phải rất cẩn thận khi sử dụng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cây thuốc mọi cũng như các dùng loại thảo dược này.
administrator
GAI CUA

GAI CUA

Gai cua, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mùi cua, cây cà dại hoa vàng, cây gai ma, cây lão thử lặc, cây cà gai. Cây gai cua hiện đang được y học cổ truyền một số nước như Ấn Độ, Nepal sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây chứa các chất có tác dụng sát khuẩn, nhuận tràng, chống nấm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator