HOÀNG KỲ

Hoàng kỳ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Miên hoàng kỳ, khẩu kỳ, bắc kỳ, tiễn kỳ, sinh hoàng kỳ, đái thảm, thục chi, ngải thảo. Hoàng kỳ là một loài cây mọc hoang dại ở Trung Quốc, tuy nhiên đây là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với tác dụng bổ khí, chữa chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn, yếu sức. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOÀNG KỲ

Đặc điểm tự nhiên

Cây hoàng kỳ là cây thảo, sống lâu năm. Khi trưởng thành, cây có thể cao tới 70 cm. Thân mọc thẳng đứng được phân thành nhiều cành.

Lá kép dạng lông chim, lá đơn mọc mọc so le. Lá chét hình trứng dài, đầu lá nhọn hoặc tròn. Kích thước hoa dài hơn lá, hoa mọc thành cụm dưới lá lá, hoa có màu vàng tươi.

Quả hình đậu dẹt, đầu thuôn dài, vỏ quả có những lông tơ ngắn.

Rễ dài, hình trụ và đâm sâu vào lòng đất, vỏ bọc ngoài rễ có màu vàng nâu hoặc màu đỏ nâu.

Cây Hoàng kỳ chủ yếu được trồng ở các tỉnh thuộc Trung Quốc như: Hoa Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc, Du Lâm, Diên An, Tứ Xuyên, Bửu Kê,… Cây thường mọc ở những bãi đất cá, bên bờ rừng, vũng rãnh thoát nước. Hiện, cây hoàng kỳ chưa được di thực vào nước ta.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ của cây hoàng kỳ là bộ phận được sử dụng để được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào màu thu, 3 năm thu hoạch một lần. Thu hoạch những cây càng nhiều năm tuổi càng thu được chất lượng sản phẩm cao.

Chế biến: Đào lấy phần rễ của cây hoàng kỳ, rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp đất cát, bụi bẩn, tạp chất còn bám vào, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, sau đó đem phơi nắng hoặc sấy cho khô. Sau khi khô, phân loại hoàng kỳ thành các loại khác nhau (loại to và loại nhỏ), thái thành phiến nhỏ để dùng. Hoặc có thể bào chế bằng cách khác, đem hoàng kỳ đã được thái phiến tẩm với một ít mật ong, hòa với một ít nước sôi, sau đó đem sao trên lửa nhỏ cho vàng.

Bảo quản: Hoàng kỳ được bảo quản trong bọc kín hoặc hũ thủy tinh, đậy kín bao bì sau những lần sử dụng để được sử dụng lâu dài. Đối với hoàng kỳ tẩm với mật ong không được cất trữ và sử dụng trong thời gian dài. Bảo quản ở độ phòng, nơi thoáng mát, không để dược liệu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Thành phần hóa học

Hoàng kỳ có chứa các polysaccharide: Astragalan, saccarose, glucose, tinh bột, chất nhầy, gôm.

Tác dụng

+Tác dụng trên hệ thống tuần hoàn: Hoàng kỳ giúp tăng co bóp của tim. Đối với tim bị trúng độc hay mệt mỏi dẫn đến suy kiệt thì tác dụng lại càng mạnh. Hoàng kỳ có thể làm giãn mạch, sự giãn mạch ngoại vi giúp cho máu tới nhiều hơn, mang chất dinh dưỡng đến tốt hơn, ngoài ra còn giúp huyết áp hạ thấp, do mạch tim và mạch thận giãn nở nên cũng giúp lợi tiểu tiện.

+Tác dụng kháng sinh: Hoàng kỳ có tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn lỵ Shigella trong ống nghiệm.

+Tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, điều tiết miễn dịch, thúc đẩy sự hình thành kháng thể

+Tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa protid của huyết thanh và gan, tăng cường chuyển hóa sinh lý của tế bào.

+Tác dụng lợi tiểu.

+Tác dụng tăng sức đề kháng của mao mạch, giãn mạch ngoại vi, có tác dụng hạ áp (thí nghiệm trên thỏ).

+Tác dụng kháng trực khuẩn lỵ, kháng liên cầu khuẩn dung huyết, tụ cầu vàng.

+Tác dụng hưng phấn trong việc co bóp tử cung (thí nghiệm trên chuột cống).

+Tác dụng ức chế ruột cô lập (thí nghiệm ở thỏ).

+Tác dụng kháng tế bào ung thư, tăng trưởng xương đùi của phôi thai (thí nghiệm ở gà).

+Tác dụng bảo vệ gan, chống giảm hàm lượng Glycogen ở gan.

Công dụng

Hoàng kỳ gồm các công dụng sau đây:

+Hoàng kỳ lục nhất thang: Điều trị toàn thân suy nhược, chân tay mỏi mệt rời rã, miệng khô, tim đập nhanh hồi hộp, mặt xanh vàng không muốn ăn uống, nhiều mồ hôi, sốt.

+Hoàng kỳ kiện trung thang: Điều trị cơ thể suy nhược, nhiều mồ hôi

+Thập toàn đại bổ: Điều trị khí huyết bất túc, hư lao, ho khan, ăn kém, di tinh, thắt lưng đau gối yếu, vết thương lâu lành; phụ nữ băng, rong kinh.

+ Điều trị bệnh thận mạn: Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh rằng, hoàng kỳ có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm chậm sự lão hóa của tế bào và có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa. Qua nhiều nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm cho thấy hoàng kỳ có các tác dụng sau trong điều trị bệnh thận mạn.

+Điều trị bệnh vảy nến.

+Điều trị phì đại tuyến tiền liệt.

+Điều trị sốt xuất huyết.

+Điều trị bệnh viêm gan mãn tính.

+Điều trị viêm phế quản mãn tính.

+Điều trị loét dạ dày, loét hành tá tràng.

Liều dùng

Dùng 12 – 20 gram mỗi ngày, nếu cần thiết có thể tăng liều tối đa là 80 gram/ ngày.

Cách dùng: Hoàng kỳ được dùng dưới dạng sắc hoặc sắc thành cao đặc. Có thể sử dụng Hoàng kỳ kết hợp với các vị thuốc khác, tùy thuộc vào từng bài thuốc.

Lưu ý khi sử dụng

+Không sử dụng các bài thuốc từ Hoàng kỳ để chữa một số bệnh lý cho các đói tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.

+Không sử dụng Hoàng kỳ đồng thời với Miết giáp và Bạch tiễn bì.

+Rối loạn tiêu hóa nếu bụng đầy thuộc thực chứng, dương chứng: Không dùng.

+Thực chứng mà âm hư dương thịnh: Không dùng.

+Mụn đậu, ghẻ lở do huyết nhiệt, khí thịnh: không dùng.

+Ngực, hoành cách mô có bỉ khí, tích tụ: Không dùng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
PHÒNG KỶ

PHÒNG KỶ

Phòng kỷ chính là phần rễ đã được phơi hoặc sấy khô của loại cây mang tên Phấn phòng kỷ. Trong tên của loại dược liệu này, Phòng mang nghĩa là phòng ngừa và kỷ mang nghĩa cho bản thân, do đó tên của vị thuốc này nghĩa là giúp phòng ngừa bệnh tật cho mình.
administrator
CÚC MỐC

CÚC MỐC

Cây cúc mốc có nhiều công dụng hữu ích và được dân gian sử dụng để chữa chứng ho ra màu, ho kéo dài, đầy hơi, chướng bụng và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, một số người sử dụng cây cúc mốc để làm cảnh.
administrator
BẠCH ĐÀN TRẮNG

BẠCH ĐÀN TRẮNG

Bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnh. Thuộc họ: Sim – Myrtaceae Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, làm săn chắc cổ họng, niêm mạc họng và dùng trong việc điều trị một số bệnh nha khoa.
administrator
DẦU ĐẬU NÀNH

DẦU ĐẬU NÀNH

Ngày nay, dầu đậu nành là loại dầu thực vật phổ biến và quen thuộc trong phương pháp chế biến thực phẩm hằng ngày. Chúng được nhiều gia đình lựa chọn nhờ những lợi ích đa dạng cho sức khỏe con người. Có thể kể đến như lợi tim mạch, chống oxy hóa, cung cấp acid béo thiết yếu có lợi,…
administrator
KIM NGÂN HOA

KIM NGÂN HOA

- Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb. - Họ: Caprifoliaceae (Cơm cháy) - Tên gọi khác: Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa.
administrator
CÂY CẢI TRỜI

CÂY CẢI TRỜI

Cải trời là loại cây mọc hoang nhiều ở nước ta, trong dân gian được biết đến như một loại rau ăn được. Đồng thời là loại dược liệu chữa bệnh như chữa mụn nhọt, tiêu viêm, cầm máu, hạ sốt, băng huyết,…
administrator
MỘC NHĨ

MỘC NHĨ

Nhắc đến Mộc nhĩ (hoặc cái tên phổ biến khác là Nấm mèo), hầu như ai cũng nghĩ đến một loại thực phẩm cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng được sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Tuy nhiên, không chỉ là một loại rau hay là một loại gia vị, Mộc nhĩ còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh.
administrator
MẬT NHÂN

MẬT NHÂN

Cây Mật nhân còn được biết đến với tên gọi cây bá bệnh. Lí do mà Mật nhân có cái tên thường gọi như vậy là do trong dân gian người ta đã sử dụng loại dược liệu này trong việc điều trị rất nhiều các bệnh lý khác nhau.
administrator