RÂU NGÔ

Theo Y học cổ truyền, Râu bắp có vị ngọt, tính bình có tác dụng bình can, lợi đàm, tiêu thũng, lợi niệu, được dùng để điều trị các bệnh như tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu, viêm tiết niệu, sán trong gan, mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật, vàng da…

daydreaming distracted girl in class

RÂU NGÔ

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Zea mays L.

Họ: Lúa (Poaceae).

Tên dược liệu: Stigmata Maydis

Râu ngô là vòi và núm phơi khô của hoa cây ngô đã già và cho bắp.

Tên gọi khác: Bổng thủ mao, ngọc mễ tu, râu bắp

Đặc điểm dược liệu

Cây ngô là thân thảo cao 1,5 – 2,5 m. Thân dày, đặc, có đốt, các đốt cách nhau 20 – 30 cm. Lá to, dài, bản rộng, có nhiều lông thô ráp.

Hoa đực có màu lục, tạo thành một bông dài tụ lại ngọn. Hoa cái tụ thành một bông to hình trụ ở nách lá và được bao bởi nhiều lá bắc dạng màng. Vòi nhụy có dạng sợi, màu vàng, túm lại thành chùm, có thể dài tới 20 cm. Đầu nhụy màu nâu hoặc tím sẫm.

Quả hình trứng, có nhiều hạt, xếp khít nhau tạo thành 8 – 10 dây hạt. Hạt cứng, bóng, nhiều màu sắc, tuy nhiên màu phổ biến là màu vàng.

Mô tả dược liệu Râu ngô

Râu ngô từ vòi nhụy của cây ngô, sắc vàng nhạt như tơ, là bộ phận được ứng dụng làm thuốc. 

Phân bố, sinh thái

Ngô có nguồn gốc ở châu Mỹ, được trồng ở đồng bằng và cả miền núi để lấy hạt làm lương thực. Hiện tại, Ngô được trồng ở nhiều nơi để làm lương thực và thuốc.

Ở Việt Nam, Ngô là loại cây được trồng phổ biến từ vùng núi đến đồng bằng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Râu bắp

Thu hái, chế biến: Râu bắp hái vào lúc ta thu hoạch bắp. Sau khi thu hái, mang đi phơi thật khô. Nhặt bỏ các sợi râu màu đen, chỉ lấy những sợi màu nâu vàng óng và mượt.

Bảo quản: ở nơi kín, thoáng gió, tránh sâu bọ, nhiệt độ cao và nơi ẩm ướt.

Thành phần hóa học 

Trong râu bắp có chứa các các steroid như sitosterol và stigmasterol, nhiều loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin A; vitamin K, vitamin nhóm B: B1, B2, B6 (pyridoxine); vitamin C; vitamin PP; các flavonoid: Inositol, axit pantothenic; các saponin; dầu béo; các chất đắng; tinh dầu và các chất vi lượng khác.

Ngoài ra, râu bắp còn chứa 4 – 5% chất khoáng giàu muối Kali, đường, 2,8% Lipid

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, Râu bắp có vị ngọt, tính bình có tác dụng bình can, lợi đàm, tiêu thũng, lợi niệu, được dùng để điều trị các bệnh như tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu, viêm tiết niệu, sán trong gan, mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật, vàng da… Ngoài ra, nó còn được sử dụng để điều trị và phòng ngừa các bệnh về gan và sử dụng kết hợp với Vitamin K để cầm máu.

Theo y học hiện đại, Râu bắp có tác dụng:

- Hỗ trợ cải thiện vấn đề về thận

- Tăng cường tiêu hóa: Râu bắp giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng phân khô, giảm tình trạng táo bón. Đồng thời giảm sự hấp thụ chất béo trong ruột, giúp ích cho việc giảm cân. 

- Ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não: flavonoid trong râu bắp giúp giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ trong việc phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch

- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể: Trong râu ngô có nhiều chất chống oxy hóa giúp kích thích loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, tăng cường chức năng gan, tối ưu hóa chức năng bài tiết. 

- Kiểm soát tình trạng chảy máu.

Cách dùng - Liều dùng 

Cách dùng: Râu ngô có thể dùng ở dạng pha, sắc nước uống hoặc chế thành cao lỏng.

- Mỗi ngày có thể sử dụng 10 – 20 gram Râu ngô đun với nước để uống, sử dụng dần.

- Nếu chế thành cao lỏng, có thể đóng vào lọ uống 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, trước bữa ăn.

Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày là 30 – 40 gram.

Một số bài thuốc có Râu bắp:

- Chữa viêm thận và viêm bàng quang: Nấu Râu ngô 100g, Rau má, Ý dĩ, Mã đề mỗi loại 50g, Sài đất 40g cùng 600 ml nước cho đến khi còn 250 ml. Uống 3 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ.

