HÀNH BIỂN

Các tác dụng của Hành biển đã được nghiên cứu từ lâu. Từ những nghiên cứu thực nghiệm cho biết các hoạt chất chiết xuất từ hành biển có tác dụng trợ tim, long đờm, lợi tiểu, tiêu viêm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HÀNH BIỂN

Đặc điểm tự nhiên

Hành biển thuộc nhóm cây thảo mọc thẳng có thể sống nhiều năm. Chiều cao trung bình của hành biển khoảng 18-20cm. Cây không có thân, lá mọc lên từ củ to 10-15cm, màu nâu đỏ đỏ với nhiều lá vẩy kết hợp. Lá Hành biển hẹp, chiều dài đo được khoảng 30 – 40cm hoặc rộng hơn, bề mặt lá không có  lông.

Hoa của cây mọc thành cụm, mỗi cụm hoa chỉ xuất hiện khi cây trụi lá. Hoa thường nở vào mùa hè, cao 30-150cm. Mỗi bắc lá chứa hoa dài từ 1,2-1,5cm, mỏng và có màu lục mốc mốc. Mỗi bông hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa cao 1cm với màu trắng đục, trong đó hoa có 2 nhị, 3 lá noãn và cuống hoa dài 1,5cm.  Cây trụi lá vào mùa hè và phát triển những lá mới vào mùa thu đông. 

Quả nang có 3 góc, mỗi ngăn có 3 – 4 hạt. Bề ngoài cây dễ bị nhầm lẫn với cây cùng họ lan tướng quân.

Hành biển mọc hoang ở những bãi cát vùng Địa Trung Hải nhưng nhiều nhất là gặp tại các nước Bắc Phi. Từ năm 1958, cây này đã được di thực về Việt Nam và sau đó nó được phát triển ra.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Củ là bộ phận chủ yếu để bào chế dược liệu nhưng cũng có thể dùng toàn cây.

Thu hái: Dược liệu được thu hái vào giữa hoặc cuối màu hè.

Chế biến: Sau khi thu hái, lớp vỏ ngoài mỏng khô được bóc bỏ, chỉ giữ lại các vẩy giữa. Lớp này được cắt ngang thành những dải nhỏ hẹp rồi đem đi phơi nắng hoặc sấy khô để dùng.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở những nơi khô ráo và thoáng mát, tránh những nơi ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Các hợp chất hoạt động chính là glycosid tim bao gồm  glucoscillaren A, proscillaridin A, scillaren A, scilliglaucoside và scilliphaeoside. Cây có thể có hàm lượng glycosid tim lên đến 3%. . Scilliroside là hợp chất quan trọng nhất trong số các hợp chất độc, có trong tất cả các bộ phận của cây. Ngoài ra cây còn chứa các flavonoid và stigmasterol, phytosterol và oxalat calcium.

Tác dụng

+Tác dụng gây xung huyết: Làm đỏ da thậm chí có thể gây phỏng da và đặc biệt kích ứng mạnh trên niêm mạc. Nhiều tác giả cho rằng các tinh thể oxalat canxi hình kim là nguyên nhân gây ra các phản ứng xung huyết trên. Tuy nhiên khi lọc hết các tinh thể đó thì phản ứng gây xung huyết vẫn tồn tại.

+Tác dụng trên tim: Hành biển có tác dụng làm chậm mạch, tăng huyết áp, với liều độc gây tim đập nhanh, loạn nhịp và ngừng tâm thu.

+Tác dụng thông tiểu giống như Digitalis nhưng hành biển tác dụng chọn lọc trên biểu mô thận, không những tăng thể tích nước tiểu mà còn tăng cả lượng ure bài tiết.

+Tác dụng trên bài tiết làm: Tăng bài tiết dịch phế quản, mồ hôi.

+Liều độc: Gây viêm ống tiêu hoá, nôn mửa, đi ỉa lỏng, làm mất sự bài niệu do đó không dùng dò hành biển khi viêm thận hay viêm ruột. Ngộ độc có thể do quá liều hay do dùng lâu ngày: Đái ra máu, vô niệu, nôn mửa, ỉa chảy, mạch nhanh và nhỏ, vật vã, chết do ngừng tim.

Công dụng

Hành biển có vị ngọt, đắng, không mùi, tính mát, hơi độc và sẽ có các công dụng sau đây:

+chiết xuất hành biển được sử dụng với mục đích thuốc thông tiểu, nhất là ở những người bị viêm thận và bí đái nitơ. Bài thuốc kết hợp chữa chứng thũng phổi do khí, ho gà, viêm phế quản. 

+Do tính vị của Hành biển vẫn chưa được nghiên cứu Y tế nào khẳng định có thể dùng trong điều trị bệnh trực tiếp nên bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng dược liệu này. 

Liều dùng

Lợi tiểu, long đờm: 0,10-0,30g mỗi ngày, tối đa 1g trong 24 giờ.

Hoạt chất scilaren đã tách riêng có tác dụng ổn định: 0,0005 đến 0,002g /ngày dưới dạng viên hay giọt hoặc tiêm.

Lưu ý khi sử dụng

+Toàn cây có độc. Chất độc của cây gây kích ứng dạ dày, viêm ống tiêu hoá, nôn mửa, tiêu lỏng, bí tiểu, nhức đầu, thay đổi thị lực, trầm cảm, nhầm lẫn, ảo giác, nhịp tim bất thường và phát ban da

+Nếu dùng quá liều hoặc dùng lâu ngày sẽ có các triệu chứng đái ra máu, vô niệu, mạch nhanh và nhỏ, vật vã, chết do ngừng tim.

+Cây có tác dụng lợi tiểu và ảnh hưởng đến nhịp tim nên cần thận trọng khi bạn đang dùng các thuốc lợi tiểu, nhuận tràng, digoxin, quinidin, corticosteroid

+Không sử dụng khi đang mang thai hoặc cho con bú, phụ nữ đang hành kinh hoặc dị ứng với bất kỳ chất nào có trong cây.

 

Có thể bạn quan tâm?
RÂU MÈO

RÂU MÈO

Orthosiphon aristatus hay râu mèo, là cây thân thảo nhiệt đới điển hình, thân cây có cạnh, rãnh dọc và ít phân nhánh. Được dùng để trị sỏi thận, tiểu tiện không thông, phù thũng, đau khớp, gút, rối loạn tiêu hóa…
administrator
HƯƠNG NHU

HƯƠNG NHU

Hương nhu là một loại dược liệu có tác dụng kích thích, chống co thắt, sát trùng, xua đuổi côn trùng, đuổi ký sinh trùng bên trong, hạ sốt, trị cảm lạnh, cảm sốt, nhức đầu, liệt dương, đầy hơi, tiêu chảy, kiết lỵ, hậu sản, giun ở trẻ em, chữa thấp khớp, đau thắt lưng,…
administrator
TÁO RỪNG

TÁO RỪNG

Táo rừng (Ziziphus oenoplia) là một loại cây thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae) có tên khác là Táo dại, Mận rừng. Cây thường được tìm thấy ở các vùng đất có khí hậu nhiệt đới và ôn đới, và nhiều công dụng theo Y học cổ truyền. Táo rừng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh như đau đầu, mất ngủ và viêm da. Cùng tìm hiểu thêm về cây thuốc này để hiểu rõ hơn về công dụng của nó theo Y học cổ truyền.
administrator
HOÀI SƠN

HOÀI SƠN

Hoài sơn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ mài, thự dự, sơn dược, khoai mài, chính hoài, khoan mài. Củ hoài sơn (củ mài) là dược liệu quý, được dùng trong nhiều bài thuốc và món ăn điều trị chứng suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, di tinh, bạch đới, thận hư và viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra vị thuốc này còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe và phục hồi thể trạng sau khi ốm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOA ĐẬU BIẾC

HOA ĐẬU BIẾC

Hoa đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KHƯƠNG HOẠT

KHƯƠNG HOẠT

Tên khoa học: Notopterygium incisium, Họ: Hoa Tán (Apiaceae). Tên gọi khác: Tây khương hoạt, Xuyên khương hoạt, Hồ Vương Sứ Giả, Khương Thanh.
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator
ĐUÔI CHUỘT

ĐUÔI CHUỘT

Dược liệu Đuôi chuột (Stachytarpheta jamaicensis) là một loài thực vật được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại. Được biết đến với tên gọi khác là Điềm thông, Đũa bếp, Cỏ đuôi lươn, Mạch lạc, Bôn bôn, Hải tiên, Giả mã tiên, Đuôi chuột được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa và kháng viêm. Ngoài ra, loài cây này cũng có các tính chất khác như chống nấm, giảm đau và tăng cường miễn dịch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần và các công dụng của dược liệu Đuôi chuột.
administrator