TOÀN PHÚC HOA

Toàn phúc hoa là một loại dược liệu còn ít được nhiều người biết tới. Dược liệu này còn được gọi là Kim phí hoa, Tuyền phúc hoa hay Kim phí thảo. Toàn phúc hoa có tên khoa học là Flos Inulae, họ Cúc (Compositae). Theo Y học cổ truyền, vị thuốc này có vị mặn, tính ôn, quy kinh phế và đại trường. Dược liệu này được sử dụng trong điều trị các tình trạng ngực đầy tức, ho nhiều đờm, bụng đầy trướng… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toàn phúc hoa và những công dụng của nó đối với sức khỏe của chúng ta nhé.

daydreaming distracted girl in class

TOÀN PHÚC HOA

Giới thiệu về dược liệu

Toàn phúc hoa còn được gọi là Tuyền phúc hoa, Tuyền phú hoa, Tuyên phục hoa, hoa Bách diệp thảo, cây cúc mắt ngựa (hoa)

Toàn phúc hoa có tên khoa học Flos inulae, họ Cúc, tên tiếng Trung là 旋 腹 花

Toàn phúc hoa là thực vật sống nhiều năm, có chiều cao từ 30 – 80cm. Thân cây màu lục hoặc màu tía. Lá mọc ra ở giữa thân cây, hình thuôn hay hình tròn dài, đầu lá mũi mác. Lá của cây hầu như không có cuống, phiến lá nguyên hay khía răng cưa. Mặt trên của lá ít lông hoặc không lông, mặt dưới có lông nhỏ.

Cụm hoa hình đầu, bao hình bán cầu. Hoa có màu vàng. Quả nang hình trụ tròn.

Mùa ra hoa từ tháng 6 – 10; mùa quả từ tháng 9 – 11.

Toàn phúc hoa vẫn chưa thấy trồng và khai thác tại Việt Nam, được nhập từ Trung Quốc để làm thuốc.

Hoa thu hái vào mùa hè và thu.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận sử dụng làm thuốc là hoa hoặc toàn cây. Sau khi thu hái, loại bỏ tạp chất, rửa sạch sạch là dùng được. 

Chú ý: Khi sắc vị thuốc cần gói trong vải. 

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu đã ghi nhận được thành phần chủ yếu của Toàn phúc hoa bao gồm quercetin, isoquercetin, chlorogenic acid, acid caffeic, taraxasterol, britannin, inulicin…

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Toàn phúc hoa có vị đắng, cay, mặn, hơi độc, hơi ấm. Quy vào kinh Phế, Tỳ và Đại tràng. Toàn phúc hoa có công dụng trừ đàm, hành thủy, chống nôn. Dược liệu này thường được sử dụng để trị ho, hen, nôn ói, ngực trướng, đau hông, trị thuỷ thũng.

Theo Y học hiện đại

Kháng viêm 

Viêm là phản ứng bên trong cơ thể để chống lại những tác nhân có hại, bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm kéo dài, diễn tiến nặng lên hay thường xuyên diễn ra cũng ảnh hưởng nhiều tới các cơ quan trong cơ thể. 

Các nghiên cứu đã ghi nhận được hoạt chất chiết từ Toàn phúc hoa có hiệu quả chống viêm bằng cách ức chế biểu hiện NO, iNOS và cytokine. Bên cạnh đó, còn giảm hoạt hóa NF-κB thông qua ức chế phosphoryl hóa IκBα và kinase MAP trong đại thực bào. 

Chống dị ứng 

Nghiên cứu thực hiện trên chuột in vitro và in vivo chỉ ra rằng chiết xuất từ Toàn phúc hoa điều chỉnh việc sản xuất và thoái hóa eicosanoids thông qua ngăn chặn con đường truyền tín hiệu qua trung gian SCF. Vì vậy, dược liệu này được ghi nhận là có công dụng ngăn ngừa các tình trạng viêm dị ứng. 

Giảm béo phì 

Một nghiên cứu trên những người sử dụng chiết xuất từ Toàn phúc hoa cho thấy thành phần của dược liệu này khả năng cải thiện tình trạng béo phì. Toàn phúc hoa giúp ngăn ngừa tích lũy lipid bằng cách điều chỉnh biểu hiện gen liên quan tới adipogenesis và lipogenesis. 

Hạ đường huyết

Polysacarit được chiết xuất từ Toàn phúc hoa có hiệu quả cải thiện tình trạng tăng đường huyết ở chuột bị gây tiểu đường với alloxan hoặc streptozocin.

Cách dùng - Liều dùng

Liều sử dụng thông thường là từ 3 - 10g.

Chữa ho hen, nhiều đờm 

Sử dụng Toàn phúc hoa 12g, Bán hạ 10g và Tế tân 6g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. 

