CÚC MỐC

Cây cúc mốc có nhiều công dụng hữu ích và được dân gian sử dụng để chữa chứng ho ra màu, ho kéo dài, đầy hơi, chướng bụng và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, một số người sử dụng cây cúc mốc để làm cảnh.

daydreaming distracted girl in class

CÚC MỐC

Giới thiệu về dược liệu 

Cây cúc mốc có nhiều công dụng hữu ích và được dân gian sử dụng để chữa chứng ho ra màu, ho kéo dài, đầy hơi, chướng bụng và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, một số người sử dụng cây cúc mốc để làm cảnh.

Tên gọi khác: Ngọc phù dung, Nguyệt bạch và Ngải phù dung.

  • Tên khoa học: Crossostephium chinense

  • Tên dược: Folium Crossostephii

  • Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae)

Mô tả đặc điểm

Hoa cúc là loại cây nhỏ, cành non thường có lông trắng bao phủ. Thân ngắn, cứng và phân nhánh ở gốc. Lá hình hoa cúc, phiến lá phía dưới 3 thìa, mép lá nguyên, hai mặt có lông trắng bao phủ. Lá mọc gần bụi dày và có màu xám như mốc nên được gọi là cúc mốc. 

Hoa mọc ở giữa lá, thường thành từng chùm, hoa màu vàng, hình tròn, nhỏ. Quả, quả trứng. Hoa nở từ tháng 12 đến tháng 2 và kết quả từ tháng 2 đến tháng 3.

Bộ phận sử dụng / thu hoạch / chế biến 

Cây này có nguồn gốc từ Đài Loan. Hiện nay, loại cây này đã được du nhập vào nước ta để làm cây cảnh. Hoa cúc cũng được trồng rộng rãi ở Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Campuchia và Lào. 

Bộ phận sử dụng

Lá của cây cúc mốc được thu hái để làm thuốc.

Thu hái – sơ chế

Thu hái lá quanh năm, sau khi thu hoạch có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.

Cúc mốc có nguồn gốc từ Đài Loan, được trồng rộng rãi ở nước ta

Thành phần hóa học 

Trong lá và hoa có tinh dầu với các hoạt chất:

  • Taraxerol,

  • Taraxeryl acetat 

  • Taraxeron 

Ngoài ra theo một số nghiên cứu còn tìm ra được các chất tanacetin, quercetagetin, scopoletin, 5-O-methyl-myo-inositol, 7-trimethylether, selagin, apometzgerin, chrysoeriol, tricetin 3, etanolic, tinh dầu,…

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học hiện đại:

  • Ngọn và lá của cúc mốc có tác dụng ức chế vi nấm.

  • Dược liệu có đặc tính kiểm soát lượng đường trong máu, bảo vệ gan, chống oxy hóa và chống viêm.

  • Điều trị bệnh gout: Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ cúc mốc có tác dụng ức chế quá trình hình thành muối urat tại khớp xương.

  • Tác dụng chống viêm: 6-Methoxy-7-hydroxycoumatrin từ dược liệu có tác dụng chống viêm vở chuột thực nghiệm.

  • Tác dụng bài tiết insulin: Quercetagetin-3, 5-O-methyl-myo-inositol, 7-trimethylether trong cúc mốc có tác dụng tăng bài tiết insulin ở chuột thực nghiệm.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Chiết xuất toàn bộ cây khô có tác dụng ức chế alpha-glucosidase. Do đó loài thực vật này có triển vọng được bào chế thành thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Trừ uế khí, minh mục (làm sáng mắt), làm tan màng mây, dưỡng phế khí, trị can khoa.

  • Chủ trị: Thường được sử dụng để chữa các chứng cảm mạo, kinh nguyệt không đều, ăn uống khó tiêu, nhức đầu, ho, đau bụng,…

  • Ở Trung Quốc, cúc mốc được dùng để chữa tiểu đường.

  • Ở Đài Loan, nhân dân dùng cúc mốc để chữa sỏi bàng quang, viêm gan, viêm khớp dạng thấp, cảm lạnh, viêm dạ dày và các vấn đề về tuyến tiền liệt.

Cách dùng - Liều dùng 

Cúc mốc thường được dùng ở dạng thuốc sắc hoặc hãm. Liều dùng từ 10 – 16g/ ngày.

Một số bài thuốc sử dụng cây cúc mốc

Chữa ho

  • Sử dụng lá Cúc mốc 15g, lá Húng chanh 20g. Sử dụng 2 loại dược liệu đem sắc rồi uống, mỗi ngày 1 thang, trong liên tục 5 ngày.

Chữa ho ra máu

  • Sử dụng lá Cúc mốc 15g, cỏ Nhọ nồi 5g, lá Huyết dụ 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần. Áp dụng trong 7-10 ngày liên tiếp.

Giúp chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh

  • Dùng hỗn hợp lá Cúc mốc 20g, Ngải cứu 10g, lá Ích mẫu 15g. Sau khi sắc nước còn lại khoảng 180ml, đem chia thành 3 lần uống (mỗi lần 60ml). Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi kinh nguyệt đều trở lại.

Đầy hơi

  • Sắc hỗn hợp lá Cúc mốc 15g, hạt Mít 10g, vỏ Quýt 8g, Gừng 3g với liều lượng ngày một thang chia 3 lần, nên uống thuốc lúc nóng.

Lưu ý

Cúc mốc có thể gây một số tác dụng với các trường hợp:

  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu

  • Người có vấn đề sức khỏe đặc biệt

  • Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ

Phần lớn các bài thuốc từ cây cúc mốc đều được lưu truyền trong phạm vi dân gian. Vì vậy một số bài thuốc có thể không được chứng thực về mức độ an toàn và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm?
ĐẠI HOÀNG

ĐẠI HOÀNG

Đại hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỏa Sâm, Phu Như, Phá Môn, Vô Thanh Hổ, Cẩm Trang Hoàng, Thiệt Ngưu Đại Hoàng, Cẩm Văn, Sanh Quân, Đản Kết, Sanh Cẩm Văn, Chế Quân, Xuyên Quân, Chế Cẩm Văn, Sanh Đại Hoàng, Xuyên Văn, Xuyên Cẩm Văn, Tửu Chế Quân, Thượng Quản Quân, Thượng Tướng Quân, Tây Khai Phiến, Thượng Tương Hoàng.Trong Đông y có một loại thảo dược quý hiếm, có màu rất vàng gọi là Đại hoàng (tiếng Hán Việt là màu vàng). Tác dụng nhuận tràng của loại thuốc này rất mạnh. Ngoài ra nó còn có nhiều công dụng khác như khử trùng, cầm máu... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY TRE

CÂY TRE

Tre (Bambusa bambos) là một loại dược liệu đặc biệt quen thuộc với người dân Việt Nam. Tre còn được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền và hiện đại. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tre và những lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe nhé.
administrator
BẠCH CƯƠNG TẰM

BẠCH CƯƠNG TẰM

Bạch cương tằm là vị thuốc có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, khá phổ biến trong dược liệu Đông y. Nhìn có vẻ bình thường nhưng từ những con tằm ăn dâu bị nhiễm khuẩn Batrytis Blas rồi chết cứng (tằm vôi), sau đó được các thầy thuốc đem đi phơi khô thành vị thuốc hết sức thú vị.
administrator
CHU SA

CHU SA

Chu sa là một khoáng chất bột màu nâu hoặc nâu đỏ ở nhiều hình dạng khác nhau như bột, khối, sợi hoặc mảnh nhưng nhiều nhất ở dạng bột, còn thần sa thường ở dạng khối. Chu sa là một dược liệu quý, có vị ngọt, hơi lạnh, tính bình, thanh nhiệt, có tác dụng chữa co giật, suy nhược thần kinh, nhọt ngoài da,…
administrator
THÌ LÀ

THÌ LÀ

Thì là vừa là một thảo mộc vừa là một loại gia vị được sử dụng để tăng hương vị khi nấu ăn, với mùi thơm đặc trưng trong các món hải sản. Rau thì là dược liệu rất giàu chất dinh dưỡng do đó ngoài mục đích trong ẩm thực, thảo dược này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh khác nhau, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa, tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh, hôi miệng, tăng cường tiêu hóa hay cải thiện hệ miễn dịch.
administrator
Ô DƯỢC

Ô DƯỢC

Tại nước ta chủ yếu là ở miền Trung, Ô dược là một loại thuốc khá phổ biến và thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó trong Y học cổ truyền, Ô dược còn rất nhiều những công dụng hữu ích khác như chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ngoài ra còn các tác dụng khác như giảm đau, hành khí,…
administrator
RONG NHO

RONG NHO

Rong nho là một loại tảo đa bào, mọc thành chùm như chùm nho, có hình dạng giống trứng cá nhưng có màu xanh lục sáng đến xanh lam và xanh ô liu.
administrator
TOÀN PHÚC HOA

TOÀN PHÚC HOA

Toàn phúc hoa là một loại dược liệu còn ít được nhiều người biết tới. Dược liệu này còn được gọi là Kim phí hoa, Tuyền phúc hoa hay Kim phí thảo. Toàn phúc hoa có tên khoa học là Flos Inulae, họ Cúc (Compositae). Theo Y học cổ truyền, vị thuốc này có vị mặn, tính ôn, quy kinh phế và đại trường. Dược liệu này được sử dụng trong điều trị các tình trạng ngực đầy tức, ho nhiều đờm, bụng đầy trướng… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toàn phúc hoa và những công dụng của nó đối với sức khỏe của chúng ta nhé.
administrator