- Chữa viêm thận phù thũng: Sắc các dược liệu Râu ngô, Thóc lép, Mơ leo mỗi vị 30g, lấy nước uống mỗi ngày.

- Chữa viêm túi mật, viêm gan, sỏi mật: Sắc các dược liệu Nhân trần bắc, Râu ngô mỗi loại 30g, lấy nước uống mỗi ngày.

- Chữa tiểu đường: Dùng 40 – 50g Râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối với các vị thuốc khác như Mạch môn, Thiên môn, Tri mẫu, Cỏ ngọt để có hiệu quả tốt hơn.

- Điều trị vàng da do viêm gan tắc mật: Pha 40g Râu ngô với nước nóng uống hằng ngày như trà.

- Chữa sỏi thận: Sắc 10g Râu ngô với 300 ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút. Sử dụng mỗi lần khoảng 20-60 ml, trước bữa ăn chính khoảng 3 – 4 giờ.

- Điều trị các bệnh xuất huyết: Sắc một nắm Râu ngô, lấy nước uống hàng ngày có thể cải thiện tình trạng băng huyết, xuất huyết tử cung, chảy máu chân răng, tiểu ra máu hoặc chảy máu niêm mạc.

Lưu ý

- Không nên uống quá nhiều vì có thể gây tác dụng phụ, nên kiểm soát lượng râu ngô nhâm ở mức 3 - 5 gam mỗi ngày.

- Không nên dùng vào buổi tối vì râu ngô có tác dụng lợi tiểu, nếu dùng quá nhiều sẽ khiến bạn đi tiểu đêm nhiều lần, khó ngủ. Cần cẩn thận khi sử dụng kèm các loại thuốc lợi tiểu hoặc các loại thực phẩm chức năng khác.

- Nên chọn râu ngô dạng tươi thay vì dạng khô vì chứa nhiều dưỡng chất hơn. Chọn râu sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung.

- Phụ nữ có thai cần trao đổi với thầy thuốc để sử dụng Râu ngô một cách an toàn.

- Không dùng thay nước lọc cho trẻ nhỏ.

 

Có thể bạn quan tâm?
KIỀU MẠCH

KIỀU MẠCH

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum moench Họ: Rau răm (Polygonaceae) Tên gọi khác: Tam giác mạch, Lúc mạch đen, Mạch ba góc, Lộc đề thảo, Ô mạch.
administrator
CỦ ẤU

CỦ ẤU

Củ ấu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu nước, ấu trúi, lăng mác. Củ ấu là một loại thức ăn quen thuộc của miền sông nước. Ngoài hương vị thơm ngon, củ ấu còn có thể được dùng như một loại thuốc với công dụng trị sốt, viêm dạ dày, chữa được mụn nhọt, ngứa lở. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỎI ĐỘC

TỎI ĐỘC

Tỏi độc (Colchicum autumnale) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và được đánh giá là có tác dụng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Tỏi độc chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư, tác động đến hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, Tỏi độc được sử dụng trong điều trị bệnh gout, có độc tính cao, do đó cần phải được sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
administrator
HOÀNG KỲ

HOÀNG KỲ

Hoàng kỳ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Miên hoàng kỳ, khẩu kỳ, bắc kỳ, tiễn kỳ, sinh hoàng kỳ, đái thảm, thục chi, ngải thảo. Hoàng kỳ là một loài cây mọc hoang dại ở Trung Quốc, tuy nhiên đây là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với tác dụng bổ khí, chữa chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn, yếu sức. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGỌC LAN TÂY

NGỌC LAN TÂY

Các bộ phận của cây Ngọc lan tây, đặc biệt là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, giảm kích thích phản xạ, còn có công dụng kháng sinh, kháng khuẩn. Ở Thái Lan, lá và gỗ của Ngọc lan tây có công dụng lợi tiểu, còn hoa có tác dụng trợ tim.
administrator
MA HOÀNG

MA HOÀNG

Ma hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang ở vùng Hoa Bắc, Tây Bắc. Ma hoàng chưa thấy ở nước ta, hiện nay dược liệu chủ yếu được ngập khẩu từ Trung Quốc.
administrator
CÀ DẠI HOA TRẮNG

CÀ DẠI HOA TRẮNG

Cà dại hoa trắng là cây thân thảo mọc hoang nhiều ở nước ta. Loài cây này thường được dùng làm dược liệu có tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, trừ ho, chữa đau bụng, đau răng, đau nhức xương khớp, chứng khó tiểu tiện...
administrator
SO ĐŨA

SO ĐŨA

So đũa là cây thân gỗ, cao khoảng 8 – 10m và phát triển rất nhanh. Thân và cành mảnh, bề mặt nhẵn, vỏ sần sùi, dày và tiết ra mủ có màu đỏ. Rễ cọc, có nhiều rễ non và rễ phụ thường được vi khuẩn cộng sinh và tạo thành các nốt sần.
administrator