Chữa vị khí hư nhược, đờm trọc trở ngăn, ngực đầy tức

Bài thuốc gồm Toàn phúc hoa 12g, Nhân sâm và Sinh khương mỗi vị 20g, Đại giả thạch 40g, Cam thảo và Bán hạ mỗi vị 10g, Đại táo 10 quả. Đem tất cả dược liệu sắc lấy nước uống.

Chữa đờm ngăn trở gây khí nghịch ói đàm, bụng đầy trướng

Bài thuốc gồm 12g mỗi vị gồm Toàn phúc hoa, Trần bì, Sa sâm, Phục linh, Sinh khương; Bán hạ 8g, Cam thảo 4g và Đại táo 3 quả. Đem tất cả dược liệu sắc lấy nước uống. 

Chữa ngực tức đầy, ợ ngược nôn nấc

Bài thuốc gồm Bán hạ 8g, Nhân sâm 12g, Sinh khương 12g, Đại giả thạch 12g, Chích thảo 6g, Đại táo 3 quả, Phục linh 14g và Tuyền phú hoa 12g. Sắc tất cả dược liệu lấy nước uống. 

Lưu ý

Toàn phúc hoa có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên không được tự ý sử dụng mà cần hỏi ý kiến của chuyên gia. Người đang tiêu chảy không nên sử dụng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TẦM BÓP

TẦM BÓP

Tầm bóp (Physalis angulata) là một loại thực vật được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Thường được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, tầm bóp có thân thảo và cao khoảng 1,2m, với các lá tròn hoặc hình tim, có lông mịn ở mặt dưới. Trái của tầm bóp được bao phủ bởi một vỏ bọc giống như giấy lồng, bên trong là những quả trứng hoặc hình cầu màu vàng, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đen. Tầm bóp có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, giảm đau, đau khớp và rối loạn tiền đình.
administrator
MỘC HOA TRẮNG

MỘC HOA TRẮNG

Mộc hoa trắng là một loại dược liệu quý có thành phần hóa học rất đa dạng và có hoạt tính cao. Thường được sử dụng từ lâu trong điều trị rất nhiều bệnh lý, nhất là những bệnh đường tiêu hóa hoặc đái tháo đường. Trong đó phổ biến nhất là điều trị kiết lỵ và viêm đại tràng.
administrator
TỬ UYỂN

TỬ UYỂN

Tử uyển (Aster tataricus) là một loài thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng trong y học cổ truyền với công dụng giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tử uyển và cách sử dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé.
administrator
HÀNH BIỂN

HÀNH BIỂN

Các tác dụng của Hành biển đã được nghiên cứu từ lâu. Từ những nghiên cứu thực nghiệm cho biết các hoạt chất chiết xuất từ hành biển có tác dụng trợ tim, long đờm, lợi tiểu, tiêu viêm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY BÁNG

CÂY BÁNG

Cây Báng (Arenga pinnata), còn được gọi là Búng báng, Cây đác, Đao rừng, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây Báng có nhiều ứng dụng trong đời sống như làm thức uống, mỹ phẩm, dược liệu và cả trong công nghiệp sản xuất giấy. Ngoài ra, cây Báng còn được sử dụng trong y học cổ truyền và có những tác dụng đặc biệt cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và những tác dụng của cây Báng trong y học hiện đại và cổ truyền.
administrator
XẠ ĐEN

XẠ ĐEN

Xạ đen (Celastrus hindsii) là một loại dược liệu tự nhiên được sử dụng trong Y học cổ truyền và đã được nghiên cứu về hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh. Các thành phần hóa học của Xạ đen bao gồm alkaloid, flavonoid, steroid, sesquiterpene lactone và acid béo, với tác dụng kháng viêm, giảm đau và chống oxy hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu Xạ đen và cách sử dụng dược liệu này hiệu quả nhé.
administrator
CÁT CÁNH

CÁT CÁNH

Cát cánh (Platycodon grandiflorus) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Có vị đắng, tính bình, Cát cánh được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như ho, viêm họng, đau đầu, đau bụng, viêm ruột, và đặc biệt là giảm đau và chống viêm. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Cát cánh có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng đáng kể trong việc điều trị bệnh, đồng thời cũng cần chú ý đến cách sử dụng và bảo quản Cát cánh để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
administrator
CÂY LƯỠI HỔ

CÂY LƯỠI HỔ

Cây lưỡi hổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỗ vĩ, hỗ vĩ lan, lưỡi cọp xanh, hỗ vĩ mép vàng, kim biên. Cây lưỡi hổ được biết đến là một loại cây phong thủy, được trồng khá nhiều chủ yếu để làm cảnh nhưng ít ai biết được lợi ích khác của chúng, góp phần cải thiện sức khỏe được Y học cổ truyền sử dụng. Với vị chua, tính mát, cây lưỡi hổ được sử dụng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, viêm tai và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator